Khái quát chung về hệ thống Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh (Trang 50)

Tính từ 1/1/2020 đến ngày 31/12/2020, thành phố Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 26.578 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 409.291 tỷ đồng (giảm 2% về số lượng doanh nghiệp và tăng 6% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước), thực hiện thủ tục giải thể cho 2.529 doanh nghiệp (tăng 19% so với cùng kỳ năm trước), 10.201 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 38% so với cùng kỳ năm trước), nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội lên 303.705 doanh nghiệp, số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 6.062 doanh nghiệp (tăng 16% so với cùng kỳ năm trước). Có thể thấy, năm 2020 là một năm tương đối thách thức với các doanh nghiệp nói chung do ảnh hưởng của dịch covid – 19. Không nằm ngoài ảnh hưởng đó, các Doanh nghiệp tại Thành phố Hà Nội giảm cả về số thành lập mới cũng như các doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động ngày càng tăng.

- Về tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới phân theo lĩnh vực hoạt động chính:

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Xây dựng tiếp tục dẫn đầu với 17.549 doanh nghiệp và thấp nhất là khối doanh nghiệp Khai khoáng; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; Y tế và trợ giúp xã hội; Nghệ thuật vui chơi và giải trí chỉ có 566 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới này cũng phản ánh các ngành nghề là thế mạnh cũng như các ngành không thuộc định hướng phát triển của thành phố.

- Về tình hình đăng ký doanh nghiệp theo quận, huyện:

Xét về số lượng doanh nghiệp, các quận Hà Đông, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhiều nhất, trong đó: quận Cầu Giấy, Hà Đông (trên 2.600 doanh nghiệp/quận), quận Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, (gần 2.300 doanh nghiệp/quận); Huyện Phú Xuyên, Mỹ Đức có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ít nhất (dưới 90 doanh nghiệp/huyện), huyện Đông Anh với 559 doanh nghiệp.

- Về quy mô vốn đăng ký:

Lớn nhất có quận Hai Bà Trưng (hơn 60.000 tỷ), Nam Từ Liêm (hơn 49.000 tỷ), Ba Đình (hơn 45.000 tỷ), Hoàn Kiếm (hơn 39.000 tỷ đồng), huyện Mỹ Đức có số vốn đăng ký thấp nhất (430 tỷ đồng), huyện Đông Anh với số vốn đăng ký 3.474 tỷ đồng. Quy mô vốn đăng ký có sự chênh lệch khá lớn giữa các quận nội thành và các huyện ngoại thành. Trong tổng số doanh nghiệp trên thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 98,2% nên có đóng góp lớn cho việc đảm bảo an sinh xã hội. (Tình hình đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội tháng 12 – 2020, Cổng thông tin điện tử Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội,1

2.2.2. Đặc điểm của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Anh

- Thứ nhất, huyện Đông Anh nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế,

1 http://hapi.gov.vn/vi-VN/tinh-hinh-dang-ky-doanh-nghiep-tren-dia-ban-thanh-pho-ha-noi-thang-12-nam- 2020--c11148t1n26598)

thông tin và của cả nước. Địa bàn huyện Đông Anh có rất nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ, dân số đông, có thu nhập khá, là cơ sở để số DNNVV được thành lập ngày càng nhiều.

- Thứ hai, các DNNVV tại Hà Nội nói chung và DNNVV tại Đông Anh nói riêng có đóng góp rất lớn vào GDP, thu ngân sách cũng như tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố, góp phần giúp Hà Nội xứng đáng là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước.

- Thứ 3, nhìn chung các DNNVV tại Đông Anh có mặt bằng chất lượng lực lượng lao động cao hơn mức trung bình của thành phố.

