vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2.3.2.1. Những hạn chế
Song song với những kết quả đạt được, VCB đã bộc lộ một số tồn tại trong công tác cho vay KHDN. Hạn chế của công tác quản lý RRTD trong cho vay KHDN thời gian qua biểu hiện rõ nét nhất thông qua các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và khả năng tiềm tàng rủi ro trong danh mục tín dụng của VCB (năm 2020 chỉ tiêu nợ nhóm 2, nợ xấu, nợ bán VAMC đối với KHDN của VCB tăng cao nhảy vọt), cụ thể như sau:
a)Mô hình, nhân sự, quy trình cấp và quản lý tín dụng chưa hoàn toàn phù hợp
Theo mô hình KHDN và các quy trình hiện tại của VCB, các chức năng quản lý cho vay KHDN (quan hệ khách hàng, thẩm định và quản lý nợ) chưa thực sự được phân tách triệt để theo từng phòng, ban riêng tại nhiều Chi nhánh. Bộ phận quan hệ KHDN phải thực hiện hầu hết những chức năng liên quan đến KHDN, từ tiếp xúc, đàm phán khách hàng, đến phân tích, thẩm định cấp tín dụng, đề xuất giải ngân, kiểm tra giám sát sau giải ngân, đánh giá khách hàng theo định kỳ... Trong khi quy trình cấp tín dụng tại các ngân hàng tiên tiến là một cấu trúc có tính hệ thống trong đó nhiều người cùng tham gia và mỗi cán bộ tham gia vào một hoặc một số khâu tác nghiệp để chuyên sâu và giảm thiểu rủi ro. Với quy trình hiện tại,
cán bộ cán bộ quan hệ KHDN của VCB phải làm nhiều việc, do vậy mức độ chuyên sâu vào từng nghiệp vụ rất khó. Vì vậy, quá trình ra quyết định chưa đảm bảo được nguyên tắc độc lập, chuyên môn hóa và bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng.
Việc bộ phận quan hệ KHDN vừa là người đi tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng vừa phân tích khách hàng để trình duyệt thường kém tính khách quan và tiềm ẩn rủi ro lớn cho ngân hàng do:
(i) Thường phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách khách hàng nên bộ phận quan hệ KHDN có thể phân tích khách hàng theo hướng tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dư nợ.
(ii) Cán bộ quan hệ khách hàng tiếp xúc trực tiếp khách hàng nên có trường hợp nảy sinh sự thông đồng với khách hàng dẫn đến làm sai lệch thông tin để cho vay.
(iii) Cán bộ phải đảm bảo tất cả các giai đoạn từ hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định tất cả nội dung liên quan đến khách hàng như pháp lý, uy tín, tài chính…Với khối lượng công việc lớn như vậy lại chịu áp lực về thời gian hoàn thành theo đúng quy định nên đôi khi cán bộ khó có đủ thời gian để thu thập thông tin đầy đủ, dẫn đến tình trạng phân tích sơ sài, không đánh giá đúng thực trạng của khách hàng.
Bộ Quy trình cho vay, tác nghiệp khá đồ sộ, quy trình cho vay KHDN VVN áp dụng chung với quy trình cho vay KHDN lớn dễ dẫn đến cán bộ bị sai lỗi và năng suất kém khi phải làm thêm các công việc chưa chắc đã cần thiết với KHDN VVN.
b) Công tác phê duyệt cấp tín dụng, giám sát sau cấp tín dụng tại một số Chi nhánh chưa thực hiện nghiêm túc:
Quyết định cấp tín dụng cho một khoản vay/khách hàng chủ yếu dựa trên các đặc điểm của riêng khoản vay/khách hàng đó mà chưa xem xét, đánh giá tác động của khoản vay/khách hàng đó tới tổng thể rủi ro của danh mục đầu tư theo ngành, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý và các sản phẩm cụ thể.
Quyết định cho vay còn dựa trên yếu tố chủ quan về TSBĐ mà chưa coi trọng đến hiệu quả của phương án/dự án vay vốn, cho vay vượt khả năng thanh toán của khách hàng vay vốn/cho vay vượt quá nhu cầu của khách hàng.
