.3 Các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ CNTT tiêu biểu

Một phần của tài liệu NGUYỄN VIẾT KIÊN-1906020240-QTKD26 (Trang 37)

(Nguồn: Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam)

2.2. Tình hình thực hiện CSR của các doanh nghiệp outsourcing ngành CNTTở Việt Nam. ở Việt Nam.

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tính đến tháng 6/2020, số lượng doanh nghiệp CNTT, điện tử viễn thông (cả doanh nghiệp nội địa và nhà đầu tư nước ngoài - FDI) là khoảng 45.500 doanh nghiệp, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn, trên 98% và trong số các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm phần lớn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế năng động và linh hoạt trong môi trường biến đổi nhưng dễ bị tác động trước những thay đổi bất lợi của môi trường sản xuất kinh doanh. Khả năng đầu tư nguồn lực để nâng cao dịch vụ bị hạn chế. Ngồi ra, có một số nguyên nhân dẫn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao: quy mô nhỏ, hạn chế về nguồn lực, hiệu suất làm việc chưa cao, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế,... Các đặc điểm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đền nhận thức về CSR cũng như về nguồn lực để thực hiện CSR của các doanh nghiệp CNTT.

Thứ hai, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển chưa lâu:bước sang thời kỳ đổi mới, với mong muốn xóa bỏ dần cơ chế bao cấp của nền kinh tế kế hoạch hóa, cùng với đường lối đổi mới, cách chính sách phát triển kinh tế, các luật về doanh nghiệp ra đời đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và mở rộng về quy mô, cụ thể: năm 1990, với sự ra đời của Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp tư nhân và sau đó thống nhất thành Luật Doanh nghiệp cũng như các Luật đầu tư nước ngoài, Luật Thuế giá

trị gia tăng đã tạo ra nền tảng pháp lý thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế gia tăng về số lượng, mở rộng vể quy mơ và loại hình hoạt động tuy nhiên nhìn chung, các

Doanh nghiệp Việt Nam có thời gian hình thành và phát triển chưa lâu cộng thêm việc Việt Nam gia nhập WTO và xu hướng tồn cầu hóa cũng như làn sóng FDI đầu tư vào Việt Nam dẫn đến việc Việt Nam cần phải tôn trọng các cam kết quốc tế, trong đó có việc thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội; các doanh nghiệp Việt Nam có thị trường xuất khẩu phải tuân theo các tiêu chuẩn, yêu cầu, các bộ quy tắc của các bên nhập khẩu hay các quy định về lao động, mơi trường, an tồn; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chủ động thực hiện CSR để đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại nhiều quốc gia khác nhau; tất cả các yếu tố trên đã đặt ra các yêu cầu cho các doanh nghiệp phải chủ động bắt kịp sự phát triển của các doanh nghiệp trên thế giới, từng bước thích nghi với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, việc nghiên cứu các tiêu chuẩn CSR trên thế giới, các cách thức triển khai CSR là rất cần thiết, từ đó là cơ sở để hình thành các bộ tiêu chuẩn riêng của Việt Nam cũng như là nguồn tham khảo để các doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận trong việc nhận thức và triển khai CSR nhằm tăng cường sự cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam được đánh giá và liệt kê vào nhóm các quốc gia mới nổi. Các quốc gia mới nổi có xu hướng ưu tiên thực hiện CSR về khía cạnh kinh tế để lấp đầy thâm hụt kinh tế so với các nước phát triển hơn trên thế giới và khía cạnh từ thiện của CSR được đánh giá do truyền thống từ trước. Do cộng đồng Việt Nam ưu tiên cao về trách nhiệm từ thiện, ở Việt Nam nhiều người cho rằng CSR chỉ nhằm phục vụ mục đích từ thiện, đặc trưng bởi các hoạt động quyên góp, thiện nguyện… Ngồi ra, nhiều doanh nghiệp coi CSR như một phương tiện để đánh bóng thương hiệu của họ, một hình thức bảo vệ thương hiệu và tin rằng, đây là mục đích duy nhất để họ thực hiện CSR. Với sự kiện, Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2008, cùng với việc là một thị trường trẻ với nguồn lao động rẻ và sẵn có, Việt Nam đã và đang chào đón nhiều tập đồn đa quốc gia gia cơng và đầu tư nước

