Ngân hàng cần xây dựng các kịch bản ứng phó khi có rủi ro xảy ra để chiếm thế chủ động trong công tác quản trị rủi ro. Đối với hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng, Ngân hàng cần xây dựng các kịch bản ứng phó khi xảy ra các rủi ro đặc thù như: rủi ro phát sinh từ ngân hàng như gián đoạn hệ thống core-banking, rủi ro phát sinh từ khách hàng như: cháy nổ kho hàng dẫn tới nguy cơ mất khả năng trả nợ ngân hàng, các rủi ro phát sinh khi giao dịch hợp đồng mà ngân hàng tài trợ bị thất bại như: sản phẩm nghiệm thu không đạt chất lượng, chậm tiến độ giao hàng dẫn đến phạt tiến độ hợp đồng,… Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh covid diễn biến phức tạp và khó lường trên phạm vi toàn cầu như hiện nay, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới và tác động nặng nề tới nền kinh tế trong nước. Các doanh nghiệp trong nước nói chung và các nhân tố trong chuỗi cung ứng nói riêng cũng không tránh khỏi chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh covid-19. Ngân hàng cần theo dõi sát diễn biến thị trường, thực hiện đầy đủ và tuân thủ theo chỉ đạo từ chính phủ và ngân hàng nhà nước, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đáp ứng tốt tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn theo quy
101
định. Nội bộ ngân hàng cũng phải thường xuyên cập nhật các thông tin chính thức về diễn biến dịch bệnh covid-19 và theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch; chủ động xây dựng, áp dụng các kịch bản ứng phó phù hợp, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng luôn thông suốt.