Sự khác nhau về thị hiếu

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ TRÂM- 1906040093- KTQT26 (Trang 34 - 35)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.6. Sự khác nhau về thị hiếu

Theo Từ Thúy Anh (2013), nếu hai nước có hàm sản xuất giống nhau nhưng hàng hoá sản xuất ra có sự khác biệt, thì thương mại sẽ chỉ được quyết định bởi khác nhau về thị hiếu. Tuy nhiên, nếu các thị hiếu của quốc gia có nhiều lao động chệch hướng mạnh về phía hàng hoá sử dụng nhiều lao động, khi đó quốc gia đó không cần xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nó có thể nhấp khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động. Do đó, thương mại nội ngành có thể được giải thích nếu Việt Nam có sự chệch hướng tiêu dùng mạnh về phía hàng hoá sử dụng nhiều lao động.

Từ Thúy Anh (2013) cũng chỉ ra một trong các hạn chế của lý thuyết Heckscher-Ohlin là bỏ qua các yếu tố bên cầu trong thương mại quốc tế. Theo lý thuyết Heckscher-Ohlin, thị hiếu được cho là giống nhau ở các nước khác nhau. Do đó, sự ưa thích của người tiêu dùng ở hai nước khác nhau không có ảnh hưởng đến giá tương đối của hàng hoá ở các nước. Sự khác nhau về chi phí của yếu tố sản xuất giữa các nước là các nhân tố quyết định sự khác nhau về giá tương đối của hàng hoá. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy các nguồn lực yếu tố không thể là nhân tố quyết định các mô hình thương mại, giá tương đối có thể khác nhau giữa hai nước thâm chí khi các yếu tố nguồn lực là giống nhau. Nếu hàm sản xuất hoặc sự ưa thích của người tiêu dùng khác nhau ở các quốc gia thì các yếu tố nguồn lực không thể được sử dụng để giải thích các mô hình thương mại. Sự khác nhau của người tiêu dùng giữa các nước đưa ra thách thức đối với lý thuyết Heckscher-Ohlin.

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ TRÂM- 1906040093- KTQT26 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w