ngoài, chọn Việt Nam là thị trường chiến lược. Các tập đồn lớn trong ngành cơng nghệ thông tin như: Intel, Microsoft, HPE, Google… Các doanh nghiệp quốc tế này đã và đang đóng góp một vai trị to lớn trong việc nêu gương cho các tập đoàn lớn của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử của họ vào thị trường Việt Nam. Ngoài ra, các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế khác nhau trong việc nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về các vấn đề xã hội và môi trường đã cải thiện nhận thức của người Việt Nam, của các doanh nghiệp Việt Nam về tư duy phát triển bền vững. Một sáng kiến quan trọng trọng liên quan đến CSR ở Việt Nam đó là thành lập tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc (UNIDO: United nations industrial development Oranization) nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thích ứng và áp dụng CSR để cải thiện mối liên kết với chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Xu hướng phát triển này kéo theo nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng trong năm 2016, vấn đế này đã buộc chính phủ Việt nam và cộng đồng địa phương phải tập trung và yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ các trách nhiệm xã hội và hoạt động minh bạch hơn, điều này dẫn đến việc hiểu rõ hơn về CSR trong tương lai.

Các sáng kiến CSR ở Việt Nam hiện nay được xác định thơng qua hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngồi, các tập đồn kinh tế lớn trong nước cũng như các tập đồn đa quốc gia và một phần chính quyền địa phương.

Ngồi ra, phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI: Tổ chức chính trị phi lợi nhuận, độc lập, phi chính phủ, có đầy đủ tư cách pháp nhân và quyền tự chủ tài chính riêng cho mình) phát động giải thưởng CSR “CSR – Hướng tới sự phát triển bền vững”

Nhằm nâng cao hoạt động của các tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam để nâng cao trách nhiệm của họ đối với xã hội. Chính phủ Việt Nam cũng đã đề ra các kế hoạch và dự án chi tiết liên quan đến CSR dựa trên các nguồn lực của mình như điều kiện lao động, vệ sinh, chất lượng, và năng lực quản lý môi trường.

Bằng việc phân tích việc thực hiện CSR tại một số doanh nghiệp lớn và tiêu biểu đang hoạt động tại Việt Nam, chúng ta cũng có thể khái qt về tình hình thực hiện CSR chung: FTP corp, Intel, …

Lý do chọn các doanh nghiệp này để đánh giá là:

- Các doanh nghiệp này đã được hình thành và hoạt động tại thị trường Việt Nam trên dưới 10 năm, quy mô doanh nghiệp vừa và lớn.

- Đều đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.

- Các doanh nghiệp này đều có báo cáo CSR thường niên.

2.2.1. Cơng ty FPT

2.2.1.1. Giới thiệu tập đồn FPT.

Tập đoàn FPT được thành lập vào năm 1988, với hơn 30 năm phát triển, FTP luôn là công ty dẫn đầu trong ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam. Lợi nhuận trước thuế đạt 4.665 tỷ VNĐ, tăng 20.8% so với năm 2018.

Thơng qua lĩnh vực kinh doanh chính của mình là cơng nghệ thơng tin và viễn thông. FPT đang cung cấp dịch vụ của mình trên 56 tỉnh thành cả nước và tiếp tục mở rộng lĩnh vực kinh doanh ra tồn cầu. FTP đã có các khách hàng quốc tế, mở rộng các văn phịng đại diện và cơng ty con trên hơn 20 quốc gia trên tồn cầu.

2.2.1.2. Tình hình thực hiện CSR

FPT là một trong những doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam. Tập đoàn đã xác định sự phát triển bền vững. Trong hội nghị chiến lược phát triển tập đoàn năm 2010, FPT đã quyết định CSR như là một chiến lược của tập đoàn. Các hoạt động CSR của tập đoàn đã được nâng lên một tầm mới. Các hoạt động CSR này nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em và người dân, xây dựng cộng đồng tốt hơn.

