3.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tạ
3.3.2. Giải pháp về chính sách đối với hoạt động xuất nhập khẩu
quan là loại thuế đánh vào từ đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được Chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên khơng có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống. Nhìn chung, cơng cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số ít mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu của ngân sách.
Đối với chính sách thuế cần phải chú trọng:
Đơn giản hóa các mức thuế xuất, nhập khẩu, tiến tới bãi bỏ thuế xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu, giảm dần thuế suất đối với thuế nhập khẩu, giảm số lượng mức thuế suất đối với thuế nhập khẩu, mở rộng khoảng cách giữa các mức thuế. Trong tương lai biểu thuế nhập khẩu nên quy định theo các mức: 0%, 3%, 5%, 10%, 20%, 30%, và mức thuế suất cao nhất là 50%.
Tiến hành thực hiện Hiệp định xác định trị giá hải quan theo quy định GATT/WTO. Giá tính thuế nhập khẩu được xác định trên cơ sở hợp đồng ngoại thương.
Cần sớm hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn thực hiện quy định về đánh thuế nhập khẩu bổ sung trong trường hợp hàng nhập khẩu được bán phá giá, được trợ cấp làm ảnh hưởng tới sản xuất trong nước.
Trong bối cảnh mới, chính sách thuế ở Lào trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như Nhà nước Lào. Một mặt, hệ thống thuế của Lào đang bộc lộ khá nhiều nhược điểm, hiệu quả hệ thống thuế thấp và tình trạng trốn, lậu thuế khá phổ biến. Trên thực tế, trong chừng mực nào đó hệ thống thuế vẫn cịn sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước với doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ngồi. Vì vậy, địi hỏi Nhà nước phải tăng cường quản lý bằng hệ thống pháp luật một cách chặt chẽ để nền kinh tế đi đúng hướng. Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và các cam kết quốc tế theo hướng đơn giản hoá các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế chung cho việc hoạt động xuất khẩu.
Tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thuế theo hướng đơn giản hoá các sắc thuế để thực hiện, mở rộng diện thu thuế đồng thời giảm tỷ lệ thuế phải nộp. Nghiên cứu và từng bước tiến tới thực hiện chuyển từ cơ chế thu thuế hiện nay sang cơ chế tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế theo luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật, còn cơ quan thuế chỉ kiểm tra lại trong một số trường hợp cần thiết. Bổ sung các chính sách ưu đãi thiết thực, có sức hấp dẫn cao về thuế đối với địa bàn, lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu và có chính sách miễn giảm thuế đối với các hoạt động này. Có như vậy mới giải quyết được hài hồ mối quan hệ giữa lợi ích Nhà nước, xã hội và các doanh nghiệp vừa và nhỏ cả trong nước và nước ngồi, kích thích phát triển sản xuất và bảo đảm cơng bằng trong kinh doanh cũng như trong xã hội.
+ Về các biện pháp phi thuế quan: trong thời gian trước mắt, cần chuẩn bị điều kiện để tiến tới thực hiện đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu và bán hạn ngạch xuất - nhập khẩu một cách công khai. Việc quy định các mặt hàng cấm nhập khẩu cần có cân nhắc cẩn thận, tránh gây ra các tác động tiêu cực như buôn lậu, trốn thuế. Việc tại trợ xuất khẩu cần xác định rõ mục đích, phương thức và cơ chế bảo đảm tránh tình trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ỷ lại, trì trệ và khơng cố gắng cải thiện tình hình, vươn ra thị trường thế giới. Xét về chuẩn mực quốc tế thì biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước khơng được WTO chấp nhận. Vì vậy, về lâu dài thì cần phải xem xét để có thể bãi bỏ các biện pháp này và tiến hành thuế hóa các biện pháp phi thuế quan phù hợp với quy định WTO.
Chính sách hải quan là bộ phận cấu thành chính sách thương mại song phương giữa các quốc gia, nội dung cơ bản của chính sách này là: Đơn giản hóa tiến tới thống nhất hóa phương pháp xác định giá hải quan, danh mục thuế quan và các quy trình thủ tục hải quan.
Đảm bảo việc thực thi liên tục, công khai và công bằng luật hải quan, các quy trình thủ tục và luật lệ hành chính mỗi nước.
Quản lý có hiệu quả, làm thủ tục nhanh chóng đối với hàng hóa tạo điều kiện cho phát triển thương mại và đầu tư.
Ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hình thức bn lậu cũng như các hành vi vi phạm luật hải quan khác.
Chính sách hải quan Lào đã được hoàn thiện trong thời gian qua đảm bảo những điều kiện cần thiết để hợp tác hải quan nói riêng, phát triển thương mại với các nước ASEAN nói chung.
Thứ hai, chính sách về hạn ngạch
Mục đích của Chính phủ Lào khi sử dụng hạn ngạch xuất khẩu là nhằm quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả và điều chỉnh loại hàng xuất khẩu. Hơn thế, hạn ngạch cịn có tác dụng bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhằm mục đích cân bằng cán cân thanh tốn quốc tế. Việc sử dụng hạn ngạch xuất khẩu cần phải mềm dẻo, linh hoạt để khuyến khích xuất khẩu. Ngồi ra, các quốc gia cịn áp dụng một số biện pháp phi thuế quan khác như tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, ban hành các loại giấy phép xuất khẩu.
Thứ ba, chính sách về tỷ giá hối đối. Đây là những nhân tố ảnh hưởng sâu
sắc đến quy mô và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Chính sách tỷ giá hối đối thuận lợi cho xuất khẩu là chính sách duy trì tỷ giá tương đối ổn định ở mức thấp (đồng nội tệ có tỷ giá tương đối thấp so với đồng ngoại tệ). Trong trường hợp ngược lại sẽ khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu. Kinh nghiệm của các nước đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu là điều chỉnh tỷ giá hối đoái thường kỳ để đạt được mức giá cân bằng trên thị trường và duy trì mức tỷ giá tương quan với chi phí và giá cả trong nước.
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia. Tỷ giá hối đối và chính sách tỷ giá hối đối là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Sự biến động của tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: Mức chênh lệch lạm phát của hai nước ảnh hưởng đến sự biến động gia tăng của tỷ giá; tình hình dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán ảnh hưởng trực tiếp và nhậy bén đến sự biến động gia tăng của tỷ giá; tình hình cung cầu ngoại hối trên thị trường ngoại hối.
Thứ tư, chính sách về tài chính, tín dụng, lãi suất đối với xuất khẩu để
khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Lào sử dụng nhiều biện pháp mở rộng xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường.
Thứ năm, chính sách trợ cấp xuất khẩu. Là những ưu đãi tài chính mà Nhà
nước dành cho người xuất khẩu khi họ bán được hàng hóa ra thị trường nước ngồi. Mục đích của sự trợ cấp xuất khẩu là giúp nhà xuất khẩu tăng thu nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và do đó đẩy mạnh được xuất khẩu. Có hai loại trợ cấp xuất khẩu: trực tiếp và gián tiếp.
Trong điều kiện hiện nay, tình hình giá cả thị trường đối với hàng hố xuất khẩu ln có sự biến động rất khó dự đốn, các nước nhập khẩu hàng hố cũng thường có sự thay đổi về pháp luật và chính sách thương mại để đối phó với những biến động của thị trường.