6. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Sự mất cân bằng trong cán cân thương mại với nước ngoài có tác động
động tiêu cực đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam
Như đã phân tích ở trên, ở Việt Nam, thương mại nội ngành chủ yếu theo chiều dọc. Điều này nhìn chung là hợp lý cho các nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi cơ cấu để phát triển nền kinh tế của mình.
Ngành công nghiệp ở các nước đang phát triển chủ yếu tập trung vào gia công, lắp ráp sản phẩm để xuất khẩu. Đó là sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên điều đó lại cho thấy ngành dệt may Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào bên ngoài với nguyên liệu đầu vào, và điều này lại có xu hướng tăng cao, dẫn đến sự bị động của ngành trong sản xuất và kinh doanh. Điều này đã được thấy rõ trước khủng hoảng của dịch Covid, các doanh nghiệp Việt Nam bị thiếu nguyên liệu đầu vào nhập từ các quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc, làm gián đoạn chuỗi giá trị trong ngành dệt may.
Dựa theo việc phân tích cơ cấu sản phẩm dệt may, ta thấy ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào bông, sợi nhập khẩu với phương thức mua bán thuần
túy là thương mại, không gắn gì với chuỗi giá trị, trong khi đó lại ít có trao đổi thương mại với các sản phẩm thành phẩm dệt may tương tự với các quốc gia khác. Qua đó, chứng tỏ lợi ích Việt Nam thu được từ chuỗi giá trị thương mại ngành dệt may là rất nhỏ mặc dù sản phẩm dệt may của Việt Nam được xuất đi nhiều nơi, có tên trong top 10 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới.
Lợi ích thương mại từ chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành dệt may thấp, kéo theo sự mất cân bằng trong cán cân thương mại dệt may của Việt Nam với các nước phát triển, đặc biệt là các đối tác thuộc Liên Minh châu Âu, hay Mỹ, và đặc biết là Trung Quốc. Hơn nữa, mô hình cũng chỉ ra sự mất cân bằng này có tác động tiêu