Kế hoạch và chế độ khai thác sử dụng nước

Một phần của tài liệu Báo cáo khai thác nước mặt (Trang 49 - 54)

4. TỔ CHỨC LẬP BÁO CÁO

3.1.2. Kế hoạch và chế độ khai thác sử dụng nước

a. Kế hoạch khai thác theo thời vụ và quy trình vận hành:

Đối với khai thác, sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản: Chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hàng năm tùy theo thời tiết và kế hoạch sản xuất của địa phương, Công ty làm căn cứ cấp nước sản xuất vào 02 đợt, vụ đông xuân và vụ mùa:

Vụ đông xuân: Mở nước tưới từ tháng 01 đến tháng 04 (đối với cây công nghiệp dài ngày); Mở nước tưới từ 15/11 năm trước đến 25/4 năm sau (đối với cây lúa nước):

- Tổng số ngày tưới cho vụ đông xuân (lúa nước) vào khoảng từ 150 ngày đến 180 ngày (tùy thuộc vào kế hoạch sản xuất của các địa phương), trung bình là 160 ngày.

- Tổng số ngày tưới cho vụ đông xuân (cây công nghiệp dài ngày) vào khoảng từ 110 ngày đến 130 ngày (tùy thuộc vào kế hoạch sản xuất của các địa phương), trung bình là 120 ngày. Thời gian bình quân cả tưới lúa và tưới cây công nghiệp là 140 ngày/vụ

Vụ mùa: Mở nước tưới vào khoảng từ 15/05 đến 15/09:

- Tổng số ngày tưới cho vụ mùa vào khoảng từ 120 ngày (tùy thuộc vào kế hoạch sản xuất của các địa phương).

b. Chế độ khai thác

Chế độ khai thác, sử dụng nước của công trình Hồ chứa nước Chư Prông được thể hiện qua quy trình vận hành điều tiết hồ Chư Prông. Trong quá trình khai thác, sử dụng nước mặt hồ chứa nước Chư Prông, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai luôn thực hiện nghiêm túc theo quy trình vận hành điều tiết hồ chứa đã được phê duyệt, bảo đảm việc duy trì dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu công trình và điều tiết dòng chảy trong mùa lũ, cụ thể như sau:

Vận hành điều tiết trong mùa lũ:

- Những năm lũ đến bình thường, căn cứ vào mức nước trong hồ có các trường hợp điều hành hồ chứa như sau:

1) Nếu mức nước thấp hơn tung độ đường phòng phá hoại thì tranh thủ tích đến cao trình đường phòng phá hoại và giữ bằng hoặc thấp hơn đường đó cho đến hết mùa mưa lũ (cuối tháng 11 hàng năm).

2) Nếu mức nước trong hồ đã đạt cao trình đường phòng phá hoại thì căn cứ vào dự báo ngập lũ ở vùng hạ du theo các cấp báo động:

a) Dười báo động cấp 2 thì tranh thủ xả một phần lũ đến để đảm bảo mức nước trong hồ luôn bằng hoặc thấp hơn cao trình đường phòng phá hoại.

đường phòng phá hoại đến đường phòng lũ (cao trình mức nước trước lũ = 473,68m).

- Những năm nước lớn cường suất lũ lên nhanh có thể xảy ra các trường hợp:

1) Nếu mức nước trong hồ đã đạt tới cao trình đường phòng phá hoại và có xu hướng vượt cao hơn, căn cứ vào mức báo động để điều hành:

a) Dưới báo động 2 thì xả hết lưu lượng đến tự nhiên, giữ mức nước trong hồ bằng hoặc thấp hơn cao trình đường phòng lũ đến ngày 30/XI đề phòng lũ muộn xuất hiện sau ngày 1/XII.

b) Từ báo động 2 trở lên thì:

 Xả một phần lưu lượng lũ đến.

 Nếu cường xuất lũ lên nhanh, dự báo có thể đạt đỉnh lũ thiết kế (tần xuất 1,5%) thì trước 2 tiếng đồng hồ (thời gian từ khi dự báo đến lúc lũ tời tuyến công trinh), bắt đầu mở hết cửa xả đảm bảo đỉnh lũ không vượt quá cao trình mức nước dâng gia cường trong hồ (cao trình 474,11m).

2) Nếu mức nước trong hồ trước ngày 30/XI đã đạt tới đỉnh và xấp xỉ mức nước dâng gia cường thì phải tiếp tục xả đưa mức nước trở lại cao trình đường phòng lũ giữ đến ngày 30/11 rồi mời tích dần lên mức nước dâng bình thường theo tọa độ đường phòng phá hoại. Việc vận hành này nhằm đề phòng lũ muộn có thể xảy ra trong tháng 12 hàng năm.

- Trường hợp xảy ra lũ đặc biệt lớn mà theo dự báo có thể vượt lũ thiết kế (P<1,5%). Nếu mức nước trong hồ trước 30/XI sau khi đã vận hành điều tiết mà vẫn luôn vượt cao trình đường phòng lũ, hoặc sau ngày 30/XI mức nước trong hồ vượt lên trên tung độ đường phòng lũ thì khả năng lũ vượt tần suất thiết kế có thể xảy ra. Lúc đó phải lập phương án xả thêm qua cống lấy nước và trình lên Ban chỉ huy PCLB Tỉnh, Bộ và phải được Tỉnh và Bộ duyệt mới được thực hiện.