Việc kiểm tra sử dụng vốn vay còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa thường xuyên, chưa được cán bộ quan hệ khách hàng coi trọng như là một tất yếu của quy trình cho vay, từ đó dẫn đến một số KHDN còn sử dụng vốn sai mục đích, gây khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng.
c)Hệ thống đo lường, nhận diện rủi ro tín dụng chưa toàn diện
VCB đã có hệ thống XHTDNB để đánh giá rủi ro của KHDN, tuy nhiên hệ thống này vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là:
Phương pháp đánh giá hiện tại của VCB là phương pháp xếp hạng, trong đó cán bộ tín dụng là người trực tiếp cập nhật thông tin và cho điểm đối với từng chỉ tiêu đánh giá theo quy trình hướng dẫn cho điểm của Trụ sở chính đã ban hành, quy ra điểm với từng KHDN và xếp hạng tương ứng. Hiện tại một số chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá cho điểm mang tính chất định tính, dựa trên sự đánh giá của cán bộ quan hệ KHDN trực tiếp quản lý. Phương pháp này đòi hỏi cán bộ xếp hạng phải am hiểu được tất cả các nội dung đánh giá, thu thập đầy đủ thông tin của KHDN và đưa ra đánh giá mang tính chủ quan với các chỉ tiêu này. Cơ chế xếp hạng này chủ yếu được thực hiện thủ công bởi các cán bộ và được lãnh đạo phê duyệt theo thẩm quyền nên kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng không đảm bảo tính chính xác cao, dễ bị can thiệp bởi người thực hiện, đồng thời không tạo được cơ sở dữ liệu tích luỹ, phục vụ cho việc tính toán các tham số rủi ro trong công tác quản lý rủi ro của VCB.
Ngoài ra, nguồn tin sử dụng trong công tác xếp hạng tín dụng tại ngân hàng còn hạn chế do hiện tại Việt Nam vẫn chưa có thông tin về các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành, nhóm ngành nên việc phân tích xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn cũng gặp phải những khó khăn nhất định.
Hệ thống cảnh báo sớm đã được xây dựng để cảnh báo sớm các KHDN có tiềm ẩn rủi ro, có thể mất khả năng thanh toán nợ vay. Tuy nhiên, thời gian vừa qua việc cảnh báo còn bộc lộ nhiều điểm bất cập như: KHDN khi được cảnh báo thì đã rất khó khăn, việc định hướng giải quyết tiếp theo không còn được coi là sớm nữa; Việc cảnh báo và thực hiện các biện pháp ứng xử sau cảnh báo không được chú
trọng đúng mức nên các giải pháp đưa ra thiếu thuyết phục và thực thi không được hiệu quả.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại VCB
a) Nguyên nhân chủ quan
* Mô hình, quy trình cấp tín dụng cho KHDN còn chưa thực sự phù hợp
Ngân hàng vẫn thực hiện hoạt động kinh doanh tín dụng theo mô hình kinh doanh truyền thống phân chia theo hàng ngang tại Trụ sở chính và các chi nhánh (các chi nhánh như những ngân hàng nhỏ trong một ngân hàng). Chính mô hình này đang làm giảm đi tính hiệu quả do nguồn lực bị phân tán, tính cạnh tranh không cao và gây khó khăn cho công tác quản lý điều hành kinh doanh xuyên suốt từ Trụ sở chính tới Chi nhánh nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng.
Qua nhiều lần thay đổi, tuy nhiên đến hiện tại mô hình tổ chức bộ phận trực tiếp kinh doanh tại ngân hàng vẫn duy trì theo hình thức tập trung chức năng nhiệm vụ cho cán bộ quan hệ khách hàng quá nhiều (quan hệ khách hàng, thẩm định và quản lý nợ) dựa trên quan điểm họ là người am hiểu nhất về khách hàng nên thực hiện các công việc nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng để đạt chỉ tiêu được giao cũng như chịu trách nhiệm đến cùng về khoản cấp tín dụng của mình. Mô hình này sẽ kéo theo quy trình chính sách được thay đổi cho phù hợp mô hình nên ảnh hưởng chung đến việc cho vay và chất lượng nợ khi các bước không được thực hiện tốt.
