rủi ro như một yếu tố/cơ hội thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả thay vì rủi ro là cản trở và cần né tránh. Các chiến lược quản lý rủi ro tại ngân hàng thương mại luôn khẳng định quản lý rủi ro cùng đồng hành, định hướng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. Để đạt được mục tiêu từng thời kỳ, ngân hàng thường đưa ra các chiến lược quản lý rủi ro đối với từng rủi ro trọng yếu như: quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thị trường, quản trị rủi ro hoạt động, quản trị rủi ro thanh khoản,..
Từ khái niệm quản trị rủi ro và khái niệm, nội hàm của tài trợ chuỗi cung ứng, Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại có thể được hiểu như sau: “Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng thương mại là quá trình ngân hàng xác định, đánh giá, giám sát và kiểm soát các rủi ro trong hoạt động tài trợ của ngân hàng đối với chuỗi cung ứng.”
1.3.2. Vai trò của quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại hàng thương mại
1.3.2.1. Đối với ngân hàng
Quản trị rủi ro là chìa khóa giải quyết bài toán giữa lợi nhuận và rủi ro. Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng càng hiệu quả sẽ giúp cho hoạt động tài trợ của ngân hàng đối với chuỗi cung ứng càng được phát triển và ổn định. Từ đó ngân hàng có cơ sở mở rộng các loại hình dịch vụ khi khai thác tài trợ chuỗi cung ứng như: tín dụng, thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn,.. và gia tăng số lượng các khách hàng. Hoạt động quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng còn giúp ngân hàng trong công tác sàng lọc lựa chọn đối tượng để tài trợ. Các phương thức tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng tuy nhiều nhưng đặc trưng nhất là hình thức cấp tín dụng. Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động truyền thống chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có và chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên việc cấp tín dụng vẫn tiềm ẩn những rủi ro cao, đòi hỏi công tác quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng nói riêng phải thực sự hiệu quả.
24
1.3.2.2. Đối với doanh nghiệp
Các phương thức tài trợ chuỗi cung ứng từ ngân hàng giúp doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội kinh doanh, tăng uy tín với đối tác, doanh nghiệp được nguồn cung về vốn để mở rộng sản xuất, cá nhân có được sự củng cố về năng lực tài chính nâng cao chất lượng cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, Ngân hàng khi tham gia vào tài trợ chuỗi cung ứng đã phải nghiên cứu đặc điểm của chuỗi cung ứng và thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng để đưa ra các giải pháp tài trợ an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, dễ tiếp cận, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Việc hợp tác tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi: khách hàng nhận được sự hỗ trợ về các giải pháp tài chính, và ngân hàng nhận được những lợi ích như gia tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô, tăng danh mục đầu tư cũng như danh mục các khách hàng. Ngoài việc nhận được những lợi ích nêu trên, cả ngân hàng và khách hàng đều đồng thời bị ràng buộc về các cam kết nghĩa vụ đối với nhau. Điều này là động lực buộc nhà quản trị của ngân hàng và doanh nghiệp phải luôn nỗ lực không ngừng, tận dụng cơ hội kinh doanh, sử dụng vốn vay và vốn cho vay hiệu quả để duy trì liên tục hoạt động kinh doanh, không ngừng thay đổi để phát triển. Chính vì vậy, công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
1.3.2.3. Đối với nền kinh tế
Đối với nền kinh tế, việc tài trợ chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước thông qua việc nhận lãi ủy thác đầu tư vốn của chính phủ hay từ việc thu thuế thu nhập. Đặc biệt đối với chuỗi cung ứng nông lâm sản, việc tài trợ của ngân hàng cho hộ nông dân trong chuỗi này chính là phương thức truyền tải vốn của nhà nước đến nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định nền kinh tế - chính trị - xã hội. Việc ngân hàng tài trợ chuỗi cung ứng tập trung vào những ngành nghề kinh tế khu vực trọng điểm, tiềm năng sẽ thúc đẩy phát triển các ngành nghề đó. Cụ thể hơn, việc tài trợ của ngân hàng thông qua hình thức cấp vốn chính là sự luân chuyển hiệu quả nguồn lực trong nền kinh tế, khi ngân hàng huy động từ nguồn lực còn thừa và chuyển tới những cá nhân, đơn vị đang thiếu vốn nhưng có phương
25
án kinh doanh hiệu quả. Không chỉ giúp lưu thông tiền tệ, việc tài trợ của ngân hàng trong chuỗi cung ứng giúp điều tiết thị trường cung cầu, lưu thông hàng hóa, thúc đẩy thông thương kinh tế giữa các khu vực trong và ngoài nước, đồng thời giúp kiểm soát giá trị tiền tệ.
Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng giúp nâng cao vai trò của ngân hàng trong hoạt động của chuỗi cung ứng đó. Khi công tác quản trị rủi ro của ngân hàng hiệu quả sẽ phần nào khiến ngân hàng trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, thay vì chỉ đơn thuần là một tổ chức trung gian tài chính kết nối các chủ thể trong chuỗi cung ứng đó. Nhưng làm thế nào để tối ưu hóa chi phí, thu được lợi nhuận cao nhất trong khi kiểm soát các rủi ro đã, đang và sẽ phát sinh, bao gồm cả việc đánh đổi chấp nhận rủi ro để lấy lợi nhuận thì vẫn luôn là bài toán không hề dễ dàng, buộc các ngân hàng phải luôn luôn chú trọng tới công tác quản trị rủi ro nói chung và công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng nói riêng.