- Trong trường hợp xảy ra lũ muộn, căn cứ vào dự báo lượng mưa trên lưu vực xác định dung tích cần để đón lũ, trên cơ sở vận hành hồ chứa theo biểu đồ điều phối (mức nước trong hồ bằng tung độ đường phòng phá hoại hoặc bằng tung độ đường phòng lũ trong những năm nước lớn). Tính ra lưu lượng cần phải xả qua tràn (dự báo) để thông

báo kịp thời cho các cơ quan, đơn vị và nhân dân vùng hạ lưu biết trước khi thực hiện mở tràn xả lũ.

Bảng 3.1. Quy trình vận hành hồ chứa tích, xả nước trong mùa mưa lũ hằng năm

Thời gian

Đặc trưng

Tung độ điểm đường phòng phá hoại và dung tích hồ tương ứng

1/VI 1/VII 1/VII

I 1/IX 1/X 1/XI Cao trình mức nước Zhồ (m) 461,5 0 461,5 0 461,5 0 461,5 0 464,4 2 472,2 9 Dung tích hồ Whồ (103m3) 320,0 320,0 320,0 320,0 739,6 3399, 6 Thời gian Đặc trưng

Tung độ điểm đường phòng phá hoại và dung tích hồ tương ứng

1/XII 1/I 1/II 1/III 1/IV 1/V

Cao trình mức nước Zhồ (m) 473, 68 472,7 7 471,3 6 469,0 0 464,9 0 462,5 5 Dung tích hồ Whồ (.103m3) 4126 ,0 3659, 3 2933, 5 1940, 0 859,1 433,8

(Nguồn: Quy trình vận hành hồ chứa nước Chư Prông)

Vận hành điều tiết trong mùa kiệt

- Những năm thời tiết bình thường, lượng dòng chảy đến hồ và phân phối dòng chảy trong các tháng bằng hoặc xấp xỉ dòng chảy năm ứng với tần suất thiết kế đảm bảo tưới (Q75% = 0,37m3/s) và mức nước trong hồ sau ngày 31/XII đạt cao trình +473,68m thì hồ được vận hành cấp nước từ tháng XII đến tháng V năm sau với cao trình mực nước hồ luôn luôn cao hơn hoặc bằng tung độ đường “Hạn chế cấp nước” trên biểu đồ điều phối, cụ thể:

Bảng 3.2. Quy trình vận hành điều tiết mùa kiệt

Thời gian Tung độ điểm đường hạn chế cấp nước và dung tích hồ tương ứng

Đặc trưng 1/VI 1/VII 1/VII I 1/IX 1/X 1/XI Cao trình mức nước Zhồ (m) 461,50 461,50 461,50 461,50 461,50 471,31 Dung tích hồ Whồ (103m3) 320,0 320,0 320,0 320,0 320,0 2909,4 Thời gian Đặc trưng

Tung độ điểm đường hạn chế cấp nước và dung tích hồ tương ứng

1/XII 1/I 1/II 1/III 1/IV 1/V

Cao trình mức nước Zhồ (m) 473,0 0 472,4 7 470,9 5 468,3 7 464,1 5 461, 50 Dung tích hồ Whồ (.103m3) 3784, 0 3496, 7 2738, 1 1744, 7 672,1 320, 0

(Nguồn: Quy trình vận hành hồ chứa nước Chư Prông)

- Trường hợp diễn biến thời tiết bất thường lượng dòng chảy đến nhỏ hơn dòng chảy năm thiết kế (Qđến < Q75):

1) Nếu mức nước trong hồ sau ngày 31/XII đạt cao trình 473,68m nhưng lượng dòng chảy đến hồ từ tháng XII đến tháng V năm tiếp theo đều nhỏ hơn phân phối dòng chảy năm thiết kế.

Thá ng Đặc trưng XII I II III IV V QP=75% (m3/s) 0,15 0,03 0,00 0,00 0,04 0,19 γ (%) 2,65 0,49 0,00 0,00 0,66 3,49

Phải có kế hoạch tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ đông xuân để đủ nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, chăn nuôi gia súc và các nhu cầu khác, đảm bảo tưới đến cuối vụ hè thu.

2) Nếu mức nước trong hồ sau ngày 31/XII không đạt cao trình 473,68m và lượng dòng chảy đến hồ từ tháng XII đến tháng V năm tiếp theo đều nhỏ hơn phân phối dòng chảy năm thiết kế (Qđ hi < QP=75%) thì ngoài mục 1 đã dẫn ở trên, cơ quan quản lý và khai thác hồ chứa nước Chư Prông phải:

tưới chắc chắn, bàn bạc với các hộ dùng nước (kể cả các hộ sử dụng cho công nghiệp và các nhu cầu khác) xác định diện tích cần cắt giảm hoặc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, lưu lượng cấp phải hạn chế đối với các hồ dùng nước khác để phù hợp với khả năng cấp nước của hồ chứa.

b) Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để lập và thực hiện đúng kế hoạch phân phối nước. Khi mức nước trong hồ giảm xuống dưới đường “Hạn chế cấp nước” phải thực hiện ngay các biện pháp hạn chế cấp nước để nhanh chóng đưa mức nước trong hồ lên bằng hoặc cao hơn đường “Hạn chế cấp nước”.

c) Kết hợp với các cấp, các ngành phổ biến qua các phương tiện thông tin kế hoạch hạn chế cấp nước, đồng thời tiến hành kiểm tra và có biện pháp xử lý những trường hợp dùng nước lãng phí, những tranh chấp ngoài kế hoạch.

Một phần của tài liệu Báo cáo khai thác nước mặt (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w