Các bước trong quy trình khi cho vay đối tượng KHDNVVN vẫn phải chặt chẽ như đối với các KHDN Lớn do tại Việt Nam các khách hàng hầu như chưa thực hiện chế độ báo cáo tài chính chuẩn mực nên việc cho vay vẫn rất cần đánh giá chi tiết kỹ lưỡng, cộng với khẩu vị rủi ro của VCB khá cao. Việc áp dụng công nghệ để thẩm định theo phương pháp phê duyệt đục lỗ/nhà máy phê duyệt đang được các ngân hàng nước ngoài áp dụng mạnh nhưng khi áp dụng tại VCB chưa được vì các thông tin đầu vào chưa chuẩn mực để đưa ra kết quả cuối cùng được chính xác.
* Đặc tính tập trung hóa cao vào nhóm ngành/nhóm KHDN truyền thống
Đặc thù VCB là ngân hàng nhà nước cổ phần hóa trước đây được phân công phục vụ khách hàng ngành công nghiệp thương mại cũng như những KHDN lớn là
Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước… Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, VCB vẫn là một trong bốn NHTM lớn nhất tại Việt Nam với mạng lưới trải khắp trên cả nước. Tuy VCB qua nhiều năm điều chỉnh định hướng nhưng vẫn khó thay đổi được đặc điểm chung là danh mục KHDN lớn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, các ngành nghề trọng tâm như giao thông, bất động sản, xây lắp, xi măng, công nghiệp, vật liệu xây dựng… luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng danh mục cho vay. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý RRTD tại VCB cũng như phạm vi ảnh hưởng khi phát sinh các rủi ro với các KHDN Lớn/rủi ro ngành.
Việc phân tích và thiết lập hạn mức này được thực hiện hàng năm tuy nhiên một số bất cập vẫn tồn tại như (i) chỉ một số ngành hàng được kiểm soát chứ không phải toàn bộ các ngành hàng trên danh mục dư nợ của ngân hàng; (ii) Việc kiểm soát hạn mức các ngành vẫn thực hiện thủ công trên cơ sở theo dõi số dư, chưa có công cụ tự động theo dõi, cảnh báo/chặn khi khách hàng tiếp tục giải ngân cho ngành cần kiểm soát.
* Chất lượng thẩm định cấp tín dụng và kiểm tra, giám sát khách hàng sau cho vay của các Chi nhánh còn chưa cao:
Do hệ thống tiêu chí thẩm định hồ sơ còn nhiều yếu tố định tính, chưa quan tâm đến độ tin cậy của thông tin, đặc biệt là thông tin tài chính do khách hàng cung cấp. Thêm vào đó, thái độ làm việc chủ quan, thiếu thận trọng của cán bộ quan hệ KHDN đã làm gia tăng RRTD với các khoản cho vay. Cán bộ tại các Chi nhánh thường có xu hưởng làm việc dựa trên thông lệ, quá tin tưởng vào những khách hàng truyền thống mà bỏ qua các bước đánh giá những sự thay đổi liên quan đến khách hàng.
Tính tuân thủ trong một bộ phận cán bộ quan hệ KHDN còn hạn chế. Tình trạng vi phạm quy chế và quy trình nghiệp vụ cho vay vẫn xảy ra, thậm chí không chấp hành quy trình cấp tín dụng, hạ thấp các điều kiện cấp tín dụng… dẫn đến gia tăng RRTD trong hoạt động cho vay KHDN.
Hoạt động kiểm tra, giám sát khách hàng sau cho vay chưa được chú trọng đúng mức. Bộ phận quan hệ khách hàng thực hiện đánh giá thường xuyên về tình
hình khách hàng nhưng làm chưa sâu, mang tính hình thức, quá tin tưởng khách hàng nên không nắm bắt được các dấu hiệu suy giảm của khách trong kinh doanh nên không phát hiện được sớm các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro của khách hàng cũng như ứng xử chưa kịp thời khi khách hàng phát sinh vấn đề.
* Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay còn chưa phát huy tốt vai trò giám sát
Bộ phận KTKSNB được thành lập và hoạt động từ rất lâu, là bộ phận không thể thiếu trong ngân hàng. Qua nhiều lần chuyển đổi từ là một bộ phận trực thuộc Chi nhánh thành bộ phận trực thuộc Trụ sở chính đặt tại Chi nhánh và hiện tại là hoạt động theo các cụm kiểm tra đặt tại các khu vực trực thuộc Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ - Khối Quản lý RRTD. Bộ phận này thực hiện kiểm tra thường xuyên các hoạt động của ngân hàng tuy nhiên kiểm tra chủ yếu mang tính chất chọn mẫu, định kỳ theo kế hoạch định sẵn từ đầu năm nên mức độ bao phủ chưa cao.