Hà Nội là nơi tập trung chủ yếu các trường Đại Học lớn nên việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng tốt của các DNNVV trên địa bàn dễ dàng hơn các tỉnh thành khác. Thủ đô đang chiếm hơn 70% cán bộ khoa học đầu ngành và hơn 60% cán bộ khoa học có trình độ sau đại học của cả nước; phổ cập giáo dục THPT và tương đương hơn 80%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo luôn gấp đôi và mức tăng trưởng GDP luôn cao hơn 1,5 lần mức trung bình cả nước. Với khoảng cách khá gần trung tâm thành phố, đây là điều kiện thuận lợi để các DNNVV tại Đông Anh có thể thu hút nguồn nhân lực chất lượng để đáp ứng việc phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, bên cạnh các thuận lợi nêu trên, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại huyện Đông Anh cũng đối diện với nhiều khó khăn điển hình như.

- Thứ nhất, các DNNVV tại huyện Đông Anh vẫn đối diện với tình trạng thiếu vốn và khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính

Vốn là yếu tố không thể thiếu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời gian trước khi dịch covid – 19 xảy ra, lãi suất cho vay liên tục ở mức cao và trong thời gian dài, nên các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Ngay cả khi tiếp cận được vốn vay, với lãi suất cao, thời gian vay vốn ngắn khiến các doanh nghiệp khó quay vòng vốn để trả lãi ngân hàng, trả lương cho người lao động. Hiện nay, chỉ có 30% các DNNVV trên địa bàn huyện Đông Anh tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác.

Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cũng bị sụt giảm, tăng trưởng tín dụng thấp, gặp khó khăn trong thu nợ (gốc và lãi). Nợ xấu có xu hướng tăng cao.

Về khả năng tiếp cận vốn vay: Chính phủ đã triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho các DNNVV như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế mới có một số lượng nhỏ các DN đã được thụ hưởng chính sách hỗ trợ này. Nguồn vốn bổ sung của DN chủ yếu từ nguồn vốn vay ngân hàng nhưng nhiều DNNVV trên địa bàn huyện Đông Anh cho biết gặp nhiều khó khăn khi vay vốn ngân hàng. Tài sản đảm bảo và thủ tục, quy trình vay vốn, giải ngân, thanh toán là những nguyên nhân chính hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Đánh giá về tình hình tiếp cận vốn của doanh nghiệp, đa số các doanh nghiệp cho rằng thủ tục vay vốn tương đối phức tạp.

- Thứ hai, các DNNVV tại huyện Đông Anh gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh

Cùng với sự bùng nổ trong phát triển đô thị, vấn đề địa điểm kinh doanh luôn là vấn đề được các DNNVV trên địa bàn huyện Đông Anh đặc biệt quan tâm. Theo một khảo sát gần đây, có tới 55% số hộ kinh doanh cá thể vẫn phải sử dụng nhà ở của mình làm địa điểm kinh doanh. Các khu vực chợ đáp ứng được nhu cầu địa điểm kinh doanh của 17% số hộ. Đáng lưu ý là chỉ có 0,2% số hộ kinh doanh cá thể có địa điểm kinh doanh tại các trung tâm thương mại, siêu thị. Đây là một vấn đề rất đáng được quan tâm trong quá trình quy hoạch phát triển đô thị. Hiện trên địa bàn huyện có tới 33% số doanh nghiệp phải sử dụng nhà ở làm địa điểm kinh doanh, chỉ có 0,8% số doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp. Cũng có thể thấy, số doanh nghiệp thuộc diện này chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Dường như các chính sách về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các DNNVV của huyện Đông Anh vẫn chưa được giải quyết triệt để và đang đòi hỏi nỗ lực rất lớn của chính quyền địa phương, của các nhà quy hoạch đô thị để tạo điều kiện cho huyện Đông Anh phát triển thành trung tâm kinh doanh năng động của thủ đô Hà Nội. Số lượng lớn DNNVV mới ra đời làm gia tăng nhu cầu đối với đất cho mục đích công nghiệp và thương mại để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, các điểm bán lẻ v.v… Tuy nhiên, việc tiếp cận đất với giá cả minh bạch, thủ tục đơn

giản là tương đối khó khăn đối với khối DNNVV huyện Đông Anh hiện nay. - Thứ 3, các DNNVV tại huyện Đông Anh còn hạn chế về năng lực công nghệ, kỹ thuật.

Trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong DNNVV của huyện Đông Anh nói chung còn thấp. Số lượng các DN hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ còn rất ít. Khoảng 80 – 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các DNNVV trên địa bàn là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980 – 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao. Trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu: phần lớn các DNNVV tại huyện Đông Anh được trang bị máy móc thiết bị có nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau như: Trung Quốc, Liên Xô cũ, Đông Âu, Hàn Quốc, Đài Loan…thuộc các thế hệ khác nhau và lạc hậu so với thế giới 10-20 năm. Trình độ công nghệ lạc hậu làm cho hao phí nguyên, nhiên, vật liệu tăng 1,5 lần so với thế giới, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp đã hạn chế năng lực cạnh tranh của DNNVV. (Hồng Thiết, Vai trò của hiệp hội

trong việc kết nối các nhà khoa học, quản lý và doanh nghiệp2.

- Thứ tư, tính liên kết, hợp tác sản xuất của các DNNVV tại huyện Đông Anh còn hạn chế.

Liên kết giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là giữa các DNNVV và các doanh nghiệp lớn cũng như giữa các DNNVV với nhau ở Hà Nội nói chung và huyện Đông Anh nói riêng có thể nói về cơ bản đang ở những giai đoạn sơ khai. Mặc dù đã được các bộ ngành có liên quan cũng như nhiều tổ chức quốc tế hỗ trợ để phát triển các mối liên kết này song mức độ cải thiện về liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là hiệu quả của mối liên kết còn rất hạn chế.

- Thứ 5, một số hạn chế khác: Ngoài các hạn chế về vốn, trình độ kỹ thuật công nghệ, DNNVV trên địa bàn huyện Đông Anh còn có một số hạn chế cố hữu làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh như khả năng chiếm lĩnh thị trường, nằm ngoài chuỗi cung ứng: DNNVV tại huyện Đông Anh được kỳ vọng là có thể đóng góp vào sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ, hoặc đóng vai trò là nhà cung ứng dịch vụ, sản phẩm đầu vào cho các DN nước ngoài. Quá trình này sẽ thúc đẩy cho các

2 http://thiduakhenthuongvn.org.vn/dien-dan/vai-tro-cua-hiep-hoi-trong-viec-ket-noi-cac-nha-khoa-hoc-quan-ly- va-doanh-nghiep).

DNNVV tại huyện Đông Anh trở thành trụ cột để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Thành phố. Hiện nay, đa số DNNVV tại huyện Đông Anh chưa tham gia vào được chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, chi phí sản xuất tăng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn, hạn chế trong tiếp cận các chính sách, chương trình ưu đãi của Chính phủ và Thành phố.

2.3. Thực trạng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh. hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh.

