Đánh giá quản lý tại cảng Hải Phòng theo hướng cảng thông minh

Một phần của tài liệu Phát triển cảng biển tại Hải Phòng theo hướng cảng thông minh. (Trang 70 - 73)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Đánh giá quản lý tại cảng Hải Phòng theo hướng cảng thông minh

Một trong những bước đi mạnh mẽ trong ứng dụng KHCN của ngành hàng hải là việc triển khai dịch vụ công trực tuyến. “Cục Hàng hải là cơ quan đi đầu trong việc tham gia thực hiện cơ chế một cửa Quốc gia ngay từ giai đoạn 1 (năm 2014). Tháng 7/2018, Cục tiếp tục triển khai mở rộng Cơ chế Một cửa quốc gia đối với 11 thủ tục hành chính lĩnh vực hàng hải trên Cổng thông tin một cửa quốc gia tại 25 cảng vụ hàng hải. Trước đây, khi làm thủ tục giấy, hãng tàu phải cử người vào bờ để mang hồ sơ lô hàng đến từng bộ phận chuyên ngành như: cảng vụ, hải quan, kiểm dịch y tế,... để làm thủ tục. Nếu giấy tờ chưa hợp lệ sẽ bị trả lại để sửa đổi, bổ sung làm phát sinh lớn quỹ thời gian tàu nằm chờ. Một ngày nằm chờ, tàu nhỏ có thể tốn 10.000 USD tiền thuê tàu, với tàu cỡ lớn lên đến 20.000 USD/ngày. Từ khi việc khai báo thủ tục được triển khai theo cơ chế một cửa, chỉ 15 - 30 phút thủ tục đã được xét duyệt cho tàu vào cảng làm hàng. Trường hợp phải chỉnh sửa hồ sơ cũng vô cùng nhanh chóng khi thao tác trên bản khai điện tử.

Nâng cấp cơ sở dữ liệu, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật theo hướng cảng thông minh:

Theo thống kê, tổng số hồ sơ điện tử được phê duyệt từ tháng 7/2018 đến tháng 12/2018 là gần 28.200 hồ sơ, chiếm 87% tổng số hồ sơ được tiếp nhận, việc triển khai thành công Cơ chế một cửa không chỉ giúp DN tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển. Cục Hàng hải đang phối hợp với đơn vị chức năng xây dựng kiến trúc

Chính phủ điện tử Bộ GTVT trong lĩnh vực hàng hải. Trong đó, tập trung vào xây dựng, nâng cấp cơ sở dữ liệu chuyên ngành hàng hải, sẵn sàng kết nối, chia sẻ thông tin với các cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung của Bộ GTVT, gồm cơ sở dữ liệu về tàu biển và thuyền viên.

Hệ thống quản lý hải quan tự động

Trong thời gian qua, ngành Hải quan đã đẩy mạnh cải cách và hiện đại hóa hải quan, trong đó ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào các khâu nghiệp vụ hải quan. Nhờ đó đã cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý, giám sát hàng hóa tại cảng biển, cảng hàng không quốc tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và thay đổi phương thức hoạt động vẫn chưa được cải thiện đáng kể; sự kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan với các doanh nghiệp kinh doanh cảng còn hạn chế. Điều này dẫn đến việc theo dõi, quản lý hàng tại cảng của cơ quan Hải quan gặp nhiều khó khăn; thời gian lưu giữ hàng hóa của doanh nghiệp lâu, chi phí lưu kho bãi của hàng hóa lớn. Để có thể nhanh chóng giảm bớt được thủ tục hành chính, thời gian giám sát hải quan tại cảng biển, cảng hàng không, giảm thời gian và chi phí cho DN, việc kết nối hệ thống CNTT theo dõi, quản lý hàng hóa của DN kinh doanh cảng, kho, bãi với hệ thống CNTT của cơ quan Hải quan theo quy định của Luật Hải quan 2014 để chia sẻ kịp thời và đầy đủ thông tin hàng hóa, phương tiện vận tải là yêu cầu cấp bách. Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu quản lý trên, Tổng cục Hải quan đã khẩn trương xây dựng, phát triển Hệ thống quản lý hải quan tự động (gọi tắt là hệ thống VASSCM) thông qua đề án quản lý, giám sát hàng hóa tại cảng biển, cảng hàng không. Trong tổng số 309 doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, kho ngoại quan và kho hàng không kết nối hệ thống VASSCM (tính đến cuối năm 2018) thì Cục Hải quan Hải Phòng có tới 61 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ gần 20%). Trong những ngày đầu khi triển khai, hệ thống đã gặp một số khó khăn như thông tin của các hãng thực hiện theo nhiều chuẩn khác nhau, cơ chế phối hợp xử lý vấn đề vướng mắc ở một số đơn vị liên quan còn có lúc chưa đạt hiệu quả như mong muốn, sự chênh lệch về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý của các DN kinh doanh kho, bãi, cảng, địa điểm chịu sự giám sát hải quan, dẫn đến việc cơ quan hải quan gặp khó

khăn khi thực hiện yêu cầu về chuẩn hóa dữ liệu để trao đổi thông tin giữa DN với cơ quan Hải quan, hệ thống bị tắc nghẽn do đường truyền quá tải…

