Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam (Trang 45 - 47)

1.4.2.1. Chính sách tài trợ của Ngân hàng

Hoạch định chính sách tài trợ phù hợp sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp trong chuỗi tham gia, đảm bảo được khả năng sinh lời của hoạt động tài trợ, phân tán rủi ro, tuân thủ chấp hành tốt luật pháp và đường lối chính sách của Nhà nước. Khi hoạch định chính sách tài trợ phải luôn coi trọng việc đảm bảo an toàn vốn như là một mục tiêu của chính sách đó. Do vậy, ta có thể nói rằng chất lượng tài trợ của Ngân hàng có tốt hay không nó còn phụ thuộc vào việc xây dựng một chính sách của Ngân hàng có đùng đắn hay không.

1.4.2.2. Công tác tổ chức của Ngân hàng

Để tạo điều kiện cho việc quản lý có hiệu quả các khoản vốn dành cho hoạt động tài trợ, Ngân hàng cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, có sự đoàn kết thống nhất từ trên xuống dưới, từ ban lãnh đạo đến toàn bộ nhân viên. Điều đó có nghĩa công tác tổ chức Ngân hàng được thực hiện tốt chính là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh. Hơn nữa, thực hiện tốt công tác này Ngân hàng đã làm cho guồng máy hoạt động của mình được uyển chuyển, nhịp nhàng, linh hoạt. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động Ngân hàng nên chú trọng mặt này để ngày càng hoàn thiện, phát triển và tạo điều kiện cho chất lượng các khoảng tài trợ được nâng lên.

1.4.2.3. Cơ sở dữ liệu khách hàng và công nghệ thông tin hỗ trợ

Một trong những rùi ro mà Ngân hàng có thể gặp phải đó là việc doanh nghiệp đóng vai trò là người mua/người bán có chủ định thổi phồng hóa đơn hoặc tạo ra giao dịch giả gây rủi ro, tổn thất cho Ngân hàng. Vì vậy, hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng muốn tăng trưởng, đạt hiệu quả nhưng phải đảm bảo an toàn vốn thì phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Nắm bắt kịp thời, chính xác các luồng thông tin về doanh nghiệp trong chuỗi là điều kiện để xem xét, phân tích nhằm tìm ra những cơ hội tốt trong kinh doanh cũng như để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của mỗi Ngân hàng.

Ngoài ra, tài trợ chuỗi cung ứng còn đòi hỏi ngành ngân hàng phải được trang bị đầy đủ các công nghệ thiết bị hiện đại, phù hợp với nhu cầu của xã hội và phục vụ kịp thời yêu cầu của doanh nghiệp về các mặt dịch vụ với chi phí cả hai bên đều chấp nhận được. Mặt khác, các trang thiết bị này cũng giúp cho các nhà quản trị ngân hàng kịp thời nắm bắt được mọi diễn biến của thị trường, các dự báo về khả năng phát triển kinh tế và mọi hoạt động tín dụng để đưa ra được những chiến lược, những quyết sách phù hợp với tình hình thực tế, nhằm thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp. Như vậy, trang thiết bị và không ngừng đổi mới công nghệ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng tài trợ.

1.4.2.4. Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng

Trên thực tế, một trong những vấn đề có tính quyết định đến chất lượng tín dụng nói chung hay cụ thể hơn là chất lượng tài trợ cao hay thấp là phụ thuộc khá nhiều từ việc hoạch định các chủ trương, chính sách tới việc xét duyệt hồ sơ đặt hàng hay thu hồi nợ từ người mua/người bán… của Ngân hàng và trong đó con người là nhân tố không thể thiếu.

Một Ngân hàng có đội ngũ nhân viên được đào tạo với chất lượng tốt, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao thì việc quản lý, thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng nói chung và nghiệp vụ tài trợ chuỗi cung ứng nói riêng sẽ trở nên có hệ thống và đạt được kết quả cao. Hơn nữa, nó còn giúp cho Ngân hàng tránh được những rủi ro có thể xảy ra do trình độ của cán bộ, nhờ đó mà chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w