Quá trình ra đời và phát triển của VAMC

Một phần của tài liệu HÀ THÙY DUNG- 1906012008- KDTM26 (Trang 49 - 52)

2.1.1.1. Bối cảnh ra đời

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái giai đoạn 2008 - 2012, cùng với những yếu kém nội tại tích tụ qua nhiều năm, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu suy giảm, kinh tế vĩ mô xuất hiện nhiều yếu tố bất ổn, tỷ lệ lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống mức thấp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trì trệ, khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng, TCTD bắt đầu siết chặt hoạt động cấp tín dụng. Vấn đề trở nên trầm trọng khi các TCTD đã nỗ lực tự xử lý nợ xấu dưới mọi hình thức, song nợ xấu vẫn tăng lên nhanh chóng trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013. Trước tình hình đó, ngày 25/3/2013, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 644/QĐ-NHNN thành lập “Ban trù bị thành lập Công ty Quản lý tài sản” với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp luật và các văn bản liên quan đến tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD. Ngày 18/05/2013, VAMC được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt nam (sau đây gọi là Công ty Quản lý tài sản) và chính thức khai trương đi vào hoạt động vào ngày 26/7/2013 nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. VAMC được tổ chức dưới hình thức Công ty TNHH Một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý Nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Hoạt động của Công ty nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế, trực tiếp thực hiện đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD của Thủ tướng Chính phủ. Công ty được Thống đốc NHNN ban hành Quyết định thành lập và phê duyệt Điều lệ. Công ty là loại hình doanh nghiệp mới đặc thù, hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận, công khai, minh bạch, hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu. Vốn điều lệ khi mới thành lập là 500 tỷ đồng, năm

2015 tăng lên thành 2.000 tỷ đồng và đến cuối năm 2019, vốn điều lệ tăng lên thành 5.000 tỷ đồng.

2.1.1.2. Lịch sử phát triển của VAMC

VAMC chính thức khai trương đi vào hoạt động vào ngày 26/07/2013, là doanh nghiệp đặc thù, hoạt động của VAMC nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng với lãi suất hợp lý, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; cải thiện thanh khoản và nâng cao sự an toàn, lành mạnh, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ. VAMC hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận; công khai, minh bạch; hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.

Ở giai đoạn đầu, nhiệm vụ của VAMC là phải nhanh chóng xử lý nợ xấu tại TCTD, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hỗ trợ TCTD mà không dùng đến ngân sách nhà nước. Đây là giải pháp tối ưu, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và điều kiện của Việt Nam, với mục đích xử lý nợ xấu một cách có hiệu quả, trên cơ sở đó hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo đà cho nền kinh tế phát triển. Việc xử lý nợ xấu không sử dụng vốn ngân sách là mô hình riêng có của Việt Nam mà trên thế giới chưa có tiền lệ.

VAMC là doanh nghiệp đặc thù, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được Chính phủ thành lập với mục tiêu mua bán và xử lý nợ xấu ở cấp độ quốc gia, đồng thời chịu sự quản lý của Nhà nước, thanh tra, giám sát của NHNN. Ngày 10/6/2015, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 1097/QĐ-NHNN về việc triển khai Kế hoạch hành động nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 – 2016 với nỗ lực đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%. Là một mắt xích quan trọng trong công tác thực hiện hành động của NHNN, sau 6 năm hoạt động, VAMC đã tập trung mua nợ xấu của các TCTD với khối lượng lớn, góp phần tích cực giảm nhanh nợ xấu của toàn ngành xuống dưới 3%, thực hiện đúng kế hoạch và lộ trình được Chính phủ và NHNN, đồng

thời, phù hợp với thị trường tài chính nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng, góp phần xử lý nhanh, có hiệu quả vấn đề nợ xấu và tái cơ cấu lại hệ thống các TCTD.

Các cột mốc quan trọng của VAMC:

Thời gian Sự kiện

27/06/2013 : VAMC thành lập theo Quyết định số 1459/QĐ-NHNN của Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước. VAMC có số vốn điều lệ 500 tỷ.

26/07/2013 : VAMC chính thức khai trương hoạt động.

01/10/2013 : VAMC và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam (Agribank) cùng ký kết Hợp đồng mua, bán nợ đầu tiên.

31/12/2013 : VAMC đã mua nợ của 32 TCTD, phát hành 30.947 tỷ đồng giá trị

TPĐB, thu hồi nợ đạt 145 tỷ đồng.

21/04/2014 : VAMC kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động theo Quyết định số

734/QĐ-NHNN. Ban Bán và Xử lý nợ được thành lập.

31/12/2014 : VAMC đã mua nợ của 39 TCTD, phát hành 108.652 tỷ đồng giá

trị TPĐB, thu hồi nợ đạt 5.020 tỷ đồng.

31/03/2015 :

Nghị định số 34/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP được ban hành, đã mở rộng quyền hạn của VAMC trong xử lý nợ xấu. VAMC được nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ.

31/12/2015 :

VAMC đã mua nợ của 41 TCTD, phát hành 207.909 tỷ đồng giá trị TPĐB, thu hồi nợ đạt 22.783 tỷ đồng; Tỉ lệ nợ xấu toàn ngành về mức dưới 3% theo yêu cầu của Chính phủ tại Quyết định số 843/QĐ-TTg.

12/04/2016 :

Quyết định số 618/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về việc xây dựng và triển khai phương án mua nợ xấu theo giá trị thị trường của VAMC được ban hành, chính thức cho phép VAMC được thực hiện việc mua nợ xấu theo giá trị thị trường.

26/12/2016 : VAMC đã mua nợ của 42 TCTD, phát hành 237.331 tỷ đồng giá

trị TPĐB, thu hồi nợ đạt 43.445 tỷ đồng.

03/08/2017 : VAMC tiến hành mua khoản nợ xấu theo GTTT đầu tiên từ Ngân

hàng TMCP Bản Việt

15/08/2017 : Nghị quyết số 42/NQ-CP về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức

21/08/2017 :

VAMC đã tiến hành thu giữ TSBĐ của Công ty cổ phần Sài Gòn One Tower nhằm mục đích xử lý, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật

31/12/2017 :

Các chỉ tiêu về mua nợ bằng TPĐB, mua nợ theo GTTT, thu hồi nợ VAMC đều vượt kế hoạch: Mua nợ bằng TPĐB đạt 31.812 tỷ đồng vượt 27.2% kế hoạch năm; Mua nợ theo GTTT đạt 3.141 tỷ đồng, bằng 3.1 lần kế hoạch giao đầu năm.

05/2018 :

Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của VAMC đã được kiện toàn theo Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của Công ty Quản lý tài sản giai đoạn 2017-2020 và hướng tới 2022 đã được NHNN phê duyệt tại Quyết định số 28/QĐ-NHNN ngày 05/01/2018

12/2018 : Thành lập Chi nhánh Hồ Chí Minh

31/12/2018 :

Các chỉ tiêu về mua nợ bằng TPĐB, mua nợ theo GTTT cơ bản đạt kế hoạch, riêng kết quả xử lý thu hồi nợ đạt 139% kế hoạch được giao

27/11/2019 :

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1699/QĐ-TTg về việc tăng vốn điều lệ cho VAMC từ mức 2.000 tỷ lên 5.000 tỷ đồng.

31/12/2019 :

VAMC đã mua nợ xấu bằng TPĐB đạt 99,23% kế hoạch và mua nợ theo GTTT đạt 112% kế hoạch được giao, riêng xử lý nợ đạt 140% kế hoạch NHNN phê duyệt.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu HÀ THÙY DUNG- 1906012008- KDTM26 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)