Để khắc phục tình trạng này, Tổng cục Hải quan tích cực hỗ trợ các cục Hải quan trong việc triển khai kết nối VASSCM với DN kinh doanh cảng; kịp thời khắc phục sự cố khi đường truyền quá tải. Đồng thời, Tổng cục Hải quan hướng dẫn cho DN về chuẩn thông điệp khai báo, trao đổi thông tin với cơ quan hải quan đối với các địa điểm chịu sự giám sát hải quan; tiếp tục hoàn thiện chuẩn thông điệp kết nối, trao đổi thông tin giữa DN với cơ quan hải quan. Tổng cục Hải quan đã tách hệ thống truyền nhận dữ liệu giữa cơ quan hải quan và DN kinh doanh kho, bãi, cảng thành đường truyền độc lập để đảm bảo việc kết nối; tăng cường hệ thống máy chủ để tăng năng lực xử lý dữ liệu do DN truyền đến để việc tiếp nhận, xử lý thông tin, thông quan hàng hóa cho DN được nhanh chóng. Tổng cục Hải quan cũng thực hiện nhiều lần bổ sung, nâng cấp các chức năng như chức năng xử lý nghiệp vụ hàng hóa quá cảnh, trung chuyển; thiết lập nguyên tắc trao đổi thông tin về lô hàng được khai báo tờ khai nhánh với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm…và nhiều chức năng khác. Về số lượng hàng hóa được xử lý thông qua hệ thống: Tính đến 31/12/2018, hệ thống đã xử lý được 16,5 triệu containers, 40 nghìn vận đơn hàng rời, 18 nghìn vận đơn hàng lỏng, 300 triệu kiện hàng lẻ và 39,8 triệu vận đơn hàng không. Hệ thống VASSCM đã mang lại những lợi ích không thể phủ nhận cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá, doanh nghiệp kinh doanh kho bãi càng.

Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa:

- Giảm thủ tục: Khi nhận hàng tại khu vực kho, bãi, cảng, doanh nghiệp XNK không phải xuất trình chứng từ để cơ quan Hải quan kiểm tra, xác nhận trên Hệ thống và chứng từ giấy như trước đây

- Giảm thời gian: Doanh nghiệp có thể kiểm tra được trạng thái hàng hóa (thông qua mạng internet), không cần di chuyển giữa bộ phận giám sát hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng điều này góp phần giảm thời gian lấy hàng ra khỏi cảng - Giảm chi phí: Khi thực hiện theo quy trình cũ, doanh nghiệp cần in và xuất trính

cho bộ phận giám sát hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng danh sách container và danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát với quy trình mới không cần việc này.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi:

- Được cơ quan Hải quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin (dưới dạng điện tử) về dự kiến hàng đến kho, bãi, cảng (thông qua E-Manifest) từ đó chủ động trong việc xây dựng kế hoạch khai thác cảng, kho, bãi cũng như chủ động phối hợp doanh nghiệp XNK trong việc giao nhận hàng hóa đưa vào, đưa ra cảng, kho, bãi; giảm rủi ro khi thực hiện bằng chứng từ giấy

- Chủ động trong việc quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, cung cấp thông tin, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi trên Hệ thống điện tử. Hỗ trợ hoạt động khai thác, kinh doanh, giảm chi phí, tăng công suất khai thác và khả năng cạnh tranh.

- Lợi ích riêng đối với hãng tàu: Nhờ việc giải phóng hàng hóa nhanh chóng nên thời gian quay vòng sử dụng vỏ container, sử dụng tàu được rút ngắn, hỗ trợ doanh nghiệp tăng khả năng khai thác, nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải quốc tế.

2.2.3.1. Nhận xét quản lý tại cảng Hải Phòng theo hướng cảng thông minh

Quản lý hoạt động của hệ thống cảng biển Hải Phòng ngày càng đi vào nền nếp, tạo dựng niềm tin của các chủ phương tiện, bến cảng, đồng thời tạo điều kiện cho công tác kiểm tra Nhà nước nhằm phát hiện khiếm khuyết để điều chỉnh kịp thời.

Sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng Hải Phòng đã giải quyết thủ tục cho tàu thuyền đến và rời cảng kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện theo quy định pháp luật; nâng cao sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển Hải Phòng trong quá trình triển khai cổng thông tin khai báo thủ tục tàu biển, tiếp theo là cổng thông tin Hải quan một cửa quốc gia tại khu vực cảng biển Hải Phòng.

Tuy nhiên việc triển khai các chỉ đạo của nhà nước về phát triển cảng biển Hải Phòng còn gặp khó khăn do thiếu hụt nguồn tài chính, khó khăn vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng phát triển cơ sở hạ tầng. Điều này làm giảm hiệu quả trong họa động kinh doanh, kìm hãm sự đi lên của cảng Hải Phòng theo hướng cảng thông minh.

Một phần của tài liệu Phát triển cảng biển tại Hải Phòng theo hướng cảng thông minh. (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w