2.3.1. Thực trạng công tác phát triển hoạt động cho vay

2.3.1.1. Công tác nghiên cứu thị trường

Là một Chi nhánh thành viên trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Vietcombank Đông Anh hoạt động trên cơ sở định hướng chung của hệ thống, trong đó bao gồm cả định hướng ngành nghề ưu tiên hoặc hạn chế đầu tư. Các định hướng này được cung cấp cho các chi nhánh dưới dạng các báo cáo ngành được ban hành hàng năm, được Vietcombank xây dựng trên cơ sở các báo cáo nghiên cứu và phân tích tình hình thị trường, tình hình kinh tế xã hội trên cả nước. Do vậy, thông tin đưa ra trong các báo cáo này thường chưa được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chưa theo sát được tình hình kinh tế của từng địa phương cũng như biến động trên thị trường. Vì thế, khi áp dụng vào một số chi nhánh hay một số doanh nghiệp, ngành nghề tạo ra sự bất cập và không phù hợp. Về phía chi nhánh, ngoài việc cho vay theo định hướng của Vietcombank, đến nay chi nhánh vẫn chưa triển khai các chiến lược nghiên cứu tình hình thị trường một cách cụ thể hay bài bản, cũng chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này. Việc đánh giá phân tích thị trường phụ thuộc vào nhận thức và tìm hiểu của mỗi cá nhân làm công tác tín dụng. Đây chính là nguyên nhân khiến chi nhánh nhiều khi bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh, không kịp thời nắm bắt được những thay đổi hay xu hướng biến động của tình hình thị trường nơi chi nhánh đặt trụ sở hoạt động hay các thay đổi trong cơ chế chính sách của địa phương.

2.3.1.2. Thực thi các công tác khách hàng

Đến nay, việc chăm sóc khách hàng đã có dư nợ vay tại chi nhánh được thực hiện khá tốt. Các khách hàng truyền thống, có dư nợ vay lớn hoặc khách hàng tiềm năng sử dụng đa dạng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đều được chi nhánh quan tâm chăm sóc bằng nhiều cách thức như: thường xuyên liên hệ để nhận biết đáp ứng các nhu cầu của khách hàng; tặng quà nhân các dịp lễ tết, sinh nhật, ngày thành lập; miễn giảm lãi suất, phí để cạnh tranh với các Ngân hàng đối thủ, áp dụng chính sách tài sản bảo đảm linh hoạt với các khách hàng tốt, kết nối, giới thiệu khách hàng cho khách hàng...Những chính sách này thực sự đã phát huy hiệu quả, giúp chi nhánh duy trì và giữ vững được lượng khách hàng truyền thống, ổn định được thị phần cho vay. Đồng thời, việc kết nối khách hàng với khách hàng đã tăng mối liên kết giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp. Nhờ đó, phía Doanh nghiệp sẵn sàng giới thiệu đối tác của mình cho Ngân hàng.

- Công tác tìm kiếm phát triển khách hàng:

Ngay khi thành lập chi nhánh năm 2014, Ban lãnh đạo chi nhánh đã sát sao trong công tác phát triển khách hàng. Chi nhánh đã tổ chức các Road Show nhằm quảng bá hình ảnh của Vietcombank Đông Anh trên địa bàn huyện Đông Anh, giao cho Phòng Khách hàng tổ chức phát tờ rơi tại các khu vực tập trung nhiều dân cư như chợ, trung tâm thương mại, kết hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Đông Anh để tổ chức các chương trình kết nối với các Doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, do địa bàn huyện Đông Anh tương đối nhỏ, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa còn ít so với các quận nội thành khác. Trong khi đó, các Ngân hàng lớn khác trên địa bàn như BIDV Đông Hà Nội, Vietinbank Đông Anh, Agribank Đông Anh đã có thời gian hoạt động lâu năm trên địa bàn nên nhiều Doanh nghiệp tốt đã và đang có quan hệ tín dụng với các Ngân hàng này. Do đó, việc phát triển tìm kiếm khách hàng là Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Từ trước đến nay, công tác tìm kiếm khách hàng vay vốn là DNNVV tại Vietcombank Đông Anh chưa được triển khai một cách có hệ thống, đặc biệt là tại các phòng giao dịch. Phần nhiều các khách hàng DNNVV đều do khách hàng tự tìm đến ngân hàng hoặc đến từ các kênh thông tin như thông qua giới thiệu. Trong nhiều trường hợp, các khách hàng vay có được từ các kênh bị động như trên có thể không phải là khách hàng tốt (vì

thông thường họ đang gặp khó khăn về tài chính và đã đi rất nhiều ngân hàng để tham khảo), do đó ảnh hưởng đến chất lượng cấp tín dụng sau này. Trong vòng hơn một

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)