Kết quả hoạt động qua các năm 2016-2019

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với Công ty tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng. (Trang 67 - 73)

4 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của công ty tài chính

3.1.2 Kết quả hoạt động qua các năm 2016-2019

Thị phần

Ngay từ khi thành lập, FE Credit đã tập trung vào phân khúc khách hàng chính là khách hàng cá nhân có thu nhập thấp - những khách hàng được coi là “dưới chuẩn” và không đủ điều kiện vay vốn các tổ chức tín dụng. Vừa tạo lập thói quen vay tiêu dùng mới cho người dân, giúp họ nhận thức được lợi ích của hình thức cho vay tiêu dùng, tránh xa bẫy tín dụng đen, vừa giúp họ khả năng quản lý tài chính, thanh toán đúng hạn…, FE Credit đã tạo dựng được sự tin tưởng của khách hàng. Đến nay, sau 10 năm hoạt động, Công ty đã có tới hơn 11 triệu khách hàng, không thua kém bất kỳ các tổ chức tín dụng lớn nào.

Tính đến cuối năm 2020, FE Credit đã có quy mô tổng dư nợ trên 66.000 tỷ đồng, chiếm trên 50% thị phần toàn ngành, bỏ xa các đối thủ khác, với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.700 tỷ đồng.

Với 9.500 đối tác chiến lược tại hơn 19.000 điểm giới thiệu dịch vụ trên toàn quốc, FE Credit đã “phủ sóng” hàng ngàn hệ thống cửa hàng điện tử, điện lạnh, hệ thống cửa hàng xe máy, đồ gia dụng, đồ điện tử... Hàng triệu tiểu thương, công nhân, lao động phổ thông… nhờ vốn vay tại FE Credit có thể hiện thực hóa ước mơ, cải thiện cuộc sống một cách dễ dàng, nhanh chóng. Hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ của FE Credit cũng phát triển đa dạng, như vay tiền mặt, vay mua xe máy, mua điện thoại

- điện máy, thẻ tín dụng, bảo hiểm...

Theo số liệu mới nhất từ Các tổ chức tín dụng Nhà nước cho biết đến cuối năm 2020, có tổng cộng 16 công ty tài chính đã được cấp giấy phép hoạt động cho vay tiêu dùng trên thị trường với tổng vốn điều lệ hơn 22.000 tỷ đồng.Trong đó, một số doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất hiện nay là FE Credit (7.328 tỷ); SBIC Finance (2.523 tỷ); EVN FC (2.500 tỷ); HD Saison (1.400 tỷ); Tài chính Bưu điện - PTF (1.050 tỷ); SHB Finance (1.000 tỷ)…

Báo cáo của Fiingroup về thị trường cho vay tiêu dùng trong nước cũng ghi nhận tỷ trọng tín dụng tiêu dùng hiện đã chiếm 20,5% tổng dư nợ nền kinh tế, cao gấp 2,5 lần so với năm 2012, tăng trưởng bình quân khoảng 20%/năm.

Theo thống kê của ngân hàng Nhà nước, tại Việt Nam đang có tất cả 16 công ty tài chính được cấp phép và đang hoạt động tính đến Quý II năm 2020. Sau đây là thông tin và tên của các công ty tài chính. Theo đó FE Credit vẫn dẫn đầu về vốn điều lệ với 7.328 tỷ đồng.

Bảng 3.1: Danh sách các công ty tài chính (Đến 31/12/2020)

Tên các công ty tài chính Vốn điều lệ

(tỉ đồng)

Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng 7.328

Công ty tài chính cổ phần Tín Việt 6.879

Công ty tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ 2.523

Công ty tài chính TNHH MB Shinsei 800

Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset 700

Công ty tài chính TNHH MTV Toyota Việt Nam 700

Công ty tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam 615

Công ty tài chính TNHH MTV Lotte Việt Nam 600

Công ty tài chính TNHH MTV Home credit Việt Nam 550 Công ty tài chính TNHH MTV Quốc tế Việt Nam JACCS 550

Công ty tài chính cổ phần Handico 550

Công ty tài chính TNHH một thành viên Cộng Đồng 500

Công ty tài chính TNHH MTV Bưu điện 105

Công ty tài chính cổ phần Điện Lực 25

Công ty tài chính TNHH HD Saison 14

Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 1

Nguồn: https://www.sbv.gov.vn

Tuy nhiên, thị trường cho vay tiêu dùng hiện vẫn nằm chủ yếu trong tay 3 doanh nghiệp FE Credit, HD Saison và Home Credit với khoảng 80% thị phần. Trong đó, riêng FE Credit hiện chiếm hơn 52% thị phần cho vay tiêu dùng trong

Home Credit 17% FE Credit 52% HD Saigon 11% Finance 6% Mcredit 7% 2%

Mirae Asset JACCS Shinhan 5%

Thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam 2019

nước, bỏ xa đối thủ đứng thứ 2 là Home Credit với 17% và thứ 3 là HD Saison với 11%. Báo cáo thường niên của VPBank cũng cho biết FE Credit là doanh nghiệp đứng đầu thị trường tài chính tiêu dùng với hơn 55% thị phần.

Trong năm 2020, công ty này đã giải ngân được khoảng 63.000 tỷ đồng cho vay mới, thấp hơn gần 10.000 tỷ so với năm 2019. Dẫu vậy, đây vẫn là doanh nghiệp có số cho vay phát sinh mới lớn nhất thị trường.

