Đặc điểm về kinh tế-xã hội của CHDCND Lào

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 50)

2.1. Tổng quan đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của CHDCND Lào ảnh hưởng

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế-xã hội của CHDCND Lào

Nước CHDCND Lào được thành lập từ ngày 02/12/1975, là một nước nằm ở khu vực đông Nam Á, ở giữa bán đảo đơng Dương, là một nước có điểm xuất phát rất thấp, cơ sở hạ tầng, giao thơng cịn yếu kém, là nước nghèo, thị trường nhỏ bé, tỷ suất hàng hóa xuất khẩu và sức mua cịn thấp. Các điều kiện nói trên đã có ảnh hưởng

rất lớn đến quy mơ và sự hoạt động cũng như đến hiệu quả của ngành kinh tế nói chung và ngành xuất nhập khẩu nói riêng.

Từ khi đất nước hồn tồn giải phóng (02/12/1975) đã mở ra một kỷ ngun mới, huy hoàng, phồn vinh và tiến bộ xã hội cho nhân dân các bộ tộc Lào. Nhà nước xác định 2 nhiệm vụ chiến lược là: Bảo vệ vững chắc chính quyền dân chủ, hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục sản xuất phát triển kinh tế-văn hóa xã hội của chế độ mới; từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, tuy đã có khá nhiều thay đổi nhưng nền kinh tế CHDCND Lào vẫn ở trình độ thấp, mang nặng tính tự nhiên và nửa tự nhiên. đại hội lần thứ IV của đảng NDCM Lào tháng 11 năm 1986 đã vạch ra đường lối “đổi mới kinh tế” nhằm chuyển nền kinh tế cịn mang nặng tính tự cung tự cấp sang kinh tế hàng hóa- nền kinh tế thị trường, xố bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp… Trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế có nhiều thuận lợi và triển vọng, nhưng CHDCND Lào đã gặp khơng ít khó khăn và có nhiều thách thức đặt ra trước mắt.

Cuối năm 1986 CHDCND Lào bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới dựa theo kinh nghiệm của Việt Nam: đại hội VI (1986) của đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương đổi mới ở Việt Nam, trong đó có đổi mới kinh tế. Các đại hội VII (1991), đại hội VIII (1996), đại hội IX (2001), đại hội X (2006) đã khẳng định và hoàn thiện đường lối chủ trương đổi mới. Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới kinh tế ở Việt Nam là thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế Nhà nước giữ vai trị chủ đạo; từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện và thiết lập đúng đắn mỗi quan hệ giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị, coi chuyển đổi mơ hình kinh tế là trọng tâm để đẩy mạnh cải cách kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị, chuyển đổi mơ hình kinh tế ln nhằm đảm bảo lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, tập trung giải quyết mỗi quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. đi theo con đường đổi mới, đảng và Chính phủ Lào khơng ngừng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của các nước đặc biệt là Việt Nam vào điều kiện cụ thể của đất nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào từ năm 1996-2005 tính bình qn đạt 6,35%/năm. Bắt đầu từ năm 1996,

Lào đã đạt tộc độ tăng trưởng là 6,8%, sang năm 1997, tốc độ tăng trưởng của Lào bị giảm mạnh ở mức 4%, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực. Những năm tiếp theo từ năm 1998 đến năm 2005 tình hình có sáng sủa hơn nhiều song tốc độ tăng trưởng cũng chỉ dao động ở mức 6,2- 7,2% (Nguồn Bộ Thương mại Lào, năm 2005).

Những thập kỷ gần đây, nhiều nước trên thế giới và khu vực thực hiện chính sách kinh tế mở thành công, phù hợp với xu hướng tồn cầu hóa và hợp tác quốc tế. Thực tế đã chứng minh rằng nhiều nước đã có tốc độ tăng trưởng, phát triển cao là những nước chú trọng đến phát triển quan hệ kinh tế quốc tế trong đó xuất nhập khẩu là nền tảng. Trong 20 năm, nhờ có sự đổi mới kinh tế và thể chế, nền kinh tế của Lào cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tăng trưởng trong suốt 20 năm đổi mới với nhịp độ bình quân 6,2%/năm. GDP đầu người năm 1985 là 200 USD tăng lên gần 500 USD trong năm 2005, (Nguồn Bộ Thương mại Lào, năm 2005). Cơ cấu kinh tế đã có thay đổi theo hướng tích cực. Ngành cơng nghiệp tăng với nhịp độ bình qn khơng dưới 10%/năm, chiếm 28,2% của GDP, so với năm 1985 tăng 6.8 lần, quan trọng là ngành công nghiệp thuỷ điện là lợi thế chủ chốt đã được tăng trưởng mạnh. đồng thời, ngành dịch vụ cũng tăng trưởng nhanh, trong năm 1985 chiếm tỷ trọng 13,5% của GDP, đến năm 2005 đã tăng lên 26,4%. Cịn ngành nơng nghiệp trong năm 1985 chiếm 70% của GDP, đến năm 2005 đã giảm xuống còn 45,5%, (Nguồn Bộ Thương mại Lào, năm 2005).

