Đơn vị: tỷ đồng 2018 2019 2020 Tăng trưởng 2019/2018 Tăng trưởng 2020/2019 Tổng thu nhập rịng 109,34 125,60 128,98 16,26 3,38 Tổng chi phí 46,72 45,18 43,39 (1,54) (1,79)
Lợi nhuận trước
dự phòng rủi ro 62,62 80,42 85,59 17,80 5,17
Dự phòng rủi ro 3,42 0,06 7,42 (3,36) 7,36
Lợi nhuận trước
thuế 59,20 80,36 78,17 21,16 (2,19)
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sacombank Đông Đô giai đoạn 2018-2020
Tổng thu nhập rịng của Sacombank Đơng Đơ tăng liên tục từ 109,34 tỷ đồng lên 128,98 tỷ đồng trong giai đoạn 2018-2020, trong giai đoạn này Sacombank Đơng Đơ đã kiểm sốt tốt chi phí khi chi phí giảm liên tục từ 46,72 tỷ đồng xuống 43,39 tỷ đồng. Tác động của Covid-19 làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2020 giảm nhẹ so với 2019 do khoản dự phòng rủi ro tăng đột biến từ 0,06 tỷ đồng lên 7,42 tỷ đồng.
3.2. Thực trạng dịch vụ TTQT tại Sacombank Đông Đô giai đoạn 2018-2020
3.2.1. Khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ TTQT
Tính trên số lượng khách hàng đang hoạt động của Sacombank Đông Đô, KHDN chiếm trên 6%, tuy nhiên, doanh thu mà hệ khách hàng này mang lại chiếm trên 60% tổng doanh thu của NH. KHDN tại chi nhánh chủ yếu là KHDN vừa và nhỏ với doanh thu hàng năm không quá 300 tỷ, ngành nghề hoạt động đa dạng bao gồm sản xuất, thương mại, dịch vụ trong cách lĩnh vực như xây lắp, thủy sản, sản xuất cơ khí, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, hóa mỹ phẩm, hàng tiêu dùng,… Địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu tại Hà Nội, một số ít các khách hàng nằm ở các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh (đây đều là các doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngồi, hoạt động tại các khu công nghiệp tại các tỉnh này, cũng là đối tượng thường xuyên phát sinh giao dịch TTQT với doanh số cao so với
các doanh nghiệp trong nước khác). Trên 50% KHDN tại chi nhánh sử dụng từ 2 nhóm sản phẩm dịch vụ của NH trở lên. Sản phẩm dịch vụ các KHDN sử dụng chủ yếu tại NH là tiền gửi, cho vay, TTQT, bảo lãnh.
Từ năm 2018 đến năm 2020, số lượng KHDN đang giao dịch tại Sacombank Đơng Đơ đã tăng trưởng 17%. Trong đó, KHDN sử dụng dịch vụ TTQT đạt từ 4 - 6% gia tăng đều qua các năm (2018: 109 khách hàng, 2019: 143 khách hàng, 2020: 195 khách hàng) thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1. Số lượng KHDN giao dịch tại Sacombank Đông Đô giai đoạn 2018-2020
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sacombank Đông Đô giai đoạn 2018-2020
3.2.2. Ngân hàng đại lý
Năm 2018, Sacombank đã thiết lập quan hệ với 11.147 đại lý thuộc 487 ngân hàng tại 58 quốc gia.
Năm 2019, số lượng các ngân hàng đã thiết lập quan hệ đại lý với Sacombank giảm còn 483 ngân hàng với 10.460 đại lý.
Con số này giảm còn 9.998 đại lý thuộc 450 ngân hàng tại 57 quốc gia năm 2020.
