VI. ð IỀU KHIỂN LÊN MEN DẠ CỎ
6.1. ðiều chỉnh quần thể vi sinh vật dạ cỏ
Phương án ñầu tiên ñã từng ñược nghiên cứu là làm thay ñổi quần thể VSV dạ cỏ nhằm ức chế các quá trình không có lợi (như sinh khí mêtan) hay kích thích những quá trình có lợi (như tăng tổng hợp protein VSV). Thay ñổi vi khuẩn dạ cỏ bằng cách cấy vào một số loại VSV ñặc biệt tỏ ra rất khó thực hiện ñược hay cho dù có ñạt ñược thì cũng không ñem lại lợi thế về dinh dưỡng. Làm thay ñổi quần thể VSV dạ cỏ bằng cách dùng kháng sinh vào thức ăn ñã tỏ ra có hiệu quả hơn, nhưng việc sử dụng nhiều loại kháng sinh lại bị cấm. Các loại kháng sinh ñang ñược sử dụng hầu hết thuộc dạng ionophore như monensin và salinomycin. ðây là những kháng sinh ức chế vi khuẩn gram âm. Nhờ kích thích sản sinh axit propionic và giảm sản sinh axit acetic và butyric, chúng làm tăng hiệu quả sử dụng các loại thức ăn dùng cho gia súc ñang sinh trưởng.
Gần ñây người ta ñang sử sử dụng các loại probiotic (như canh trùng men sống) ñể kích thích hoạt lực của VSV trong dạ cỏ. Trong nhiều trường hợp việc này làm ổn ñịnh pH dạ cỏ, tăng sinh axit propionic và giảm axit acetic.
Với sự tiến bộ của công nghệ di truyền hy vọng sẽ tạo ra ñược những loại vi khuẩn có hoạt lực phân giải xơ cao hay những vi khuẩn có khả năng tạo ra những chất dinh dưỡng ñặc biẹt cần cho từng loại gia súc khác nhau.
Quần thể protozoa tỏ ra dễ thay ñổi hơn là vi khuẩn, thậm chí có thể loại hoàn toàn ra khỏi dạ cỏ. Gia súc nhai lại ñược nuôi từ sơ sinh tách biệt với các gia súc nhai lại khác sẽ không phát triển protozoa trong dạ cỏ. Quần thể protozoa ñang có trong dạ cỏ cũng có thể loại trừ bằng cách sử dụng khẩu phần giàu tinh bột hay cho uống các loại thuốc diệt protozoa như sunphát ñồng.
Monensin thường dùng ñể diệt cầu trùng ở gia cầm cũng có khả năng diệt protozoa ở gia súc nhai lại.
Lâu nay vẩn tồn tại những quan ñiểm khác nhau về vai trò của protozoa ñối với tiêu hoá dạ cỏ và năng suất của gia súc nhai lại. Mặc dù protozoa có vai trò ñáng kểñối với tiêu hoá polysaccharide, nhưng chúng lại ”ăn” vi khuẩn và lưu lại lâu trong dạ cỏ nên làm chậm tiến trình di chuyển protein VSV trong dạ cỏ xuống ruột. Do vậy, diệt protozoa dạ cỏ tuy có làm giảm phân giải xơ (ñặc biệt là hemicellulose) nhưng lại làm tăng lượng protein VSV ñi xuống tá tràng lên tới 25%. Nếu loại bỏ protozoa khỏi dạ cỏ thì vai trò phân giải xơ của chúng có ñược thay thế bởi nấm. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy rằng protozoa có một vai trò quan trọng khác trong việc hỗ trợ sự hấp thu Ca, Mg và P qua vách ruột.