Giải pháp về môi trường cảng Hải Phòng theo hướng cảng thông minh

Một phần của tài liệu Phát triển cảng biển tại Hải Phòng theo hướng cảng thông minh. (Trang 99 - 108)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.4. Giải pháp về môi trường cảng Hải Phòng theo hướng cảng thông minh

Cảng biển là trung tâm cho các hoạt động kinh tế nhưng cũng là nguồn chủ yếu gây ô nhiễm. Tàu đến cảng với các động cơ lớn sử dụng nhiên liệu nặng, hàng ngàn xe tải đến cảng trong ngày sử dụng động cơ diesel, tàu hỏa đến cảng sử dụng các đầu kéo chạy động cơ diesel, các hoạt động và các thiết bị ở cảng gây ra hàng loạt các tác động ô nhiễm đối với dân cư trong vùng và môi trường xung quanh.

Để phát triển cảng Hải Phòng theo hướng cảng thông minh. Cảng Hải Phòng cần ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trên thế giới trong công tác quản lý, vận hành và cân bằng được mục tiêu phát triển kinh tế và BVMT, tận dụng tối đa những điều kiện thuận lợi hiện có nhằm phát triển kinh tế, duy trì phát triển bền vững và nâng cao chất lượng sống cho người dân trong khu vực. Để xây dựng thương hiệu cảng thông minh bảo vệ môi trường, Hải phòng cần xây dựng các tiêu chí về cảng sinh thái, với các tiêu chí như tuân thủ các quy định về BVMT và sử dụng tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm hướng tới phát triển cảng thông minh. Ngoài ra, cần kiểm soát về khói, bụi tại cảng bằng việc đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Quản lý nguồn nước cũng là việc cần chú ý vì cảng biển sẽ sử dụng một khối lượng lớn nước ngọt phục vụ trong hoạt động sản xuất. Do đó, phải xây dựng kế hoạch quản lý nguồn nước tổng thể tại cảng, sử dụng hệ thống giám sát nguồn nước tự động. Đặc biệt, phải kiểm soát nước thải, xây dựng các cơ sở tiếp nhận rác thải, tổ chức thu dọn rác thải hàng ngày trên các tàu tại cảng…

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý, giám sát luồng hàng hải. Cảng vụ hàng hải Hải Phòng cần triển khai lắp đặt và vận hành có hiệu quả các hệ thống trợ giúp giám sát hoạt động hàng hải trong khu vực quản lý như hệ thống nhận dạng tự động AIS, trạm Radar bờ, hộp đen VDR, máy thu, phát vô tuyến điện tại trụ sở Cảng vụ và tại Đại diện Cảng vụ hàng hải Hải Phòng tại Cát Hải nhằm tăng cường quản lý an toàn hàng hải, đặc biệt là quản lý an toàn trong luồng hẹp, khu vực có mật độ tàu, thuyền ra vào, neo đậu lớn. Qua đó, nâng cao năng lực trong công tác quản lý lưu thông hàng hải, an toàn hàng hải cũng như công tác quản lý tàu thuyền ra, vào cảng biển, đồng thời phục vụ tốt hoạt động tìm kiếm cứu nạn của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng.

Giải pháp phát triển cảng biển Hải Phòng theo hướng cảng thông minh đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia biển mạnh, trong đó có nhiệm vụ phát triển hệ thống cảng biển. Do đó, để đảm bảo phát triển bền vững hệ thống cảng biển, ngành hàng hải cần tận dụng tối đa các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cuối tháng 10/2020 cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng TC HICT đã đón nhận teu thứ 500,000 thông qua cảng năm 2020. Đây được coi là dấu mốc quan trọng trên hành trình phát triển lớn mạnh của TC HICT. Gần 3 năm kể từ khi đón mã hàng đầu tiên, với những chuyến dịch vụ nội Á, Ấn Độ thì đến nay TC HICT đã mở rộng tiếp nhận 10 tuyến dịch vụ mỗi tuần, trong đó có những tuyến dịch vụ đi trực tiếp đến Mỹ. Để có những chỉ số phát triển khả quan, đặc biệt là trong bối cảnh năm 2020, 2021 dịch bệnh covid 19 bùng phát, nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, lượng hàng ở nhiều tuyến dịch vụ giảm mạnh thì TC HICT sẽ phải áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ. Áp dụng những công nghệ tiên tiến hiện đại 4.0 như cảng điện tử Eport và lệnh giao hàng điện tử Edo hiện nay đang được áp dụng rộng rãi với các hãng tàu và khách hàng để kết nối giữa các cảng và các bên liên quan bằng kỹ thuật số. Biện pháp chủ yếu để phát triển TC HICT là đi đầu trong việc phát triển công nghệ thông tin, tiến tới từng bước xây dựng cảng thông minh. Không chỉ với riêng TC HICT mà xây dựng và phát triển mô hình cảng biển thông minh được coi là 1 trong những giải pháp để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Hải Phòng trong tình hình mới góp phần cùng với thành phố thực hiện thắng lợi nghị quyết 45 của Bộ Chính Trị. Trong danh mục 287 bến cảng được bộ giao thông vận tải công bố mới đây cảng biển Hải Phòng dẫn đầu cả nước với 49 bến cảng bên cạnh đó Hải Phòng lại có thế mạnh là có hệ thống giao thông tích hợp đầy đủ các phương thức vận tải được coi là điều thuận lợi và là chìa khóa để xây dựng thành phố cảng thông minh 4.0. Hiện Hải Phòng bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin và mạng lưới thiết bị kết nối internet trong 1 số khâu liên quan đến dịch vụ logistics như thủ tục hải quan, quản lý xếp dỡ hàng hóa tại các kho bãi, bến cảng. Tuy nhiên mức độ ứng dụng công nghệ còn hạn chế so với cảng biển thông minh trên thế giới hiện nay. Để đáp ứng được việc phát triển cảng biển thông minh việc đầu tiên là phải đầu tư các trang thiết bị hiện đại, thông minh, thân thiện với môi

