Malaysia là một trong những nước chịu ảnh hưởng trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997. Khi đó, đồng Ringgit (viết tắt là RM) mất đến 50% giá trị, niềm tin tiêu dùng suy giảm trầm trọng. Nếu như các khoản nợ xấu tại thời kỳ ngay trước khủng hoảng dao động từ 2-3% thì khi khủng hoảng xảy ra, tỷ lệ nợ xấu tăng lên hai con số, đỉnh điểm vào tháng 8/1998 khi nợ xấu lên đến 11,4%.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Nguồn: Thomas Mathew (2008)
Biểu đồ 1.1: Diễn biến tỷ lệ nợ xấu tại Malaysia giai đoạn 1996 – 2003
Để giải quyết nợ xấu, Chính phủ Malaysia đã có ba giải pháp: : (i) Thứ nhất, hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ thông qua việc bơm vốn; (ii) Thứ hai, thành lập công ty quản lý tài sản (AMC) để thu mua nợ xấu; (iii) Thứ ba, tạo cơ chế thỏa thuận xử lý nợ xấu giữa các TCTD và khách hàng vay. Malaysia đã áp dụng cả ba cách này;
Tuy nhiên, giải pháp chính mà Chính phủ Malaysia thực hiện để giải quyết nợ xấu chính là thành lập một công ty mua bán nợ quốc gia Danaharta, và một công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước Danamodal và Ủy ban tái cấu trúc nợ doanh nghiệp.
Tháng 6 năm 1998, Chính phủ Malaysia thành lập ra Danaharta (một AMC), có chức năng thanh lý nhanh các khoản nợ xấu và các tài sản khác kèm theo hoặc tái cấu trúc (trong trung hạn) hệ thống các doanh nghiệp có trong danh mục nợ xấu mà AMC quản lý. Các biện pháp xử lý nợ chính của Danahatar là mua nợ loại bỏ các khoản nợ xấu khỏi bảng kế toán của các định chế tài chính với mức giá hợp lý và tối đa hóa giá trị có thể phục hồi của các khoản nợ thông qua quản lý khoản nợ, xử lý khoản nợ bằng hình thức bán nợ, bán tài sản, cơ cấu nợ...
25% 20% 15% 10% 5% 0% 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng giúp cho Danaharta thành công đó là bởi nó được sự hậu thuẫn đặc biệt từ chính quyền Malaysia. Vào tháng 8/1998, Luật Danaharta ra đời đem lại bộ khung pháp lý rất đặc biệt cho tổ chức này. Đạo luật này cho phép Danaharta những đặc quyền mà không một tổ chức tài chính nào có thể có được trong lịch sử ngành tài chính quốc gia, đó là: (i) Mua lại tài sản của các tổ chức tài chính; (ii) Bổ nhiệm lãnh đạo ở các tổ chức đang nợ; (iii) Có quyền tịch biên những tài sản thế chấp.
Với những ưu tiên này, Danaharta có thể vừa thực hiện cách tiếp cận mềm mỏng cũng như cứng rắn trong việc quản lý mua bán nợ xấu. Thông thường, cách tiếp cận mềm mỏng như cơ cấu lại nợ, thỏa thuận dàn xếp lại nợ được ưa thích hơn và cũng đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do người vay không thể duy trì khả năng trả nợ, Danaharta được phép sử dụng những đặc quyền mà Luật Danaharta đã đề ra.
Danaharta đã hoàn thành với mục tiêu đề ra. Danaharta đã mua 23,1 tỷ RM, tương đương 31,8% nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đưa nợ xấu của Malaysia về khoảng 12,4% vào giữa năm 2009. Việc mua bán nợ được thực hiện trong vòng 6 tháng, nhanh hơn cả mục tiêu đề ra. Các tổ chức tài chính chấp nhận lỗ khi bán nợ cho AMC. Mức chiết khấu bình quân là 57%, tức là các ngân hàng buộc phải chấp nhận mất hơn nửa các khoản nợ. Sau khi thực hiện bán nợ cho AMC, các tổ chức này có thể tập trung vào hoạt động trung gian tài chính của mình.
Về hình thức, Danaharta mua bán nợ với các tổ chức tài chính theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, với bản chất là một cơ quan của Nhà nước nên Danaharta đặt ra một cơ chế xác định giá các khoản nợ khi tổ chức thực hiện như sau:
+ Nợ có đảm bảo: Giá mua được xác định dựa vào giá trị hợp lý (FV) của tài sản thế chấp. Danaharta chỉ chấp nhận các tài sản tài chính là cổ phiếu và bất động sản.
Đối với nợ xấu có tài sản thế chấp là bất động sản (BĐS), FV được tính là 95% giá trị thị trường của BĐS và được xác định bởi tổ chức định giá độc lập và được cấp phép. Với cổ phiếu niêm yết, giá trị hợp lý phụ thuộc vào khối lượng nắm giữ.
Khi FV cao hơn hoặc bằng với dư nợ gốc cộng nợ lãi, Danaharta mua theo giá của nợ gốc cộng nợ lãi. Còn giá trị hợp lý thấp hơn giá trị của tổng nợ gốc và lãi nhưng cao hơn hoặc bằng giá trị nợ gốc, giá mua là giá trị hợp lý. Nhưng nếu giá trị hợp lý thấp hơn giá trị nợ gốc, giá mua sẽ là giá trị nợ gốc nhưng Danaharta chỉ trả trước một khoản bằng với FV.
+ Nợ không có đảm bảo: Giá mua được xác định bằng 10% giá trị dư nợ gốc.
+ Các khoản siêu nợ: Là các khoản nợ trên 200 triệu Ringgit và hầu như không có khoản nợ nào được Danaharta mua lại.
Có thể thấy, cách xác định giá trên rất cụ thể và đơn giản nhưng trong nhiều tình huống các tổ chức tài chính có thể không muốn bán nợ xấu. Họ sẽ nhận ra rằng Danaharta không mua lại nợ ở mệnh giá và sẽ chỉ mua ở giá chiết khấu. Để giải quyết vấn đề này, Danaharta đưa ra một cơ chế. Danaharta đề nghị mức chia sẻ các khoản thặng dư từ nợ xấu hồi phục là 80%/20%, áp dụng cho cả nợ đảm bảo và không đảm bảo. Bước thứ hai của Danaharta là quản lý tài sản, bước vô cùng quan trọng vì Danaharta phải cân bằng các mục tiêu: Không trở thành nhà kho (warehouse) của nợ xấu, tối đa hóa giá trị phục hồi, không làm rối loạn thị trường khi bán ra các tài sản, tạo ra lợi nhuận trên vốn. Danaharta thiết lập một cơ chế minh bạch và rõ ràng trong việc quản lý mua bán nợ xấu, chỉ định các chuyên gia quản lý và xem xét các chuyên gia này, cơ chế chào bán mở và được thực hiện bởi các hãng chuyên nghiệp.