4. TỔ CHỨC LẬP BÁO CÁO
3.2.3. Tác động đến chế độ phù sa, bùn cát, xói lở, bồi lắng lòng, bờ,
lòng, bờ, bãi sông
Việc hình thành hồ chứa nước Chư Prông sẽ gây nên hiện tượng phù sa, bùn cát, xói lở, bồi lắng lòng, bờ, bãi ven suối. Tác động này xảy ra theo từng đoạn cụ thể như sau:
– Phần thượng nguồn hồ chứa: phần này bờ, bãi đất dễ bị xói mòn và gây bồi lắng, nguyên nhân có thể do nạn phá rừng làm cho thảm phủ đầu nguồn giảm đi nhiều, đáng kể trong những năm đầu hoạt động. Hiện tượng sạt lở phát triển cục bộ ven hai bờ suối và nơi địa hình có độ dốc lớn, nguyên nhân chủ yếu khi mưa lũ kéo dài, mực nước dưới đất và mực nước sông suối lên cao gây xói mòn chân tạo nên mất cân bằng trọng lực của các sườn dốc, gây ra sạt lỡ. Tuy nhiên quy mô của công trình nhỏ, sườn đồi có độ dốc thấp, hồ chứa chỉ làm ngập ven 2 bờ suối nên việc sạt lở chỉ có thể xảy ra cục bộ và sẽ ổn định dần.
– Phần lòng hồ: Việc hình thành hồ chứa nước Chư Prông, do suối nhỏ và người dân canh tác lúa dưới lòng suối nên lượng bùn cát trôi theo dòng chảy một phần được giữ lại ruộng và phần còn lại được chảy về hồ. Qua đó một phần bùn cát lơ lửng theo dòng chảy xuống hạ du, đa phần được giữ lại trong hồ, do đó lượng bùn cát xuống hạ du sẽ bị giảm đi nhiều.
Dự đoán tốc độ bồi lắng diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với tính toán, nên cần có giải pháp bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và lên phương án tiến hành nạo vét lòng hồ để đảm bảo dung tích hồ phục vụ được đa mục tiêu: cấp nước tưới, sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.