Đến cuối năm 2020, tổng dư nợ tín dụng của FE Credit vào khoảng 66.000 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cuối năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu theo tiêu chuẩn VAS là 6,6%, tăng so với mức 5,6% của năm 2019, tương đương giá trị nợ xấu khoảng

4.300 tỷ đồng.

Hình 3.1: Thị phần cho vay tiêu dùng tại Việt Nam 2019

2019 2018 2017 2016 8,177 12,129 14,120 18,152 Tổng thu nhập hoạt động Đơn vị: Tỷ đồng 2019 2018 2017 2016 3,400 2,927 4,526 5,688 Chi phí hoạt động Đơn vị: Tỷ đồng Tổng thu nhập hoạt động Hình 3.2: Tổng thu nhập hoạt động

Nguồn: Báo cáo nội bộ của FE Credit

Qua hình trên ta có thể thấy thu nhập từ hoạt động của FE CREDIT tăng trưởng khá nhanh, từ con số 8.177 tỷ đồng năm 2016 đã lên tới 18.152 tỷ đồng năm 2019. Điều này một lần nữa khẳng định sự phát triển nhanh chóng và hiệu quả của FE CREDIT trong thời gian qua.

Tổng chi phí hoạt động

Qua hình trên ta thấy, bên cạnh sự tăng trưởng về thu nhập thì chi phí hoạt động của FE CREDIT cũng tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2016 là 2.927 tỷ đồng thì đến năm 2019 con số này đã là 5.688 tỷ đồng.

Hình 3.3: Tổng chi phí hoạt động

2019 2018 2017 2016 2,400 4,488 4,119 4,188 Lợi nhuận Đơn vị: Tỷ đồng 2019 2018 2017 2016 32105 44797 53270 60594 Dư nợ cho vay

Đơn vị: Tỷ đồng

Lợi nhuận

Qua hình trên ta có thể thấy lợi nhuận đi đôi với kết quả tăng trưởng tín dụng vượt bậc thì lợi nhuận của Fe Credit cũng tăng trưởng hết sức ấn tượng từ mức khoảng

2.400 tỷ đồng trong năm 2016 đã tăng lên tới 4.488 tỷ đồng trong năm 2019, lợi nhuận của Fe Credit liên tục chiếm hơn 40% trong lợi nhuận hợp nhất với ngân hàng mẹ là VPBank, đây là một kết quả vượt xa ngoài mong đợi của Fe Credit không chỉ bởi vì con số lợi nhuận vượt xa nhiều ngân hàng thương mại hiện nay mà còn bởi vì phân khúc tài chính tiêu dùng có mức độ rủi ro cao mà công ty đang hướng tới.

Dư nợ cho vay

Hình 3.4: Lợi nhuận

Nguồn: Báo cáo nội bộ của FE Credit

Hình 3.5: Dư nợ cho vay

Nguồn: Báo cáo nội bộ của FE Credit

2019 2018 2017 2016 5% 6% 5.90% 6.30% Tỷ lệ nợ xấu

rất nhanh, dư nợ năm 2016 chỉ là 32.105 tỷ đồng, đạt mốc 60.594 tỷ đồng trong năm 2019 tương đương mức tăng trường 88%. Về cơ cấu cho vay Fe Credit vẫn tập trung chủ yếu ở phân khúc khách hàng cá nhân vay tín chấp nên có thu nhập trung bình. Với việc hướng đến phân khúc khách hàng như vậy Fe Credit luôn có lợi thế cạnh tranh trước các tổ chức tín dụng khác vì khách hàng hầu như rất khó tiếp cận nguồn vốn vay với các tổ chức tín dụng khác như ngân hàng… vì độ rủi ro cao và độ tin cậy về các thông tin là không cao. Trong hoàn cảnh đó số lượng khách hàng cũng như dư nợ của Fe Credit tăng lên đột biến là điều dễ hiểu.

Tình hình nợ xấu

Hình 3.6: Tỷ lệ nợ xấu

Nguồn: Báo cáo nội bộ của FE Credit Tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong năm 2016. Đây là năm mà công ty đã phát triển rất nhiều dòng sản phẩm nhằm nắm bắt thị trường cũng tăng trưởng bằng cách tập trung vào nhiều mảng kinh doanh mới, tạo ra và đem lại các khoản vay tiền mặt cho khách hàng đại chúng, tìm kiếm khách hàng thông qua hệ thống maketing số dựa trên mô hình dữ liệu lớn, cố gắng tăng trưởng nhanh chóng để nắm bắt thị trường và trở thành công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất trên thị trường Việt Nam. Sự mở rộng mạnh mẽ về sản phẩm đi cùng với tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng khách hàng, làm cho tỷ lệ nợ xấu cũng đồng thời tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu đã có xu hướng giảm xuống ở những năm sau đó. So sánh với cùng kỳ tỷ lệ nợ xấu ở công ty tài chính trực thuộc ngân hàng khác, ví dụ Công ty tài chính Mcredit của Ngân hàng TMCP Quân Đội (5.93% trong năm 2018 và 6.5% trong năm 2019) thì tỷ lệ nợ xấu của FE Credit có

thể được nhận xét là đang được kiểm soát tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với Công ty tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng. (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w