Những thành tựu

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 27 - 28)

7. Cấu trúc của tiểu luận

2.3.1 Những thành tựu

Hà Nội là một trong những nơi có nguồn nhân lực dồi dào nhất cả nước bởi ở đây có nhiều trường đại học, cao đẳng, các Viện nghiên cứu, Phòng thí nghiệm và đội ngũ chuyên gia lớn nhất cả nước. Đây là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT tại địa bàn Hà Nội trong các hoạt động hợp tác, nghiên cứu, đầu tư, nâng cao năng lực doanh nghiệp và tham gia vào các hoạt động vì mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội đã thu hút được nhiều doanh nghiệp nội địa đầu tư sản xuất công nghiệp và CNHT. Đặc biệt là sản xuất linh kiện cơ khí, nhựa, điện tại Hà Nội đã được hình thành và phát triển. Một số doanh nghiệp nội địa có bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ kĩ thuật…

Các cấp, các sở ban ngày phối hợp chặt chẽ với nhau, luôn cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Vì vậy, mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, song ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tăng trưởng 4%. Trong đó, công nghiệp hỗ trợ (cung cấp linh kiện, phụ tùng, vật liệu…) cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như ô-tô, xe máy, điện - điện tử... đóng vai trò hết sức quan trọng.

Sở Công Thương cũng đã triển khai chương trình kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp, với dự kiến khoảng 700 lượt doanh nghiệp tham gia; trong đó, 100 doanh nghiệp trở thành nhà cung ứng trực tiếp cho các đơn vị sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Khoảng 500 lượt doanh nghiệp được hỗ trợ tư vấn, đào tạo về quản trị; khoảng 300 lượt doanh nghiệp được hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới…

22

Trong năm 2021, Hà Nội có khoảng 900 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực CNHT. Trong đó, khoảng 300 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Giá trị sản xuất công nghiệp của CNHT chiếm khoảng 16% giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Hà Nội; chỉ số phát triển công nghiệp lĩnh vực CNHT hằng năm tăng trên 11% .Việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ đã thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Năm 2018, có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và hơn 1.500 doanh nghiệp sản xuất vật liệu cho ngành dệt - may, da - giày (chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo), tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động, chiếm 8% lao động toàn ngành chế biến, chế tạo), doanh thu sản xuất, kinh doanh xấp xỉ 1 triệu tỷ đồng (đóng góp khoảng 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo).

Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp Việt Nam đã được cải thiện. Ví dụ như tỷ lệ nội địa hóa các ngành điện tử gia dụng là 30% - 35%; điện tử phục vụ các ngành ô-tô - xe máy khoảng 40% (chủ yếu cho sản xuất xe máy). Đối với ngành sản xuất, lắp ráp ô-tô, một số dòng xe đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đáp ứng thị trường nội địa (xe tải đến 7 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, tỷ lệ nội địa hóa trung bình 55%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, tỷ lệ nội địa hóa đạt tối đa đến 40%).

Song song với những thành tựu đã nêu trên nhưng trong vấn đề quản lý nhà nước trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ trên tại Hà Nội vẫn còn gặp nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 27 - 28)