Hạn chế trong việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp outsourcing

Một phần của tài liệu NGUYỄN VIẾT KIÊN-1906020240-QTKD26 (Trang 62 - 64)

ngành CNTT tại Việt Nam.

- Hạn chế trong nhận thức về CSR của các doanh nghiệp: nhận thức của các doanh nghiệp về CSR có thể nói là chưa đầy đủ, đối với các doanh nghiệp nước ngoài, việc thực hiện CSR có phần tốt hơn các doanh nghiệp nội địa. Nhiều doanh nghiệp cho rằng việc thực hiện CSR đơn thuần là làm từ thiện. Điều này cũng phù hợp với

mô hình CSR của Visser đối với các nước đang phát triển, trong đó khía cạnh từ thiện cũng là khía cạnh nền tảng và được xếp trước các khía cạnh pháp lý và đạo đức. Thậm chí một số doanh nghiệp còn cho rằng có thể thoải mái lợi dụng nguồn tài nguyên, nhân công hay các hoạt động tiêu cực khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận, sau đó họ quay lại làm các hoạt động từ thiện cho xã hội là đã thực hiện CSR. Doanh nghiệp vẫn cho rằng việc thực hiện CSR là một loại chi phí không sinh lời, không phải là một sự đầu tư phát triển, có khả năng giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất hay xây dựng giá trị thương hiệu, tăng sự cạnh tranh trên thị trường. Việc thực hiện CSR chưa đến từ bản thân doanh nghiệp do doanh nghiệp chưa thấy được lợi ích trong việc thực hiện, hay đến từ việc doanh nghiệp gượng ép thực hiện theo các tiêu chuẩn, bộ quy tắc ứng xử nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tác, khách hàng.

- Hạn chế về các nguồn lực trong việc thực hiện CSR: Các doanh nghiệp outsourcing trong ngành CNTT ở Việt Nam đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bản chất của các doanh nghiệp outsourcing đã là để tối thiểu chi phí, tiềm lực kinh tế và nhân sự hạn chế là một rào cản rất lớn trong việc thực hiện CSR. Việc phải đối mặt với các chi phí như giá điện nước, nguyên vật liệu, nhân công, chi phí tài chính…khiến cho các chủ doanh nghiệp không còn thời gian cũng như mong muốn để nghĩ tới việc thực hiện trách nhiệm đối với xã hội, môi trường mà chỉ tập trung tối đa tới việc đảm bảo lợi nhuận, cắt giảm chi phí. Thêm nữa, việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nhằm tiết kiệm chi phí hay giảm thiểu chất thải ra môi trường cũng cần một nguồn kinh phí không hề nhỏ, chỉ có các doanh nghiệp lớn, có khả năng về tài chính mới có thể quan tâm và thực hiện.

- Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, chưa có chế tài đủ mạnh để ràng buộc các doanh nghiệp thực hiện CSR: Mặc dù đã có các quy định pháp luật về nghĩa vụ thuế, bảo vệ quyền lợi của người lao động, người tiêu dùng, bảo vệ môi trường tuy nhiên hệ thống các quy định đó còn chưa đầy đủ, đồng bộ và việc giám sát tuân thủ pháp luật chưa cao dẫn đến tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp trốn trách trong việc thực hiện. Ngoài ra, cơ chế xử lý chưa đủ răn đe, đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm của đơn vị quản lý nhà nước cũng là một nguyên nhân làm cho doanh nghiệp chưa

tự giác thực hiện CSR. Ví dụ, tình trạng ràng buộc nhân viên làm thêm giờ, các ngày nghỉ lễ trong các doanh nghiệp outsourcing ngành CNTT diễn ra thường xuyên, các phúc lợi cho việc làm them chưa được thỏa đáng cho người lao động…

3.2. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai CSR của các doanh nghiệp outsourcing ngành CNTT trên thế giới.

Một phần của tài liệu NGUYỄN VIẾT KIÊN-1906020240-QTKD26 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w