trường. Thứ hai để đảm bảo được việc đầu tư các trang thiết bị phải có 1 nguồn vốn rất lớn để có được nguồn vốn thì ngoài các doanh nghiệp tự đầu tư cần phải huy động nguồn nhân lực vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư trong nước. Thức ba là phải đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được công cuộc 4.0.

KẾT LUẬN:

Mô hình cảng thông minh đã và đang được hình thành và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu lớn, internet kết nối vạn vật, Công nghệ thông tin và truyền thông ICT cùng những giải pháp công nghệ mới sẽ là những nhân tố hàng đầu quyết định tới tương lai của thành phố cảng. Với 1 số đặc điểm cơ bản hiện đại, kết nối, bền vững, trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể từ doanh nghiệp, ban quản lý cảng cho tới chính quyền thành phố và người dân trong tiến trình xây dựng mô hình cảng biển thông minh.

Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhấn mạnh phát triển vận tải biển cần phải theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng. Tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải trong khu vực và trên thế giới vì thế Hải Phòng đứng trước đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ nhằm khắc phục những khó khăn nội tại của thành phố cũng như đáp ứng những yêu cầu mới của đất nước. Theo nội dung nghị quyết số 45 ngày 24/1/2019 của bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 thì đối với phát triển dịch vụ của Hải Phòng trọng tâm là cảng biển và logistics. Đến năm 2025 đầu tư xây dựng từ 1 đến 3 khu dịch vụ logistics cấp quốc gia tăng trưởng dịch vụ logistics đạt khoảng 30%-33% 1 năm, đến năm 2030 Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc đường sắt tốc độ cao. Khi đề cập đến sự phát triển gắn liền với phát triển bền vững, cảng thông minh là định hướng của chính phủ là kim chỉ nam để Hải Phòng sớm thực hiện thành công mục tiêu xây dựng cảng thông minh trong kỷ nguyên số tạo tiền đề tiến nhanh, vững chắc, tự tin vươn xa biển lớn.

Luận văn đã nêu lên được các vấn đề như sau:

Thứ nhất là, nêu được các khái niệm về cảng thông minh, theo đó cảng thông minh là sự kết nối với nhau của toàn bộ chuỗi hậu cần cảng và tự động hóa các hoạt động và thiết bị của cảng. Các tiêu chí đánh giá phát triển cảng thông minh gắn liền với phát triển bền vững được thể hiện qua chỉ số (i) Cơ sở hạ tầng; (ii) Công nghệ;(iii) Quản lý; (iv) Môi trường. Bên cạnh đó, luận văn nghiên cứu phát triển cảng thông

minh của cảng Rotterdam, cảng Barcelona và rút ra các kinh nghiệm cho cảng Hải Phòng

Thứ hai, luận văn đề cập đến thực trạng cảng Hải Phòng hiện nay cơ sở hạ tầng vẫn còn chưa được đầu tư phát triển, các công nghệ phần mềm chưa được áp dụng triệt để tại cảng Hải Phòng để nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng.

