- Thứ nhất, tỷ lệ cho vay KHCN trong tổng dư nợ còn chưa cao. Mặc dù dư nợ cho vay KHCN và nguồn vốn của Chi nhánh vẫn tăng đều qua các năm nhưng chưa tương xứng với quy mô và thương hiệu của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, thị phần của Chi nhánh còn thấp, chưa đạt được đến mức 30% do Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam giao. Cho vay theo các sản phẩm đạt thấp, chủ yếu chỉ tập trung vào một số sản phẩm cho vay truyền thống. Đặc biệt là cho vay qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng còn khiêm tốn. Các nguồn lực vẫn chưa được khai thác hiệu quả và triệt để giúp Chi nhánh mang lại một kết quả tốt và tối ưu nhất.
- Thứ hai, chưa có chính sách cụ thể để tìm kiếm, khai thác KHCN mới. Dư nợ cho vay KHCN chủ yếu vẫn là các khách hàng quen thuộc mà khách hàng đã tạo được lòng tin với Ngân hàng. Còn lượng khách hàng mới tiềm năng vẫn chưa được khai thác triệt để và chỉ tăng nhẹ qua các năm mà chưa tạo được bước nhảy đột phá. - Thứ ba, Chi nhánh chưa có bộ phận tư vấn trực tuyến giải đáp thắc mắc cho khách hàng. Hiện tại thì đến giờ, tại Chi nhánh vẫn chưa triển khai đường dây nóng,
57
phòng ban hoặc đường dây chuyên biệt để giải đáp thắc mắc của khách hàng cũng như chưa có bộ phận tư vấn tài chính theo đúng mô hình bán lẻ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam yêu cầu. Mọi thắc mắc của khách hàng chủ yếu vẫn là liên lạc qua kênh truyền thống là tới gặp trực tiếp các giao dịch viên hoặc liên hệ với các cán bộ tín dụng để được tư vấn. Điều thiếu sót này khiến giảm đi tính chuyên nghiệp của Chi nhánh. Việc chăm sóc khách hàng do phòng Bán lẻ hay phòng giao dịch cho vay KH tiếp nhận nhưng sẽ không theo một tiêu chuẩn nhất định nào.
- Thứ tư, công tác thẩm định và cho vay KHCN còn vướng mắc ở nhiều khâu, nhiều thủ tục rườm rà khiến thời gian giải ngân kéo dài, ảnh hưởng đến vòng quay vốn của khách hàng. Các phương án đầu tư chưa được triển khai đồng bộ, nhanh chóng nên hiệu quả kinh tế mang lại còn chưa cao.
- Thứ năm, công tác kiểm tra giám sát Khách hàng sau khi vay của Chi nhánh vẫn chưa đạt kết quả tốt. Việc kiểm tra, kiểm soát sau đối với Khách hàng không được tiến hành một cách thường xuyên và nhiều khi còn mang tính hình thức. Do đó không thể phát hiện kịp thời những sai phạm trong quá trình cho vay, dẫn đến nhưng hậu quả đôi khi là không lường trước được.
Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, phương án kinh doanh của khách hàng cá nhân thường được lập khá sơ sài, khó khả thi và mang tính thương vụ hoặc ngắn hạn, chưa có định hướng phát triển lâu dài. Việc quyết định cho vay KHCN thường phải dựa trên tài sản đảm bảo và kế hoạch kinh doanh của khách hàng. Vì thế mà nhiều khách hàng cá nhân vay mới không đáp ứng được các yêu cầu mà Chi nhánh đề ra. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ việc hiểu biết của người dân về các sản phẩm của Ngân hàng nói chung và sản phẩm cho vay KHCN nói riêng còn hạn chế. Ngoài ra thu nhập chưa minh bạch và mức sống của người dân còn thấp cũng kéo theo tỷ lệ cho vay KHCN trong tổng dư nợ không đạt được như những gì Chi nhánh Bắc Ninh mong đợi.
- Thứ hai, các cách tiếp cận khách hàng mới của Chi nhánh chủ yếu vẫn là thông qua các kênh bán hàng cũ như: phát tờ rơi, băng rôn, tiếp cận từ khách hàng
58
cũ. Tuy nhiên với sự cạnh tranh và giành thị phần khốc liệt giữa các Ngân hàng với đủ các chiêu trò như hiện nay thì những chính sách cụ thể mang tính chất hội nhập với thị trường hơn như: tổ chức hội thảo, tiếp cận các đại lý về bất động sản, showroom ô tô, các kênh điện tử, bán chéo sản phẩm với khối KHDN, tiếp cận từ đối tác thứ ba sẽ hiệu quả và phù hợp lâu dài hơn.
- Thứ ba, tuy hạ tầng cơ sở và nguồn lực luôn được chú trọng đầu tư, nhưng giải đáp và tiếp nhận ý kiến KHCN còn chưa được chú trọng tới. Điều này cũng một phần do các thắc mắc giải đáp này không nhiều và các khách hàng cũng “Ngại” ý kiến, hoặc “Ngại” đưa ra các yêu cầu với các Ngân hàng. Vì thế mà công tác chăm sóc khách hàng còn chưa đầu tư chú trọng tốt
- Thứ tư, đội ngũ cán bộ trẻ nên kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ chưa cao, chưa nhanh nhạy. Nhìn chung đội ngũ nhân viên trẻ có khả năng tiếp thu nhanh, nhưng thiếu kinh nghiệm, lại chủ yếu được đào tạo từ các trường với chuyên ngành tài chính – Ngân hàng, không có nhiều kiến thức về các mảng khác như: kĩ thuật, xây dựng... do đó việc thẩm định dự án của nhân viên còn nhiều hạn chế, đánh giá mang tính chất chủ quan. Mặt khác hiện tại cán bộ trẻ tại Chi nhánh chiếm tỷ lệ lớn, có nhiệt tình, có kiến thức tuy nhiên thiếu kinh nghiệm thực tế nên mất nhiều thời gian để đào tạo, chất lượng và hiệu quả công việc còn thấp.
- Thứ năm, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chỗ đối với cán bộ mới và cán bộ xử lý điều hành nghiệp vụ còn chưa thường xuyên, sâu sát, dẫn đến chi phí công tác quản lý thu hồi tốn kém, mất nhiều thời gian. Do việc giám sát các khoản vay sau khi giải ngân chưa sát sao, kịp thời, do đó không có các biện pháp kịp thời khi khách hàng có dấu hiệu gặp khó khăn trong việc trả nợ làm cho việc thu hồi nợ còn gặp nhiều trở ngại
- Thứ sáu, cạnh tranh thị phần Cho vay KHCN tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh rất gay gắt. Theo số liệu đến 30/03/2021, hiện tại trên thị trường Tỉnh Bắc Ninh có 22 tổ chức tín dụng, lớn nhất là Ngân hàng Nông nghiệp chiếm thị phần 45% với 11 Chi nhánh trải rộng khắp Tỉnh, tiếp theo là Ngân hàng Chính Sách xã hội
59
chiếm 11%, BIDV chiếm 10%, VietcomBank chiếm 5% và các TCTD khác chiếm 25%.
60
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP
TÁC XÃ VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH