Các rào cản thương mại

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ TRÂM- 1906040093- KTQT26 (Trang 29)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Các rào cản thương mại

Từ Thúy Anh (2013) đã chỉ ra rào cản thương mại là yếu tố phản ảnh mức độ bảo hộ của một nền kinh tế, mức độ cam kết và thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi nước. Mức độ bảo hộ càng thấp, mức độ tự do hóa thương mại càng cao thì nhập khẩu các sản phẩm nói chung càng tăng lên. Đồng thời, các cam kết hội nhập thường là có đi có lại. Cho nên, khi một nước hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nước đó cũng sẽ được hưởng lợi trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, và tăng xuất khẩu các sản phẩm nói chung.

Thêm nữa, phân công lao động ngày nay không chỉ đơn thuần là phân công lao động liên ngành, mỗi nước tạo ra một loại sản phẩm mà mình có lợi thế, xuất khẩu đi, nhập khẩu về các sản phẩm khác. Tỷ trọng lớn trong phân công lao động quốc tế ngày nay là nội bộ ngành, là việc các nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, các nước thực hiện chuyên môn hóa nội ngành, sản xuất một phần, một bộ phận, một công đoạn của quá trình sản xuất, rồi trao đổi với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, giảm dần các rào cản trong thương mại quốc tế sẽ làm cho các quá trình này diễn ra thuận lợi hơn, nhịp nhàng và uyển chuyển hơn, và kết quả là thương mại nội ngành rất có thể sẽ tăng lên. 1.3.3. Dung lượng các thị trường

Nhiều lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm đã chỉ ra thương mại nội ngành phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Một trong những nhân tố chính là quy mô kinh tế với thước đo là GDP của các quốc gia. Quy mô thị trường giữa các nước tham gia trao

đổi hàng hóa càng lớn, thì thương mại nội ngành diễn ra càng mạnh mẽ. Stone và Lee (1995) đã chỉ ra rằng thị trường lớn sẽ hình thành thương mại nội ngành do sự gia tăng khả năng mở rộng sản xuất bởi yếu tố lợi ích kinh tế theo quy mô.

Từ Thúy Anh (2013) đã chỉ ra rào cản thương mại là yếu tố phản ảnh mức độ bảo hộ của một nền kinh tế, mức độ cam kết và thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi nước. Mức độ bảo hộ càng thấp, mức độ tự do hóa thương mại càng cao thì nhập khẩu các sản phẩm nói chung càng tăng lên. Đồng thời, các cam kết hội nhập thường là có đi có lại. Cho nên, khi một nước hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nước đó cũng sẽ được hưởng lợi trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, và tăng xuất khẩu các sản phẩm nói chung.

Thêm nữa, phân công lao động ngày nay không chỉ đơn thuần là phân công lao động liên ngành, mỗi nước tạo ra một loại sản phẩm mà mình có lợi thế, xuất khẩu đi, nhập khẩu về các sản phẩm khác. Tỷ trọng lớn trong phân công lao động quốc tế ngày nay là nội bộ ngành, là việc các nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, các nước thực hiện chuyên môn hóa nội ngành, sản xuất một phần, một bộ phận, một công đoạn của quá trình sản xuất, rồi trao đổi với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, giảm dần các rào cản trong thương mại quốc tế sẽ làm cho các quá trình này diễn ra thuận lợi hơn, nhịp nhàng và uyển chuyển hơn, và kết quả là thương mại nội ngành rất có thể sẽ tăng lên.

Nhiều bài báo nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố mở cửa nền kinh tế đến sự gia tăng giá trị thương mại nội ngành, và tạo ra sự khác biệt về quy mô và sản phẩm

Các nghiên cứu của Leamer (1988) cho rằng, độ mở nền kinh tế càng lớn thì khối lượng thương mại và sản phẩm đa dạng càng lớn. Trên phương diện lý thuyết, thương mại nội ngành có quan hệ cùng chiều với độ mở của nền kinh tế. Lee and Lee (1993) chứng minh rằng, các quốc gia có rào cản thương mại thấp thường có mức độ thương mại nội ngành cao. Nghiên cứu kỳ vọng yếu tố độ mở nền kinh tế có tương quan cùng chiều với thương mại nội ngành. Độ mở của nền kinh tế được tính bằng tỷ trọng của tổng giá trị xuất khẩu so với tổng GDP của nước đó.

Donghui Li, Fariborz và Ah-Boon Sim (2003) trong bài nghiên cứu của mình về các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dịch vụ bảo hiểm của Mỹ với các đối tác đã chỉ ra như sau: khi mức độ mở cửa thương mại càng lớn, cơ hội kinh doanh, trao đổi giữa các quốc gia các nhiều, càng thúc đẩy hoạt động toàn cầu hóa trong các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm, qua đó gia tăng mức độ thương mại nội ngành IIT.

Tuy nhiên, trước đó, có nhiều bài nghiên cứu về thương mại nội ngành không đánh giá vai trò của mức độ mở cửa của nền kinh tế như một nhân tố quan trọng hình thành nên IIT. Các bài báo về thương mại nội ngành như: Caves (1981), Balassa and Bauwens (1987), Lee and Lee (1993), đều bỏ qua ảnh hưởng của nhân tố độ mở nền kinh tế đến giá trị thương mại nội ngành.

1.3.4. Đầu tư nước ngoài

Đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư trực tiếp luôn đi kèm và/hoặc tạo tiền để cho thương mại quốc tế nói chung, hay thương mại nội ngành nói riêng phát triển. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhập khẩu và đầu tư thường có mối quan hệ với nhau. Điều này là bởi các nước đang phát triển không có và không tự sản xuất đủ các nguyên liệu đầu vào cũng như các loại máy móc, thiết bị cần thiết để đầu tư cho sản xuất. Tất nhiên, mức độ của mối quan hệ này đến đâu còn tuỳ thuộc vào mức độ bảo hộ thương mại và chiến lược đầu tư trong từng giai đoạn (Từ Thúy Anh, 2013).

Đầu tư liên quan đến nhập khẩu, hiệu quả đầu tư liên quan đến khả năng cạnh tranh của hàng thay thế nhập khẩu và hàng xuất khẩu. Các luồng vốn đầu tư gián tiếp hoặc nguồn viện trợ nước ngoài, kiều hối cũng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, cải thiện hoặc gây tình trạng thâm hụt cán cân thương mại.

Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là bộ phận quan trọng của tài khoản vốn. Việc gia tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài có tác dụng bù đắp thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Đối với các nước đang phát triển, khi xuất khẩu dịch vụ còn hạn chế và các nguồn chuyển giao chưa đáng kể, vốn FDI góp phần làm lành mạnh hoá cán cân thương mại. Tăng đầu nước ngoài vào các ngành thay thế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu cũng góp phần làm tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu

trong dài hạn, do đó ảnh hưởng đến thương mại nội ngành, góp phần cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài tăng, kéo theo tăng nhập khẩu. Nếu chính sách bảo hộ thiên lệch đối với xuất khẩu sẽ làm cho cán cân thương mại thâm hụt, Hơn nữa, khi luồng FDI vào tăng lên sẽ làm thay đối tương quan giữa cung và cầu ngoại tệ. Nếu Chính phủ không can thiệp thì điều này dẫn đến khuynh hướng đồng nội tệ lên giá, qua đó hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu, dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt cán cân vãng lai (Từ Thúy Anh, 2013).

Theo Caves (1981), do cầu khác nhau về cùng một sản phẩm như nhau mà sản xuất lại tùy thuộc vào quy mô kinh tế, theo đó kỳ vọng yếu tố FDI tương quan cùng chiều với thương mại nội ngành.

Donghui Li, Fariborz và Ah-Boon Sim (2003) trong bài nghiên cứu của mình về các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dịch vụ bảo hiểm của Mỹ với các đối tác thương mại từ 26 quốc gia từ năm 1995 và 1996 đã kết luận như sau: FDI có tác động tích cực đến thương mại nội ngành. Điều này càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các tập đoàn đa quốc gia trong việc gia tăng sản lượng thương mại giữa các quốc gia hơn là chỉ là một thành phần hỗ trợ thương mại.

Mặc dù tầm quan trọng ngày càng tăng của FDI trong khoảng 20 năm trở lại đây, nhưng một số nghiên cứu về IIT lại chỉ ra tác động tiêu cực FDI trong việc tạo ra thương mại nội ngành hàng hóa hoặc dịch vụ như Balassa và Bauwens (1987). Tuy nhiên rằng nghiên cứu của Balassa và Bauwens (1987) đã được thực hiện mà không có bất kỳ tham chiếu nào đến các nghiên cứu quan trọng của Helpman (1984) và Helpman và Krugman (năm 1985).

Khi nghiên cứu trường hợp của Việt Nam, Nguyễn Hà Minh và các cộng sự (2019) cũng chưa tìm thấy tác động đáng kể của FDI đến thương mại nội ngành giữa Việt Nam với các nước tham gia hiệp định TPP. Giải thích cho những tác động không đáng kể của dòng vốn FDI là khi một dự án FDI được bắt đầu, nó cần thời gian để xây dựng nhà máy, mua máy và sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Sau 3 hoặc 4 năm kể từ khi dự án là bắt đầu, hiệu quả cũng như sức ảnh hưởng của FDI mới có tác động đến IIT.

1.3.5. Sự khác biệt về quy mô kinh tế giữa các nước

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra khi sự khác biệt về quy mô kinh tế giữa các quốc gia có ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại nội ngành giữa các nước.

Donghui Li, Fariborz và Ah-Boon Sim (2003) trong bài nghiên cứu của mình về các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dịch vụ bảo hiểm của Mỹ với các đối tác thương mại từ 26 quốc gia từ năm 1995 và 1996 đã kết luận như sau: sự khác biệt về cấu trúc giữa các nền kinh tế biểu hiện thông qua thu nhập bình quân có tác động tiêu cực đến chỉ số IIT, thông qua việc giảm khả năng xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm nội địa với nước ngoài. Mức độ tương đồng về thu nhập sẽ làm tăng nhu cầu bảo hiểm tương tự, qua đó thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia. Điều đó càng chứng tỏ trong ngành dịch vụ bảo hiểm, các nước phát triển (thu nhập cao) có hoạt động trao đổi chính với các nước phát triển (thu nhập cao).

Tương tự, trong bài nghiên cứu về sự phát triển Thương mại các quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương trong suốt hơn một thập kỷ (1979-1988), Kiichiro Fukasaku (1992) đã kết luận rằng: Sự tương đồng về nhu cầu và quy mô nền kinh tế càng lớn, thì mức độ thương mại nội ngành giữa các quốc gia càng cao. Điều này cũng chỉ ra tốc độ tăng trưởng cao liên tục của các nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương trong những năm thập niên 1990 sẽ càng thúc đẩy thương mại nội ngành gia tăng.

Bên cạnh đó, một số tác giả cũng đánh giá tác động này không chỉ trong ngắn hạn mà còn dài hạn. Tác giả Li Quiuzhen (2013) trong bài nghiên cứu thương mại nội ngành dệt may giữa Trung Quốc và Ấn Độ dựa trên số liệu thương mại hàng năm từ 1997 đến 2011 đã chỉ ra yếu tố sự khác biệt về thu nhập bình quân đã làm giảm mức độ giữa mại nội ngành giữa hai quốc gia này. So sánh với ngắn hạn, các yếu tố về độ mở cửa thương mại, sự khác biệt giữa thu nhập bình quân và sự biến động về tỷ giá có tác động lớn hơn đến thương mại nội ngành trong dài hạn.

Không chỉ đúng với các nước phát triển, sự khác biệt về quy mô nền kinh tế giữa một quốc gia với các đối tác có tác động tiêu cực đến thương mại nội ngành, cũng đúng với trường hợp các nước đang phát triển như trong nghiên cứu về Việt Nam của tác giả Võ Thy Trang (2013), Kiên Trần và Thảo Trần (2016); hay Mulenga (2012) nghiên cứu về thương mại nội ngành của Zambia với các đối tác thương mại.

Các quốc gia, vùng lãnh thổ có mức độ tương đồng về kinh tế sẽ có xu hướng sản xuất và trao đổi với nhau cho dù sự khác biệt hóa sản phẩm chỉ xảy ra ở một số ngành kinh tế Mulenga (2012).

1.3.6. Sự khác nhau về thị hiếu

Theo Từ Thúy Anh (2013), nếu hai nước có hàm sản xuất giống nhau nhưng hàng hoá sản xuất ra có sự khác biệt, thì thương mại sẽ chỉ được quyết định bởi khác nhau về thị hiếu. Tuy nhiên, nếu các thị hiếu của quốc gia có nhiều lao động chệch hướng mạnh về phía hàng hoá sử dụng nhiều lao động, khi đó quốc gia đó không cần xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nó có thể nhấp khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động. Do đó, thương mại nội ngành có thể được giải thích nếu Việt Nam có sự chệch hướng tiêu dùng mạnh về phía hàng hoá sử dụng nhiều lao động.

Từ Thúy Anh (2013) cũng chỉ ra một trong các hạn chế của lý thuyết Heckscher-Ohlin là bỏ qua các yếu tố bên cầu trong thương mại quốc tế. Theo lý thuyết Heckscher-Ohlin, thị hiếu được cho là giống nhau ở các nước khác nhau. Do đó, sự ưa thích của người tiêu dùng ở hai nước khác nhau không có ảnh hưởng đến giá tương đối của hàng hoá ở các nước. Sự khác nhau về chi phí của yếu tố sản xuất giữa các nước là các nhân tố quyết định sự khác nhau về giá tương đối của hàng hoá. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy các nguồn lực yếu tố không thể là nhân tố quyết định các mô hình thương mại, giá tương đối có thể khác nhau giữa hai nước thâm chí khi các yếu tố nguồn lực là giống nhau. Nếu hàm sản xuất hoặc sự ưa thích của người tiêu dùng khác nhau ở các quốc gia thì các yếu tố nguồn lực không thể được sử dụng để giải thích các mô hình thương mại. Sự khác nhau của người tiêu dùng giữa các nước đưa ra thách thức đối với lý thuyết Heckscher-Ohlin.

1.4. Tổng quan thương mại dệt may toàn cầu giai đoạn 1995 -2019

Sau Thế kỷ 20, ngành dệt may trở thành ngành công nghiệp sản xuất quy mô lớn. Toàn ngành có những thay đổi đột phá, từ trang phục được may theo số đo từng người với chi phí đắt đỏ đến việc sản xuất phục vụ nhu cầu đại chúng với chi phí thấp, từ kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu, màu sắc đến thời gian sử dụng và phát triển các sản phẩm mới cũng liên tục được thay đổi. Công đoạn sản xuất liên tục dịch chuyển về nơi có chi phí sản xuất thấp, từ Bắc Mỹ và Tây Âu sang Nhật Bản rồi chuyển sang Hongkong, Đài Loan và Hàn Quốc, tới Trung Quốc, và chuyển dần tới các nước Nam Á và châu Mỹ Latin.

1.4.1. Kim ngạch thương mại dệt may thế giới

Hàng dệt may là ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, quy mô toàn ngành liên tục tăng trưởng.

Hình 1. 1 Kim ngạch xuất khẩu dệt may thế giới giai đoạn 1995- 2019

(Nguồn: ITC)

Nếu như năm 1995, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn thế giới chỉ ở mức hơn 300 tỷ USD, thì đến năm 2019, giá trị này đã vượt qua 800 tỉ USD. Mặc dù sau năm 2010, tốc độ tăng trưởng có chậm lại so với giai đoạn những năm 1990 nhưng được kỳ vọng tiếp tục hồi phục mức tăng trưởng cao hơn trong giai đoạn kế tiếp.

1.4.2. Các thị trường xuất khẩu dệt may thế giới

Xét về thị trường xuất khẩu, trong suốt giai đoạn từ năm 1995 đến 2020, các thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất là: Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc, Hồng Kong, Nhật Bản.

Xét riêng trong năm 2019, thị phần xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới thuộc về Hoa Kỳ, với tỉ trọng hơn 14,7%. Tiếp đến là các nước Đức (6,23%), Nhật Bản (4,46%), Trung Quốc (4,17%). 10 nước có thị phần xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới đã chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn thế giới.

Hình 1. 2 Các thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới 2019

(Nguồn: ITC)

1.4.3. Các thị trường nhập khẩu dệt may của thế giới

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ TRÂM- 1906040093- KTQT26 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w