Số lượng ngân hàng thiết lập quan hệ đại lý với Sacombank giảm qua các năm trong giai đoạn 2018-2020 do đây là giai đoạn xếp hạng tín nhiệm của Sacombank bị
hạ xuống bởi vấn đề nợ xấu sau sáp nhập. NH đại lý đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng. Với việc thu hẹp quan hệ ngân hàng đại lý, hoạt động tài trợ thương mại của Sacombank nói chung và Sacombank Đơng Đơ nói riêng cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ cho các giao dịch L/C, phát hành L/C không thông báo được tới NH quốc gia người thụ hưởng, hay giao dịch chuyển tiền phát sinh thêm chi phí đi qua NH trung gian, …
Cuối tháng 3/2021, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s đã nâng xếp hạng tiền gửi dài hạn của Sacombank từ Caa1 lên B3 với triển vọng ổn định, đồng thời nâng bậc đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) và BCA điều chỉnh lên Caa1 từ Caa2. Lần thay đổi hạng tín nhiệm của Sacombank này thể hiện Moody’s nhìn nhận nghiêm túc nỗ lực cải thiện chất lượng tài sản, xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng theo lộ trình chiến lược tái cơ cấu. Kể từ sau giai đoạn sáp nhập, cấu trúc sở hữu và quản trị ngân hàng của Sacombank, theo Moody’s, đã có những cải thiện vượt bậc và trở nên minh bạch hơn trước, từ đó mở ra triển vọng mở rộng quan hệ đại lý với nhiều NH khác trên thế giới, đảm bảo hoạt động TTQT của Sacombank diễn ra an tồn, thuận lợi.
Bảng 3.4. Tình hình hoạt động TTQT tại Sacombank Đơng Đơ giai đoạn 2018-2020 Năm Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Tăng trưởng 2019/2018 Tăng trưởng 2020/2019 +/- % +/- % Số lượng giao dịch 4.215 4.902 4.066 687 16.30 (836) (17,05) Chuyển tiền 3.899 4.565 3.579 666 17,08 (986) (21,6) Nhờ thu 29 42 77 13 44,83 35 83,33 Tín dụng chứng từ 287 295 410 8 2,79 115 38,98 Doanh số (triệu USD) 220,01 239,48 192,75 19,47 8,85 (46,73) (19,51) Chuyển tiền 192,02 212,53 159,10 20,51 10,68 (53,43) (25,14) Nhờ Thu 0,72 1,42 3,24 0,70 97,22 1,82 128,17 Tín dụng chứng từ 27,27 25,53 30,41 (1,74) (6,38) 4,88 19,12
Giá trị xuất nhập khẩu (triệu USD)
-Xuất khẩu 86,27 94,58 68,14 8,31 9,63 (26,44) (27,96)
-Nhập khẩu 133,74 144,90 124,61 11,16 8,34 (20,29) (14)
Phí (tỷ VND) 7,31 7,10 7,52 (0,21) (2,87) 0,42 5,92
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sacombank Đơng Đơ giai đoạn 2018-2020
Nhìn chung, các chỉ tiêu có sự tăng trưởng từ năm 2018 tới 2019. Sang tới 2020, các số liệu về doanh số, số lượng giao dịch hay giá trị xuất nhập khẩu giảm nhẹ. Giá trị xuất nhập khẩu đang trên đà tăng trưởng, sụt giảm vào năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Hoạt động TTQT thời gian đầu công bố dịch bệnh dường như chững lại, nhu cầu TTQT giảm mạnh, việc vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới gặp nhiều biến động dẫn đến các doanh nghiệp dè chừng trong thanh toán. Năm 2019, giá trị xuất nhập khẩu qua Sacombank Đông Đô tăng 19,47 triệu USD (tương đương 8,85%) so với năm 2018. Giá trị này giảm 46,73 triệu USD (tương
đương 19,51%) vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa có tỷ lệ tăng trưởng ít hơn kim ngạch nhập khẩu vào năm 2019, nhưng lại giảm mạnh hơn vào năm 2020.
Thu nhập từ phí dịch vụ TTQT năm 2019 giảm 0,21 tỷ VND so với năm 2018 dù số lượng và doanh số có tăng, nguyên nhân là do thực hiện chính sách thu hút khách hàng, Sacombank Đông Đô đã áp dụng nhiều ưu đãi về phí để khách hàng tập trung giao dịch tại NH hơn. Đến năm 2020, nguồn thu này tăng 0,42 tỷ đồng, tương ứng tăng 5,92% do tăng thu từ phương thức thanh tốn có mức phí cao hơn như nhờ thu và tín dụng chứng từ. Cụ thể được biểu hiện rõ qua cơ cấu phương thức thanh tốn của Sacombank Đơng Đơ sau đây.
