4. TỔ CHỨC LẬP BÁO CÁO
3.2.5. Tác động đến hệ sinh thái thuỷ sinh
Khi hình thành hồ chứa nước Chư Prông, tạo dòng suối chảy vào hồ chứa thành ba phần. Phần thượng nguồn, phần lòng hồ và phần suối từ hạ lưu công trình.
- Phần thượng nguồn không có công trình nào nên chế độ hệ sinh thái không có sự thay đổi so với tự nhiên của suối.
- Phần lòng hồ có tác dụng tích nước, không chỉ làm thay đổi hệ sinh thái trên cạn xung quanh khu vực hồ chứa, mà còn ở các loại hình thủy vực vùng ngập. Các sinh vật thích nghi với đời sống nước chảy sẽ giảm, các loài sinh vật thích nghi với đời sống hồ sẽ tăng lên. Một hệ sinh thái mới - hệ sinh thái thủy vực hồ chứa sẽ hình thành những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên và cấu trúc thủy sinh vật của mình, không gian sống của hệ sinh vật thủy sinh được mở rộng. Thành phần loài, số lượng cá thể và trữ lượng của sinh vật thủy sinh tăng. Mặt khác, do quy mô hồ chứa nhỏ và chỉ hoạt động điều tiết ở tầng trên, vì vậy hồ chứa hiện nay được kết hợp là nơi nuôi cá tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người dân trong khu vực.
- Còn lại phần suối từ hạ lưu công trình chảy về CamPuChia có chiều dài dòng chính khoảng 25 km, diện tích, lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm không lớn. Mùa lũ đoạn suối này tải phần nước xả lũ của công trình và nước dọc hai bên bờ suối có rất nhiều nhánh và khe suối nhập lưu nên hệ sinh thái thủy sinh khu vực này có các loài tôm cua, cá sinh sống với số lượng không đáng kể, ít phát triển.