Đây là bộ phận có mạng lưới rộng khắp cả nước, là cánh tay nối dài của Trụ sở chính trong việc kiểm tra giám sát hoạt động của bộ phận kinh doanh tại ngân hàng nhưng chưa phát huy hết vai trò giám sát thay cho các bộ phận tại Trụ sở chính, đôi khi còn chưa phát hiện các sai lỗi trong việc cho vay của ngân hàng cũng như phát hiện các rủi ro tiềm ẩn với KHDN để cảnh báo.
* Việc nhận diện rủi ro sớm đôi khi thực hiện chưa kịp thời
Hệ thống cảnh báo sớm được thực hiện nhằm hỗ trợ nhận diện sớm các khách hàng suy giảm khả năng trả nợ từ đó kịp thời triển khai các biện pháp ứng xử phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro và tổn thất cho VCB. Tuy nhiên hệ thống cũng được thiết kế dựa trên gốc dữ liệu lịch sử quan hệ với ngân hàng qua hệ thống lọc và tính toán chỉ số đưa ra kết quả xanh/vàng/đỏ. Vì mấu chốt dựa trên dữ liệu lịch sử nên thường khi được cảnh báo thì khách hàng đã bộc lộ các yếu tố rủi ro khá rõ nét, đã khó khăn thực sự nên việc ứng xử của ngân hàng đôi khi chưa thực sự “sớm”. Ngoài ra, ngoài dữ liệu hệ thống còn có 1 bộ câu hỏi cho các ngân hàng trả lời sau khi có dữ liệu chạy lọc ra danh sách khách hàng cần điều tra. Việc sử dụng bảng hỏi để xếp loại KHDN cuối cùng sẽ phần nào làm giảm tính chính xác của kết quả do có yếu tố định tính của cán bộ trả lời.
Đồng thời từ những nhược điểm về việc quản lý giám sát khách hàng cũng như công việc kiểm tra kiểm soát nội bộ nêu trên cũng là nguyên nhân của việc rủi ro chưa được nhận diện sớm và kịp thời.
* Nhân sự của bộ phận quản lý rủi ro còn hạn chế:
Chất lượng các cán bộ tham gia vào quy trình tín dụng bao gồm cán bộ lãnh đạo và cán bộ tín dụng cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến RRTD của VCB. Trình độ các cán bộ tham gia công tác cho vay, kể cả các cấp lãnh đạo tín dụng ở một số ngân hàng còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng. Thực tế với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động cho vay, sự phức tạp của các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho KHDN đã khiến cho chất lưsợng một số cán bộ không còn đáp ứng được yêu cầu. KHDN ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức kinh doanh tinh vi nên cán bộ không giỏi rất dễ bị qua mặt, lừa đảo.
Tại nhiều Chi nhánh việc tuyển dụng, đào tạo, giữ chân cán bộ quan hệ KHDN không dễ dàng, đối tượng cán bộ không chịu được áp lực quá lớn nghỉ việc nhiều. Điều này dẫn đến sự luân chuyển trong khi quản lý KHDN lại cần có sự liên tục, am hiểu, chuyên sâu về khách hàng. Nguyên nhân chính là do việc tăng trưởng tín dụng quá nhanh, nóng áp lực chỉ tiêu tăng trưởng rất mạnh ảnh hưởng lớn đến cán bộ quan hệ khách hàng. VCB tuyển dụng thường xuyên hàng năm với khối lượng lớn nhưng vẫn luôn là thiếu cán bộ tốt, cán bộ giỏi phục vụ KHDN. Nhiều Chi nhánh cán bộ quan hệ khách hàng non trẻ kinh nghiệm <2 năm quản lý các khách hàng khá lớn nên phát sinh yếu kém trong khi thẩm định cấp tín dụng hay kiểm soát khách hàng.
Đồng thời thực tế chung của các NHTM tại Việt Nam đó là chưa phát triển và duy trì được một đội ngũ chuyên gia quản lý rủi ro chuyên nghiệp. Hầu hết cán bộ rủi ro đều là những cán bộ tín dụng chuyển sang, không có chuyên ngành sâu về quản lý rủi ro. Trong khi đó, nghiệp vụ quản lý rủi ro trên thế giới đã có những tiến