X
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu doanh số TTQT tại Sacombank Đông Đô giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: triệu USD Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sacombank Đông Đơ giai đoạn 2018-2020
Chuyển tiền là phương thức thanh tốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh số TTQT của Sacombank Đông Đô, đạt trên 80% tổng doanh số TTQT hàng năm. Doanh số chuyển tiền năm 2019 tăng trưởng so với năm 2018 rồi sụt giảm vào năm 2020 kéo theo diễn biến tương tự với doanh số TTQT nói chung của chi nhánh. Doanh số nhờ thu có sự tăng trưởng tốt qua các năm. Năm 2019, doanh số nhờ thu đạt 1,42 triệu USD, tăng 0,70 triệu USD (tương đương 97,22%) so với năm 2018.
Phương thức này tiếp tục đạt sự tăng trưởng doanh số mạnh mẽ vào năm 2020, cao hơn 1,82 triệu USD so với năm 2019 (tương đương mức gia tăng 128,17%). Doanh số tín dụng chứng từ ghi nhận sự sụt giảm nhẹ vào năm 2019, cụ thể, giảm 1,74 triệu USD (tương đương 6,38%) so với năm 2018, tuy nhiên đã tăng trưởng trở lại vào năm 2020 với 4,88 triệu USD chênh lệch (tăng 19,12%). Như vậy có thể thấy, doanh số phương thức chuyển tiền chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh số TTQT tại chi nhánh, do vậy, việc tăng giảm doanh số của phương thức này có tác động rõ rệt tới tổng doanh số TTQT.
Số lượng giao dịch TTQT tại chi nhánh cũng phản ánh nội dung trên. Lượng giao dịch chuyển tiền chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với lượng giao dịch nhờ thu và tín dụng chứng từ. Số lượng giao dịch chuyển tiền tăng – giảm qua các năm cũng là con số lớn, tác động cùng chiều tới tổng lượng giao dịch TTQT. Số giao dịch chuyển tiền tăng 17,08% từ năm 2018 tới 2019, và giảm 21,60% vào năm 2020 với số lượng lớn là 986 giao dịch. Giao dịch nhờ thu và tín dụng chứng từ đều tăng trưởng qua các năm, đặc biệt tới 2020, số lượng giao dịch hai phương thức này tăng mạnh. Nếu như năm 2019, lượng giao dịch nhờ thu tăng 13 giao dịch (tương đương 44,83%) và tín dụng chứng từ tăng 8 giao dịch (tương đương 2,79%) so với năm 2018 thì tới 2020, nhờ thu tăng 35 giao dịch (tương đương mức tăng trưởng 83,33%) và tín dụng chứng từ tăng 115 giao dịch (tăng 38,98%) so với năm trước đó. Rõ ràng, trong tình hình phát triển dịch vụ NH nói chung, TTQT nói riêng, lượng giao dịch của khách hàng có sự gia tăng, tuy nhiên, do sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, trước tâm lý lo ngại về vấn đề kiểm sốt dịch bệnh tồn cầu, khách hàng có xu hướng chuyển đổi phương thức TTQT, sử dụng nhiều hơn với nhờ thu và tín dụng chứng từ - phương thức mà có sự tham gia của NH trong khâu kiểm tra chứng từ, gửi chứng từ và theo dõi tiến độ thanh toán, đảm bảo độ an toàn hơn trong giao dịch cho khách hàng với đối tác nước ngoài.
Dựa trên các số liệu tổng hợp trên, có thể thấy, tại Sacombank Đông Đơ, nghiệp vụ chuyển tiền được thực hiện nhiều nhất, có sự cách biệt lớn với nhờ thu và tín dụng chứng từ. Do đây là phương thức thanh toán đơn giản, nhanh gọn và chi phí thấp nên được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của nền kinh
tế, khi các doanh nghiệp ngày càng mở rộng số lượng và quy mô giao dịch, sự hiểu biết về xuất nhập khẩu và thủ tục ngân hàng ngày càng được nâng cao, các phương thức mang tính ưu việt, an tồn hơn như tín dụng chứng từ sẽ ngày càng được lựa chọn thực hiện nhiều hơn. Đây cũng là hướng tiếp thị mà Sacombank Đơng Đơ chú trọng, do có thể phát triển đa dạng sản phẩm từ nghiệp vụ này, đồng thời tăng thu từ phí thanh tốn L/C.