Chính vì vậy, FPT đã đưa ra trách nhiệm với nhân viên trong tập đoàn:

Tại FPT, con người là tài sản giá trị nhất, tập trung vào các chính sách phát triển và chăm sóc con người, tạo ra mơi trương làm việc tốt cho nhân viên, mang lại cuộc sống giá trị cả về vật chất và tinh thần cho nhân viên. Những chính sách này được kiến tạo dựa trên các tiêu chuẩn: phù hợp với sự đóng góp cho FPT, tính cạnh tranh, khuyến khích hiệu quả và chất lượng cơng việc, minh bạch và cơng bằng.

Bên cạnh đó, FPT có các chính sách tạo ra mơi trường làm việc có điều kiện tốt nhất cho nhân viên để phát triển toàn bộ khả năng tiềm ẩn của họ. FPT cũng có rất nhiều chính sách liên quan thăng tiến trong sự nghiệp cho nhân viên như nhân viên key, chính sách về việc tránh xung đột các trách nhiệm do nắm giữ nhiều vị trí,

chính sách luân chuyển vị trí quản lý: các chính sách bổ nhiệm và miễn nhiệm cam kết mức độ công bằng và minh bạch cao nhất.

Ngồi ra, FPT khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất để CBNV phát triển tồn diện cả kỹ năng chun mơn và kỹ năng mềm, không chỉ thông qua công việc mà cịn thơng qua việc tự học, phát triển bản than và trao đổi kiến thức. Điều này được hồn thiện trong chương trình dào tạo liên tục, Nhân viên đạt đủ điều kiện được hỗ trợ một phần hoặc tồn bộ chi phí đào tạo cấp tốc.

Hướng tới việc hỗ trợ cộng đồng và thực hiện CSR, FPT đang sử dụng giá trị cốt lõi của mình (cơng nghệ), cụ thể:

Hỗ trợ tài năng trẻ: 2 chương trình lớn

- Trung tâm bồi dưỡng tài năng trẻ FPT: năm 1999, Trung tâm Bồi dưỡng Tài năng trẻ FPT (FYT) được thành lập từ ý tưởng của Chủ tịch Trương Gia Bình với mục đích tập hợp những nhân tài trẻ tuổi của đất nước, tạo điều kiện để họ phát triển một cách toàn diện trở thành người thành đạt trong xã hội, góp phần hưng thịnh quốc gia; đồng thời xây dựng môi trường, kết nối những bạn trẻ có năng khiếu đặc biệt để hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Mỗi năm FYT sẽ tuyển chọn 25 - 30 thành viên là những sinh viên xuất sắc tại các trường đại học trên toàn quốc (Sinh viên đạt giải quốc gia, quốc tế, có thành tích học tập tốt…). Các sinh viên sẽ được tuyển chọn qua các vòng thi IQ, GMAT, Tiếng Anh, viết luận, làm việc nhóm và phỏng vấn.

Hoạt động của Trung tâm là hướng tới việc:

- Tổ chức các chương trình đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng mềm. - Tổ chức giao lưu, trao đổi với nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong các

lĩnh vực liên quan, lãnh đạo FPT và các doanh nghiệp khác. - Định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

- Tạo điều kiện tham gia các dự án của FPT.

Kết quả đạt được: sau gần 20 năm hoạt động, chương trình quy tụ được 520 sinh viên tài năng, 416 sinh viên đạt giải thưởng quốc gia, 52 giải thưởng quốc tế. - Học bổng Nguyễn Văn Đạo: Với mong muốn mang đến điều kiện học tập tốt nhất và cơ hội phát triển cho những sinh viên có hồn cảnh gia đình khó khăn và các tài

năng trẻ, bắt đầu từ năm 2010, FPT đã thực hiện 'Chương trình học bổng Nguyễn Văn Đạo.

Từ năm 2014, học bổng Nguyễn Văn Đạo có 03 loại hình:

Học bổng Hiếu học dành cho các thí sinh có hồn cảnh khó khăn có thành tích học tập tốt.

Học bổng Học tập xuất sắc dành cho các thí sinh có thành tích học tập xuất sắc.

Học bổng Văn –Thể – Mỹ dành cho các thí sinh có thành tích đặc biệt trong lĩnh vực Thể thao – Văn hóa – Nghệ thuật.

Mức học bổng cao nhất bao gồm tồn bộ học phí và chi phí ăn ở trong 04 năm học tại trường.

