Nhưng tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72 - 77)

2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp vừa và

2.3.2. Nhưng tồn tại, hạn chế

của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Lào, cũng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể như sau:

Hoạt động đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu vẫn còn thấp, chủ yếu là các sản phẩm hàng hóa thơ.

Các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa chuẩn bị cho việc khai thác các thị trường xuất khẩu.

Khả năng phân tích dự báo tình hình diễn biến thị trường quốc tế của các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách cịn hại chế và khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị trường thế giới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu của Lào còn yếu.

Vẫn chưa vượt qua được hàng rào kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu và các rào cản thương mại mới trong q trình tồn cầu hóa ngày càng phát triển hơn.

Chất lượng hàng xuất khẩu không đồng đều và không ổn định. Những yếu kém về khoa học công nghệ và phương thức quản lý. Chưa tập trung đầu tư cho khoa học nông nghiệp.

Cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ còn nhiều bất cập.

Ngồi ra, về chính sách có những hạn chế cụ thể như sau:

Thứ nhất, Lào chưa có chính sách cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa cho dài hạn. Hầu hết các biện pháp chính sách chủ yếu mang tính tình thế, chắp vá. Qua từng thời kỳ, qua từng năm, các cơ quan nhà nước mới dừng ở việc đánh giá kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng bao nhiêu so với thời kỳ trước, so với năm trước, chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm (%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước mà thiếu sự đánh giá hiệu quả xuất khẩu các mặt hàng đạt được như thế nào? Có thể thấy, dường như đối với một số mặt hàng đang có tình trạng “xuất khẩu lấy được” để giải quyết vấn đề ứ thừa hàng hóa chứ chưa tính tới hiệu quả lâu dài. Như vậy, chính sách xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Lào khó trả lời được một số câu hỏi được đạt ra:

Những mặt hàng xuất khẩu nào là chủ lực mang tính dài hạn địi hỏi phải tập trung nỗ lực lớn hơn;

Hiệu quả xuất khẩu từng loại mặt hàng như thế nào về quy mô giá trị gia tăng so với quy mô đầu tư, quy mô lợi nhuận so với quy mô đầu tư, xét về tác dụng thúc đẩy lan truyền đối với các ngành kinh tế khác, lĩnh vực khác;

Xuất khẩu từng loại mặt hàng đến mức độ, chất lượng và số lượng nào, tương ứng với quy mô vốn đầu tư bao nhiêu là đạt hiệu quả tối ưu .

Thứ hai, việc áp dụng chính sách thuế xuất khẩu trong thời điểm những năm

qua nhằm mục đích sinh lợi, thu ngân sách nhà nước.v.v... cho nên những chính sách đó phải đều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể tại từng thời điểm. Vơ hình chung, chẳng hạn như chính sách thuế đã gây cản trở cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh dài hạn, gây cản trở trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa; việc thường xuyên thay đổi mức thuế suất cịn gây cho chính sách thuế thiếu ổn định, chắp vá, gây khó khăn trong thực hiện chính sách.

Ngồi ra, do chưa kết hợp hiệu quả với các chính sách khác, nên đã đem đến một số bất lợi như: (i) không thể hiện được định hướng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa; (ii) khơng tạo định hướng cho sự chuyển dịch của các yếu tố vào sản xuất những mặt hàng có hiệu quả; (iii) chính sách thuế chỉ khuyến khích tăng về mặt lượng, không mang lại sự thay đổi về chất nhờ chuyển dịch cơ cấu và đổi mới cơng nghệ.

Thứ ba, chính sách mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chưa gắn kết với nhau.

Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu là hai bộ phận của quá trình mua bán quốc tế, chúng có quan hệ mật thiết với nhau vừa là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau. Xuất khẩu là để có ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu, cịn nhập khẩu đảm bảo cung cấp đầu vào cho sản xuất với chất lượng và giá cả hợp lý để nâng cao năng lực sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu. để thực hiện chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu, chính sách mặt hàng nhập khẩu cần hướng tới phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu (kinh nghiệm từ Trung Quốc cũng đã chỉ rõ vấn đề này). Nhưng thực tế trong những năm qua, chính sách mặt hàng nhập khẩu của Lào chưa gắn với mục

