Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu HÀ ÁNH NGỌC-1906030254-TCNHK26A (Trang 27 - 33)

1.2.2.1. Tính đa dạng của sản phẩm

Đây là chỉ tiêu thể hiện sự tập trung phát triển tín dụng khách hàng cá nhân, qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này. Nguồn lực của ngân hàng bao gồm nguồn lực về con người, nguồn lực về nguồn vốn cho vay… Sự đa dạng hóa sản phẩm cần phải thực hiện trong mối tương quan với các nguồn lực hiện có của ngân hàng; nếu không, việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải nguồn lực. Mặt khác, nếu nguồn lực ngân hàng có mà sản phẩm lại nghèo nàn dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực và tính cạnh tranh của sản phẩm không cao.

Nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng nên việc phát triển sản phẩm tín dụng là điều tất yếu; tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm tín dụng phải phù hợp với các nguồn lực hiện có để đảm bảo tính cạnh tranh của ngân hàng.

1.2.2.2. Dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. được tính theo thời điểm, tức là số dư cuối kỳ tính toán. Đây là tổng số tiền cho vay đối với khách hàng còn phải thu hồi tại một thời điểm. Dư nợ cho vay càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng thực sự phát triển.

1.2.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu

Theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, các khoản dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 5 như sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn hoặc các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày và các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 và các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng cho vay.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn và các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Trong đó, các khoản nợ được phân loại từ nhóm 2 đến nhóm 5 là nợ quá hạn, từ nhóm 3 đến nhóm 5 được xem là nợ xấu.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh rõ nhất về chất lượng cho vay của ngân hàng. Mức độ an toàn của hoạt động cho vay cũng được phản ánh qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn này, theo thông lệ quốc tế thì chỉ tiêu này dưới 5% thì chất lượng cho vay tốt. Do đó, đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay của các NHTM.

Công thức tính:

Chỉ tiêu này phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây chỉ là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp; Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao.

Công thức tính:

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng cho vay tại ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng cho vay tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý cho vay của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng: có bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ quá hạn, nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này càng cao thì NHTM càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, thể hiện chất lượng cho vay thấp và ngược lại. Cả hai chỉ tiêu này đều giúp ngân hàng quản lý rủi ro các khoản cho vay. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai tỷ lệ là nợ quá hạn chỉ xem xét đến giá trị khoản nợ quá hạn, trong khi đó tỷ lệ đầu tư rủi ro xem xét món vay mà phát sinh nợ quá hạn.

Hai chỉ tiêu này đều chịu ảnh hưởng của chính sách xoá nợ của ngân hàng, một ngân hàng có chính sách tốt là phải thiết lập quỹ dự phòng rủi ro đủ mạnh và thông báo định kỳ về những món vay không đủ khả năng thu hồi, để tránh tình trạng trong một lúc ngân hàng phải thông báo con số nợ không có khả năng thu hồi quá lớn và làm giảm tài sản của ngân hàng một cách nghiêm trọng.

1.2.2.4. Tỷ lệ trích lập phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Công thức tính:

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dự nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng.

Tỷ lệ trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro của ngân hàng càng cao hay số tiền trích lập quỹ dự phòng rủi ro càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng càng thấp vì tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể chỉ tính dựa trên dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Nhóm nợ càng cao thì tỷ lệ được trích lập càng lớn. Một ngân hàng có dự phòng rủi ro càng cao thì chi phí hoạt động của ngân hàng này càng lớn, làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng.

1.2.2.5. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn cho vay là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn cho vay của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm.

Công thức tính:

Trong đó, dư nợ bình quân được tính theo công thức:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn của ngân hàng cho vay được bao nhiều lần trong năm, cho ta biết khách hàng có khả năng hoàn trả nợ vay đúng hạn hoặc trước hạn hay không. Số vòng quay càng lớn chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng luân chuyển nhanh, sử dụng vốn hiệu quả. Đây là một chi tiêu mà các NHTM thường tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn cho vay và chất lượng

cho vay trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nếu vòng quay vốn càng lớn thì ngân hàng sẽ có số vốn lớn và từ đó mà thu lãi được từ vốn vay cũng cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng vốn hiệu quả hơn. Khả năng quay vòng vốn cho vay càng nhanh, ngân hàng càng có thể đáp ứng được nhiều và kịp thời nhu cầu cho vay khách hàng có nhu cầu về vốn. Do vậy, chỉ tiêu này càng cao kết hợp với các chỉ tiêu khác dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng tốt.

1.2.2.6. Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động sử dụng vốn

Công thức tính:

Hiệu suất sử dụng vốn càng cao thể hiện ngân hàng càng quan tâm và ưu tiên cho vay đối với các khách hàng của mình. Mặt khác, nếu tỷ lệ này quá cao thì rủi ro cho ngân hàng cũng theo đó mà tăng lên. Vì vậy, việc mở rộng dư nợ cho vay cần có các biện pháp kiểm tra, giám sát, thẩm định, quản lý chặt chẽ, phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban liên quan để hạn chế rủi ro cho ngân hàng, duy trì và nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng.

1.2.2.7. Tỷ lệ lãi của tín dụng khách hàng cá nhân

Tỷ lệ sinh lời của tín dụng khách hàng cá nhân = = Lãi từ tín dụng khách hàng cá nhân x100% Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng, cứ một đồng vốn đầu tư vào hoạt động tín dụng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Mức sinh lời từ hoạt động tín dụng mà cao thì chứng tỏ hoạt động tín dụng mang lại hiệu quả cao, chất lượng hoạt động tín dụng có tốt thì hiệu quả của hoạt động tín dụng mới cao được. Nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp đó cũng không có ý nghĩa. Chất lượng hoạt động tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.

1.2.2.8. Tỷ trọng lãi của tín dụng khách hàng cá nhân so với tín dụng nói chung Tỷ trọng lãi từ tín dụng khách hàng cá nhân = Lãi từ tín dụng khách hàng cá nhân x 100% Lãi từ tín dụng nói chung

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng thu lãi từ tín dụng thì có bao nhiêu đồng tín dụng khách hàng cá nhân mang lại. Chỉ tiêu này cho biết hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân góp bao nhiêu vào tổng số lãi từ hoạt động cho vay. Tỷ trọng này còn giúp ngân hàng xây dựng định hướng phát triển hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân cho phù hợp với ngân hàng.

1.2.2.9. Hệ số thu nợ

Công thức tính hệ số thu nợ như sau:

Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của một NHTM, nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn.

1.2.2.10. Tỷ lệ lãi cận biên (NIM)

Hệ số NIM (Net Interest Margin) là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động tín dụng là bao nhiêu.

Cách tính: NIM = Thu nhập lãi thuần / Tài sản sinh lãi

Trong đó:

Thu nhập lãi thuần là chênh lệch giữa “thu nhập lãi và thu nhập tương tự” và “chi phí lãi và chi phí tương tự”

Tài sản sinh lãi bao gồm Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi lại các TCTC khác + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng

Một phần của tài liệu HÀ ÁNH NGỌC-1906030254-TCNHK26A (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)