Thứ ba, luận văn trên cơ sở các dự báo về sự phát triển cảng Hải Phòng theo hướng cảng thông minh đến năm 2030 và đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chất lượng dịch vụ cảng gắn liền với phát triển bền vũng. Các giải pháp tập trung vào các vấn đề như: (i) Cơ sở hạ tầng; (ii) Công nghệ;(iii) Quản lý; (iv) Môi trường

Trong quá trình thực hiện luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Trong thời gian ngắn, và do tình hình dịch bệnh Covid, tác giả chỉ có thể phỏng vấn sâu 5 doanh nghiệp, chưa tiếp cận được với các nhà quản lý, và các chuyên gia nghiên cứu. Do vậy các nhận định có thể chưa được toàn diện. Hy vọng tác giả có thể nhận được thêm những đóng góp ý kiến để Luận văn có thể được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Dữ liệu từ phòng Trung tâm CNTT - CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HẢI PHÒNG 2. Công Ty CP cảng Hải Phòng (2017), báo cáo thường niên năm 2017, Hải Phòng

2017

3. Công Ty CP cảng Hải Phòng (2018), báo cáo thường niên năm 2018, Hải Phòng 2018

4. Công Ty CP cảng Hải Phòng (2019), báo cáo thường niên năm 2019, Hải Phòng 2019

5. Công Ty CP cảng Hải Phòng (2020), báo cáo thường niên năm 2020, Hải Phòng 201

6. Nguyễn Thị Thu Hà (2013). Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005

- 2020. Luận án tiến sỹ kinh tế.

7. Nghị quyết 45/NQ-CP ngày 24/01/2019 của Bộ Chính Trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

8. Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030.

9. Website cổng thông tin điện tử Thành phố Hải Phòng

10.Website của Cục Hàng hải Việt Nam: http://www.vinamarine.gov.vn

11.Website của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam: http://www.vpa.org.vn

12.Website công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng:

http://hict.net.vn/

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

13.Medmaritimeprojects.eu, 2013, Action Plan towards the SMART PORT concept in the Mediterranean Area, D.2 Description of the current situation of MED ports regarding the Smart Port criteria

14.Yuri Triska and Amir Mattar Valente, 2019, Smart port-hinterland integration: conceptual proposal and simulation-based analysis in Brazilian ports

15.Jihong Chen and Tiancun Huang, 2019, Constructing Governance Framework of a Green and Smart Port

16.Sascha Westermann, 2016, Port of the future, ERTICO-ITS Europe, ITS 2016 World Congress

PHỤ LỤC

BẢNG PHỎNG VẤN SÂU

Nhằm nghiên cứu tình hình thực trạng hoạt động của cảng Hải Phòng hiện nay để có những kiến nghị giải pháp phát triển cảng Hải Phòng theo hướng thông minh, anh/chị xin đưa ra ý kiến của mình với những thông tin dưới đây.

THÔNG TIN NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN

Xin vui lòng cung cấp thông tin cá nhân của Quý khách (thông tin này sẽ được bảo mật)

Người được phỏng vấn: Số điện thoại:

Địa chỉ:

Đơn vị công tác:

I. Bảng phỏng vấn sâu cho các doanh nghiệp khai thác cảng:

1, Anh/chị đánh giá như thế nào về mức độ hiện đại và áp dụng công nghệ tại cảng Hải Phòng?

2, Anh/chị có đánh giá như thế nào về tình hình môi trường cảng biển?

3, Hiện nay cảng của anh/chị đang áp dụng phần mềm công nghệ hiện đại nào vào khai thác, xếp dỡ và vận hành cảng Hải Phòng?

4, Cảng của anh/chị đã áp dụng Eport vào khai thác cảng chưa? Có thể nói hiểu biết của anh/chị về Eport?

5, Đánh giá của anh/chị về kết quả đạt được của việc áp dụng công nghệ vào khai thác, vận hành cảng của anh/chị?

6, Đánh giá của anh/chị về những mặt hạn chế của việc áp dụng công nghệ vào việc vận hành, khai thác cảng của anh/chị

7, Kiến nghị của anh/chị để khắc phục những hạn chế kể trên? II. Bảng phỏng vấn sâu cho các doanh nghiệp khai thác cảng:

1, Anh/chị đánh giá như thế nào về mức độ hiện đại và áp dụng công nghệ tại cảng Hải Phòng?

2, Anh/chị có đánh giá như thế nào về tình hình môi trường cảng biển?

3, Hiện nay cảng của anh/chị đang áp dụng phần mềm công nghệ hiện đại nào vào khai thác, xếp dỡ và vận hành cảng Hải Phòng?

4, Cảng của anh/chị đã áp dụng Eport vào khai thác cảng chưa? Có thể nói hiểu biết của anh/chị về Eport?

5, Đánh giá của anh/chị về kết quả đạt được của việc áp dụng công nghệ vào khai thác, vận hành cảng của anh/chị?

6, Đánh giá của anh/chị về những mặt hạn chế của việc áp dụng công nghệ vào việc vận hành, khai thác cảng của anh/chị

Một phần của tài liệu Phát triển cảng biển tại Hải Phòng theo hướng cảng thông minh. (Trang 99 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)