Muốn phát triển được hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng, Ngân hàng cần quan tâm nhất đến hiệu quả của hoạt động tài trợ và nó được phản ánh thông qua thu nhập từ tài trợ hoặc tỷ trọng thu lãi từ tài trợ trên tổng thu lãi từ tín dụng. Thu nhập ở đây được tính bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác cho hoạt động tài trợ với thu lãi đầu ra.
Thu nhập từ tài trợ chuỗi cung ứng = Thu từ tài trợ chuỗi cung ứng – Chi phí cho tài trợ chuỗi cung ứng
Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động từ tài trợ chuỗi cung ứng trong tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó có định hướng rõ ràng trong phát triển từ tài trợ chuỗi cung ứng nhằm đặt ra các mục tiêu gần và kế hoạch lâu dài để có đường lối phát triển rõ ràng trong tương lai.
1.5.5. Tính đa dạng của việc sử dụng các phương thức tài trợ
Mức độ đa dạng hoá sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng phù hợp với nhu cầu thị trường là một chỉ tiêu thể hiện sự tập trung phát triển tài trợ chuỗi cung ứng, qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong lĩnh vực này. Sự đa dạng hoá sản phẩm cần phải được thực hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện có của Ngân hàng. Nếu không, việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm cho Ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức.
Cơ cấu sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng không đồng đều phản ánh ngân hàng tập trung phát triển những sản phẩm có dư nợ cao. Cơ cấu sản phẩm tài trợ đồng đều thể hiện sự đa dạng về sản phẩm. Tùy theo mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ mà ngân hàng có chiến lược thay đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp. Sản phẩm càng đa đạng, ngân hàng càng khai thác được những nhu cầu tiềm năng của khách hàng, từ đó mở rộng thị phần.
1.6. Kinh nghiệm thế giới trong tài trợ chuỗi cung ứng đối với ngành Dệt may
Khối lượng thương mại thế giới đã chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc trong giao dịch tài khoản mở trong những năm gần đây. Tính tới thời điểm hiện tại hơn 80% tổng kim ngạch thương mại thế giới (xuất khẩu) được giải quyết bằng thanh toán tài trợ. Tỷ lệ ấn tượng này được kỳ vọng sẽ tang thậm chí xa hơn nữa trong tương lai. Do đó, các ngân hàng buộc phải cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp các sản phẩm hỗ trợ đầy đủ, xử lý tự động cũng như tiết kiệm chi phí kết hợp với các tùy chọn tài chính và đảm bảo thanh toán.
Biểu đồ 1. 1. Giao dịch quốc tế từ năm 1978 đến 2013
Source: Unicredit Group – 2015 Hình trên phản ánh sự tăng trưởng tương đối chậm của tài trợ thương mại truyền thống so với tăng trưởng theo cấp số nhân trong hoạt động ghi sổ, đặc biệt là trong thập kỷ qua. Sự tham gia của các ngân hàng vào SCF và các luồng giao dịch ghi sổ đã tăng lên như một phần trong giao dịch của họ. Tác động tích cực tiềm tàng của SCF đối với các nền kinh tế trên toàn cầu đang bắt đầu được đánh giá cao.
Trên thế giới, nhiều công ty đã và đang lựa chọn sử dụng các giải pháp giúp tận dụng xếp hạng tín dụng của người mua để mở rộng tài chính cho các nhà cung cấp ở mức lãi suất có lợi hơn. Tuy đem lại nhiều lợi ích, tài trợ chuỗi cung ứng vẫn chưa thể được áp dụng ở cùng một mức tại các quốc gia cũng như quy mô doanh nghiệp khác nhau. Trong khi SCF đóng vai trò thiết yếu tại châu Âu và Hoa Kỳ, đặc biệt là ở các công ty lớn, thì nó lại chưa thực sự được nhắc tới bởi những công ty hay các nhà cung cấp vừa và nhỏ. Báo cáo của Demica chỉ ra rằng, tiềm năng chưa được khai thác của SCF tại thị trường các doanh nghiệp tầm trung có thể lên đến hơn 3 nghìn tỷ USD.
5%5% 15% 5% 6% 6% 7% 15% 11% 25% Sản xuất Xây dựng Khoáng sản
Tiêu thụ hàng hóa Vận chuyển Năng lượng Công nghệ Tiện ích Khác Dệt may 6% 6% 15% 47% 26%
Bắc ÂuĐông Nam ÁNAm ÂuĐông Bắc ÁMỹ