Nhìn chung, Lào đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian dài, ổn định nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế Lào không chỉ phát triển về lượng mà cịn có sự thay đổi về chất và đa dạng hóa. Việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi tư duy, cách nhìn nhận của các hoạch định chính sách cũng như của mỗi người dân về ý nghĩa và vai trò của khu vực thương mại. Song song với việc duy trì mức tăng trưởng trong thời gian dài là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu giải quyết thị trường đầu ra của hàng hóa. Từ những năm 1985 trước thực trạng kinh tế xã hội của đất nước và bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi, diễn biến phức tạp, đảng nhân dân Cách mạng Lào đã lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào thực thi quá trình đổi mới với mục tiêu:

Hồn thiện chế độ dân chủ nhân dân, phấn đấu làm cho đất nước thốt khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành một nước dân chủ ổn định về chính trị - xã hội, kinh tế phát triển với nhịp điệu nhanh, mức sống của nhân dân dần dần ổn định và tăng trưởng.

Phát triển nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phát triển cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

Các thành phần kinh tế cùng phát triển, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác của nhân dân chiếm vị trí chủ đạo của nền kinh tế quốc dân.

Phát triển nền kinh tế mở, hợp tác khu vực và quốc tế, dần chuyển dịch cơ cấu theo định hướng nông-lâm nghiệp gắn chặt với công nghiệp và dịch vụ.

Xây dựng Nhà nước của nhân dân, do dân, vì dân và đảm bảo quyền cơng dân bằng luật pháp.

Bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng của nguồn tài nguyên trong phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế.

Phát triển nền văn hóa dân tộc, nền giáo dục, y học thực sự vì quyền lợi của nhân dân.

Q trình thực hiện cơng cuộc đổi mới của Nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào mặc dù gặp nhiều khó khăn cả trong và ngồi nước nhưng với truyền thống cần cù, sáng tạo, đồn kết một lịng của dân, của các bộ tộc Lào và dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng nhân dân Cách mạng Lào cho đến những năm 2005 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn tạo niềm tin tưởng cho nhân dân, sự phấn khởi tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới trong những năm đầu thế kỷ 21 cho đến năm 2020.

Sau 36 năm chấn hưng, xây dựng và phát triển đất nước, nước CHDCN Lào đã trải qua ba lần chuyển đổi cơ chế kinh tế:

Lần thứ nhất, sau giải phóng đất nước năm 1975, Lào đã quốc hữu hóa các

cơ sở kinh tế công-thương nghiệp và tài chính, đất cơng cộng, đất thành phố, tài nguyên thiên nhiên;

thức tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện gồm: chuyển đổi cơ cấu kinh tế tự nhiên, tự cung, tự túc sang kinh tế sản xuất hàng hóa; đổi mới cơ chế quản lý từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; đổi mới chính sách đối ngoại từ chuyển sang “mở cửa” nhằm mở rộng quan hệ quốc tế.

Lần thứ ba, từ tháng 3 năm 1988, Chính phủ Lào ra sắc lệnh về việc tư nhân

hóa chuyển một số xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước sang sở hữu khác và giảm sự can thiệp của Chính phủ trong các hoạt động kinh tế sản xuất và tăng cường các hoạt động kinh tế tư nhân.

Dưới đây là quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm của nước CHDCND Lào: Thời kỳ 1981 - 1985, Chính phủ Lào đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ I,

tiếp tục triển khai đường lối phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ này, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình là 5,5 %/năm, nhưng gặp nhiều vấn đề thách thức chủ yếu do sự thay đổi bối cảnh thế giới và khu vực.

Dựa vào nội dung đường lối đổi mới, đảng và Chính phủ Lào đã đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ II (1986 - 1990) nhằm phát triển kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc thực hiện kế hoạch 5 năm đã được đồng bộ với việc cải cách nhiều vấn đề như xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, cơ chế quan liêu bao cấp tiến tới cải cách về giá, áp dụng nhiều thành phần kinh tế để phát triển, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, mở rộng hợp tác quốc tế để thu hút đầu tư trực tiếp và tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ II (1986 - 1990) là sự triển khai thực hiện nghị quyết của hội nghị ĐNDCM Lào lần thứ IV, xây dựng cơ cấu kinh tế bao gồm nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, cải thiện và xây dựng luật pháp để quản lý kinh tế - xã hội theo cơ chế mới, mở rộng hợp tác quốc tế. Thời kỳ này là thời kỳ đầu tiên của việc cải cách kinh tế mới, việc xây dựng và phát triển đất nước gặp nhiều khó khăn, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào trung bình đạt 4,4%. Tỷ lệ lạm phát giảm từ 30,3% năm 1985 xuống cịn 11,5% năm 1987, nhưng sau đó tăng lên đến 75% trong năm 1989 trước khi giảm xuống ở mức 19,6% năm 1990.

Kế hoạch 5 năm lần thứ III (1991-1995) đã được đề ra để tiếp tục sự nghiệp đổi mới toàn diện, chuyển từ nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên sang kinh tế sản xuất hàng hoá. kế hoạch 5 năm lần thứ IV (1996 - 2000), dù gặp nhiều khó khăn nhưng Lào cũng đạt được kết quả và thắng lợi to lớn, nền kinh tế quốc dân tiếp tục được mở rộng và phát triển liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng tăng lên. Kế hoạch 5 năm lần thứ V (2001 - 2005) được đề ra với mục đích tiếp tục thực hiện 8 kế hoạch ưu tiên của Chính phủ, phát triển kinh tế và xố đói giảm nghèo theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố từng bước. Sau hội nghị của đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ VI và lần thứ VII về tiếp tục triển khai đường lối đổi mới thành chiến lược phát triển tới năm 2025.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w