tiêu đẩy mạnh xuất khẩu. Những ưu đãi qua thuế, ưu đãi đầu tư đã giành nhiều cho sản xuất thay thế nhập khẩu hơn là sản xuất hướng về xuất khẩu. Ví dụ, ngành chế biến gỗ, vàng, đồng, đường, xi măng được hưởng chính sách ưu đãi qua đầu tư, chính sách thuế thấp đối với nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng và thuế nhập khẩu cao đối với thành phẩm, qua đó những ngành này có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và đáp ứng tốt nhu cầu trong nước nhưng để xuất khẩu thì vẫn khơng có khả năng cạnh tranh. Trong khi đó những ngành phụ trợ cho mặt hàng có nhiều lợi thế về sản xuất và xuất khẩu như may mặc, da giày, vàng, đồng và điện. Nguyên nhân của những thiếu sót trên là do các nhà hoạch định khi xây dựng chính sách mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chưa căn cứ vào tín hiệu của nền kinh tế thị trường, chưa đánh giá đúng tiềm năng cũng như mức độ cạnh tranh của người lãnh đạo từ cấp Chính phủ đến cấp ngành, thậm chí đến cả mong muốn của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ riêng lẻ.

Thứ tư, chính sách quy định quyền tham gia xuất khẩu trực tiếp vơ hình chung đã tạo nên vị thế độc quyền cho một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. điều này, đã dẫn đến tình trạng ép giá khi thu mua sản phẩm xuất khẩu, gây thua thiệt cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể chậm trễ trong thu mua hàng hóa vào vụ thu hoạch khi cầu hàng hóa thế giới xuống thấp, gây khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiêu thụ sản phẩm.

Thứ năm, việc Nhà nước sử dụng giấy phép xuất khẩu đã đạt được một số

mục tiêu như: thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa, kiểm sốt hoạt động xuất khẩu hàng hóa quốc gia. Tuy nhiên, việc sử dụng giấy phép xuất khẩu cũng có những hạn chế sau:

Những quy định về giấy phép xuất khẩu, thủ tục xin giấy phép xuất khẩu rườm rà, phức tạp;

Những quy định về điều kiện đáp ứng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để được cấp giấy phép xuất khẩu hàng hóa q cao, khó lịng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng;

Qua đó đã dẫn đến việc nảy sinh tiêu cực trong việc cấp giấy phép xuất khẩu, dẫn đến đưa và nhận hối lộ trong việc xin giấy phép xuất khẩu. Tất cả những chi phí

trên đều được tính vào giá thành sản phẩm làm cho giá thành đẩy lên cao doanh nghiệp vừa và nhỏ khó cạnh tranh.

Thứ sáu, một số quy định trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

xuất khẩu hàng hóa và thưởng xuất khẩu khơng rõ ràng, gây khó khăn khi thực hiện chính sách này. Các quy định xét thưởng xuất khẩu còn phức tạp, việc xét duyệt còn chậm trễ dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp vừa và nhỏ mất hào hứng, hiệu quả của chính sách xét thưởng xuất khẩu chưa phát huy hết tác dụng là kích thích doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới.

Thứ bảy, chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng hóa thơng qua hợp đồng

giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ hàng hóa với người sản xuất nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ hàng hóa có tác dụng, nhưng chưa phát huy hiệu quả như mong muốn. Bằng chứng là khi giá hàng hóa thế giới tăng cao, người nơng dân sẵn sàng tuồng hàng ra ngoài bán cho tư thương, mà không bán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chế biến hàng xuất khẩu theo hợp đồng đã ký và trái lại khi giá hàng hóa thế giới xuống thấp, doanh nghiệp vừa và nhỏ chế biến cũng bỏ mặc cho người nông dân tự tiêu thụ sản phẩm làm ra.

Thứ tám, Nhiều chi phí dịch vụ về giao nhận, vận tải đường bộ, hàng

khơng... cịn ở mức cao so với khu vực, làm đội giá thành và ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Lào. Cơng tác xúc tiến thương mại chưa có những chuyển biến căn bản, vẫn mang nặng tính tự phát, dàn trải, thiếu chuyên nghiệp, hiệu quả đạt được từ các chương trình xúc tiến thương mại chưa cao. Hệ thống thông tin thương mại, dự báo thị trường nhìn chung chưa đáp ứng được địi hỏi của cơng tác quản lý nhà nước cũng như hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu hàng hóa. Các cơ chế chính sách và biện pháp quản lý xuất khẩu cịn chưa cụ thể, thiếu tính tổng thể và tầm nhìn dài hạn, do vậy hiệu quả và hiệu lực chưa cao; trong nhiều trường hợp tỏ ra bị động. Sự phối kết hợp của các cơ quan trung ương và địa phương trong cơng tác xuất khẩu cịn lỏng lẻo và kém hiệu quả; tình trạng thiếu cán bộ quản lý, cán bộ chun mơn và cơng trình độ nghiệp vụ cao cịn khá phổ biến.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w