Nhận diện rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB

Một phần của tài liệu NGHIÊM THANH LY-1906020252-QTKD26 (Trang 78 - 80)

MSB kết hợp khéo léo hai mô hình nhận diện rủi ro đối với từng khách hàng trong chuỗi cung ứng và với tổng thể hệ sinh thái chuỗi cung ứng trong công tác thẩm định trước khi phê duyệt tài trợ chuỗi cung ứng, cụ thể như sau:

Tại MSB, nội dung bắt buộc khi phân tích để nhận diện khách hàng doanh nghiệp cốt lõi là phân tích tiềm năng thị trường và đánh giá thực trạng về chương trình, sản phẩm tại MSB. Đối với nội dung phân tích tiềm năng thị trường, MSB quy định phải phân tích tối thiểu các nội dung về thị phần, xu hướng thị trường, nhu cầu thực tế; đồng thời phân tích sự sẵn có của các sản phẩm tài trợ trên thị trường và các đánh giá về đối thủ cạnh tranh. Tiếp theo, MSB quy định phải có phân tích về thực trạng sản phẩm hiện tại của MSB bao gồm giới hạn quy mô, tính năng, đối tượng, phạm vi sản phẩm. Từ đó cán bộ phải đánh giá được tình hình kinh doanh của các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng hiện tại nói riêng và tình hình kinh doanh của MSB nói chung. Như vậy đối với các yêu cầu này, MSB đang vận dụng mô hình ma trận SWOT trong phân tích nhằm nhận diện các cơ hội cũng như những rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng.

Đối với công tác thẩm định nhu cầu vay vốn, MSB đã xây dựng quy trình thẩm định cụ thể trên tiêu chí từng đối tượng khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn. Những nội dung chính trong công tác thẩm định tại MSB là đánh giá về khách hàng vay vốn và phương án vay vốn trong đó bao gồm toàn bộ các nội dung nhận diện rủi ro theo mô hình phân tích 6 nhân tố (Hình 1.7) như: đánh giá

69

năng lực pháp lý khách hàng, đánh giá tư cách khách hàng vay vốn, thu nhập, điều kiện tài trợ và khả năng kiểm soát.

Ví dụ cụ thể đối với chương trình tài trợ chuỗi cung ứng EVN. Doanh nghiệp cốt lõi là EVN và các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng mà MSB có khả năng tài trợ đều được nhận diện rủi ro thông qua các tiêu chí về năng lực pháp lý khách hàng và tư cách khách hàng. Do đặc thù của chương trình tài trợ chuỗi cung ứng EVN là dựa trên uy tín của EVN, các hình thức tài trợ chuỗi cung ứng không kèm tài sản bảo đảm, vì vậy MSB chủ động xác minh tính chân thực của hợp đồng đầu ra ký giữa nhà thầu và EVN và kiểm soát chặt tiến độ thực hiện hợp đồng cũng như tiến độ thanh toán. MSB yêu cầu các tài khoản chỉ định thanh toán của khách hàng trên hợp đồng đầu ra phải thể hiện là tài khoản mở tại MSB. Khách hàng ủy quyền cho MSB thu nợ tự động khi có dòng tiền từ hợp đồng đầu ra của EVN do MSB tài trợ về tài khoản tại MSB.

Bên cạnh đó, công tác thẩm định cũng được sử dụng nhiều hình thức: phỏng vấn trực tiếp khách hàng vay, thực địa cơ sở hoạt động của khách hàng, thực địa về tài sản bảo đảm là bất động sản, hàng hóa hay phương tiện vận tải và phân tích các dữ liệu tài chính của khách hàng trong khoảng thời gian tối thiểu là 2 năm gần nhất. Việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng giúp cán bộ ngân hàng phần nào đánh giá về tính trung thực, sự thiện chí của khách hàng vay vốn cũng như sự hiểu biết và kinh nghiệm chuyên môn của nhà quản trị doanh nghiệp đối với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp cán bộ ngân hàng nhận diện các rủi ro liên quan khách hàng vay vốn.

Nhằm củng cố cho các lập luận nêu trên về công tác nhận diện rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB, tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo ngân hàng, chuyên gia phòng Giải pháp chuỗi cung ứng, cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng, cán bộ quản lý khách hàng. Đối với đặc điểm chương trình tài trợ chuỗi cung ứng ngoài đòi hỏi các chuyên gia có chuyên môn nghiệp vụ nhất định, còn yêu cầu thời gian làm việc tại MSB đủ lâu để hiểu biết về hệ thống hoạt động và phối hợp tốt với các bộ phận phòng ban khác. Các cán bộ và chuyên gia được lựa chọn là người có thâm niên trên 10 năm trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó có kinh nghiệm trên 3 năm ở lĩnh vực chuyên trách và trên 2 năm làm việc tại MSB. Các đánh giá chủ quan từ chuyên gia

70

nhìn nhận rủi ro phản ánh từ một mảng nghiệp vụ, từ một vị trí công việc cụ thể liên quan tới quy trình tài trợ chuỗi cung ứng. Qua phỏng vấn thì tất cả cán bộ được phỏng vấn đều cho rằng công tác nhận diện rủi ro và đánh giá rủi ro phải được thực hiện xuyên suốt trong quá trình tài trợ chuỗi ung ứng và đối với tất cả các nghiệp vụ và bộ phận nằm trong quy trình tài trợ chuỗi cung ứng của Ngân hàng. Việc nhận diện được các rủi ro, đánh giá được rủi ro giúp ngân hàng phòng ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu các tổn thất có thể xảy ra. Công tác nhận diện rủi ro được đề cao giúp MSB xây dựng các nội dung tài trợ chuỗi cung ứng phù hợp với đặc điểm riêng của từng chuỗi cung ứng, đồng thời đáp ứng các chiến lược kinh doanh của ngân hàng tại từng thời kỳ. Điểm trọng yếu để xác định được rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng là đánh giá được khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi, sự ảnh hưởng của Doanh nghiệp cốt lõi với các đối tác trong chuỗi cung ứng và ngược lại.

Một phần của tài liệu NGHIÊM THANH LY-1906020252-QTKD26 (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)