Kết quả đạt được: năm 2020, chương trình đã trao 2.661 suất học bổng, Tổng suất học bổng đã trao từ khi thành lập: 7.571

Chương trình cơng nghệ vì cộng đồng:

Tổ chức cuộc thi kiến thức online cho học sinh phổ thông: Với mong muốn mang đến cho học sinh Việt Nam phương pháp học tập mới dựa trên nền tảng Internet, FPT tiên phong xây dựng Cuộc thi Giải tốn qua mạng Violympic dành cho học sinh phổ thơng. Qua 11 năm triển khai, cuộc thi đã trở thành sân chơi trí tuệ yêu thích, thu hút hàng triệu học sinh Việt Nam tham dự, đồng thời mở rộng thêm các mơn thi Tốn Tiếng Anh và Vật lý. Tính trong năm học 2017 - 2018, các cuộc thi kiến thức online cho học sinh phổ thơng của Trung tâm Violympic đón nhận gần 3,7 triệu thí sinh cả nước tham gia.

Kết quả đạt được: Thu hút hơn 20 triệu thành viên tham gia, giúp hàng triệu học sinh nâng cao kiến thức, phát triển tư duy và tiếp cận với tin học hiện đại. Mở ra một hướng mới cho việc ứng dụng CNTT vào chương trình dạy và học.

Chương trình ươm mầm nhân ái:

- FPT là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên ở Việt Nam dành riêng một ngày để toàn thể CBNV trong tập đồn dành thời gian suy nghĩ hoặc đóng góp một hành động thiết thực cho cộng đồng. Ngày FPT Vì Cộng đồng (13/3) đã trở thành một nét văn hóa đầy tính nhân văn của người FPT.

- Nhằm lan tỏa tinh thần nhân ái với tôn chỉ mỗi nhân viên FPT đều trực tiếp tham gia vào các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, san sẻ với các hồn cảnh khó khăn trong xã hội, FPT khuyến khích mỗi nhân viên đóng góp tối thiểu một ngày lương vào Quỹ Người FPT vì cộng đồng. Trong năm 2018, toàn FPT và các đối tác đã chi hơn 4,6 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động thiện nguyện hỗ trợ các hộ gia đình gặp khó khăn.

- Nổi bật trong đầu năm 2018, FPT đã phối hợp cùng Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung tâm Tình nguyện Quốc gia (VVC) tổ chức chương trình Ngày “Tiên phong hành động vì cộng đồng” để hưởng ứng Chiến dịch Ngày làm việc tốt (Good Deeds Day) và Ngày FPT vì cộng đồng 13/3. Chương trình đã thu hút hơn 5.000 người trong và ngoài FPT tham gia.

Kết quả đạt được: gần 4 triệu người được hưởng lợi từ các chương trình ứng dụng cơng nghệ trong đào tạo, hơn 3.000 đơn vị máu được hiến tặng.

Chương trình bảo vệ mơi trường: -Triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng

- Triển khai giải pháp tiết kiệm năng lượng tại Trường Đại học FPT giúp giảm được 341.200kWh trị giá 500 triệu đồng và cắt giảm 19,2 tấn CO2 hàng năm

- Triển khai dự án Green IT giảm phát khí thải nhà kính và cắt giảm 255.00kWh điện năng với trị giá 300 triệu đồng hàng năm cho Data Center

-Tham gia bảo vệ động vật hoang dã

- Là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên kết hợp cùng hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS), chương trình tại Việt Nam (WCS) ký cam kết thực hiện Chương trình 'Nói khơng với tiêu thụ động vật hoang dã'.

- Tham gia chương trình 'Nói khơng với sừng tê giác' do Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên tại VN (WWF) triển khai.

Các giải thưởng trách nhiệm xã hội:

- Giải ba cuộc thi trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 2012 do phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam phối hợp với các bộ ngành tổ chức.

-Doanh nghiệp Việt Nam duy nhất nhận bằng khen giải thưởng Global CSR 2020. - Bằng khen doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong cơng tác chăm sóc và bảo vệ

trẻ em năm 2014 cho FPT do bộ lao động thương binh và xã hội trao tặng.

Một phần của tài liệu NGUYỄN VIẾT KIÊN-1906020240-QTKD26 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w