3.2.4. Đánh giá hoạt động TTQT tại Sacombank Đơng Đơ
3.2.4.1. Điểm mạnh
-Quy trình TTQT chi tiết, quy định cụ thể chứng từ khách hàng cần cung cấp khi thanh toán theo từng nghiệp vụ.
-Biểu phí với mức phí cạnh tranh, thường xuyên thay đổi phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời có cơ chế ưu đãi phí với KH đạt hạng theo xếp hạng của ngân hàng.
-Nhân sự: Bộ phận TTQT được thành lập với 1 Trưởng bộ phận và 03 Chuyên viên TTQT, cùng với 6 giao dịch viên phụ trách TTQT tại các phòng giao dịch trực thuộc đảm bảo xử lý nhanh hồ sơ cho khách hàng, tư vấn khách hàng trong thực hiện TTQT và kiểm soát rủi ro tác nghiệp.
-Đội ngũ Chuyên viên khách hàng đông đảo, trẻ trung, tích cực tiếp thị, tư vấn, chăm sóc khách hàng về dịch vụ TTQT.
-Cơ sở vật chất đầy đủ, hệ thống thơng tin nhanh gọn, tính bảo mật cao; cơ chế trao đổi thơng tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trọng hoạt động TTQT (luân chuyển hồ sơ, văn bản, thông báo giữa Hội sở và chi nhánh cũng như Bộ phận TTQT tại chi nhánh với các bộ phận khác cùng đơn vị), đáp ứng nhu cầu thực hiện TTQT nhanh, an toàn của khách hàng.
3.2.4.2. Điểm yếu
-Vị trí địa lý: trụ sở chi nhánh khơng gần các cơng ty xuất nhập khẩu có doanh số lớn, khoảng cách gây khó khăn trong việc đi lại của khách hàng để giao dịch.
-Chuyên viên khách hàng có thâm niên trên 2 năm chưa nhiều, dẫn đến việc tư vấn về nghiệp vụ TTQT khi tiếp thị khách hàng mới còn hạn chế.
3.2.4.3. Cơ hội
-Chi nhánh có kinh nghiệm trong tiếp thị KH FDI (đây là đối tượng khách hàng sử dụng đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng và doanh số chuyển tiền lớn).
-Các công ty xuất nhập khẩu thành lập mới nhiều, do nhu cầu xuất nhập khẩu các mặt hàng tăng cao (nông sản, sắt thép, gỗ ép,…).
-Sản phẩm TTQT của Sacombank đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng (tài trợ L/C xuất khẩu, chiết khấu hối phiếu và bộ chứng từ L/C xuất khẩu, L/C nội địa, UPAS,…)
3.2.4.4. Thách thức
-Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng: khách hàng thường sử dụng dịch vụ khác (đặc biệt là cho vay) từ ngân hàng nào thì sẽ thực hiện TTQT ln tại ngân hàng đó; các Ngân hàng bạn cũng có cơ chế ưu đãi (cấp tín dụng, giảm phí giao dịch, quy định về bổ sung chứng từ...) để tiếp thị và giữ chân khách hàng.
-Cơng nghệ thơng tin thay đổi, địi hỏi phát triển các sản phẩm mới gắn với công nghệ, đồng thời các ứng dụng, hệ thống nội bộ cũng cần hồn thiện, gia tăng tiện ích để có thể thực hiện nhanh các thao tác, vận hành hiệu quả hơn.
3.3. Đo lường sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp về chất lượng dịch vụTTQT tại Sacombank Đông Đô TTQT tại Sacombank Đông Đô
3.3.1. Kết quả nghiên cứu
3.3.1.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu
Phiếu khảo sát đã được gửi tới tồn bộ 195 KHDN có giao dịch TTQT tại chi nhánh thông qua thư điện tử. Kết quả thu về 142 phiếu hợp lệ, tương ứng 73%. Như vậy, kết quả khảo sát có thể được coi là tiêu biểu cho ý kiến khách hàng. Căn cứ bảng hỏi đưa ra khảo sát, mẫu nghiên cứu có các thơng tin chung như sau: