Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Chính phủ Thái Lan cần có những chính sách về chi tiêu công cũng như thuế một cách hợp lý. Bởi lẽ, khi đầu tư vốn qua hoạt động M&A, nhà đầu tư rất quan tâm đến hệ thống thuế vì nó liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của họ.
- Thuế áp dụng cho hoạt động M&A: được chia làm 3 trường hợp chính:
Mua tài sản: Trước năm 2011, nhà đầu tư tiến hành hoạt động M&A sẽ phải chịu mức thuế là 30%, khá cao. Tuy nhiên, sau đó mức thuế này đã được điều chỉnh và giảm xuống theo từng năm. Năm 2012 mức thuế này giảm xuống còn 23%, đến năm 2013 còn 20%. Đối với việc mua bán tài sản là động sản từ 1/10/2012 thì sẽ bị áp mức thuế là 7% VAT. Còn đối với bất động sản thì sẽ chịu thuế 3,3%VAT, 0,5% phí trước bạ và 2% phí chuyển nhượng. Bên cạnh đó, để M&A, Thái Lan đã không áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế VAT trong trường hợp mua lại toàn bộ tài sản để chuyển giao toàn bộ hệ thống kinh doanh.
Sáp nhập: Sau sáp nhập doanh nghiệp, công ty sáp nhập sẽ không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng việc sáp nhập không diễn ra phổ biến tại Thái Lan. Nguyên nhân chính là do: khi 2 công ty chấm dứt hoạt động sẽ cần chịu thuế khi giải tán hoạt động và lỗ của năm trước sẽ không được mang sang năm sau để tránh gánh nặng thuế của lợi nhuận mới phát sinh. Trong trường hợp này, các cổ đông của công ty bằng việc sáp nhập mà có thêm tài sản thì sẽ không phải chịu thuế cho phần giá trị cổ phần tăng thêm tại thời điểm sáp nhập. Đây là một điều khoản, chính sách thúc đẩy hoạt động thu hút vốn đầu tư M&A của Thái Lan.
Mua cổ phần: Mua lại cổ phần được áp mức thuế thu nhập doanh nghiệp lên đến 23%. Trong trường hợp doanh nghiệp không phải là của Thái Lan thì sẽ chịu 15% thuế nhà thầu, cổ đông sẽ chịu thuế trong khoảng từ 5% - 37% số vốn thu được thông qua bán cổ phiếu.
- Khuyến khích ưu đãi về thuế: Khi nhà đầu tư tiến hành M&A, họ sẽ được khuyến khích thuê đất để lập xưởng, lập nhà máy, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp lên đến 8 năm, miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc thiết yếu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, hỗ trợ việc lắp đặt mạng lưới điện nước… Đặc biệt hơn, Thái Lan quan tâm và khuyến khích những dự án liên quan đến việc nghiên cứu, sản xuất, phát triển thân thiện với môi trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nền công nghiệp của nước này, thuộc 10 lĩnh vực sau: công nghiệp cơ bản, năng lượng và tài nguyên thay thế, cơ sở hạ tầng và vận tải, thiết bị y tế và dụng cụ khoa học, dịch vụ công nghiệp công nghệ cao, chăm sóc sức khỏe, y tế, chế biến lương thực thực phẩm, điện và trang thiết bị điện, ô tô và phương tiện vận tải. Việc khuyến khích có thể là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu hoặc tăng thời gian được miễn, phụ thuộc vào từng dự án và từng khu vực địa lý thương vụ M&A được diễn ra.
- Ngoài ra Thái Lan còn có chính sách thuế như ký hiệp định thuế với một số quốc gia như hiệp định tránh đánh thuế hai lần ký với Đài Loan ký năm 2012. Theo đó, thuế nhà thầu trên cổ tức được chia giảm xuống còn 5% (trước đây thuế nhà thầu là 10% ký với Thụy Điển). Sau hiệp định này, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến từ Maritius, UAE lạc quan hơn với thị trường Thái Lan khi thuế nhà thầu đã giảm xuống 5%, thay vì 15% như trước kia (theo nguyên tắc đối xử quốc gia khi Thái Lan tham gia WTO thì thuế nhà thầu ở mức 5% sẽ được áp dụng cho tất cả các quốc gia mà Thái Lan đã ký hiệp định). Trong khi đó, ở khu vực Đông Nam Á, và nhiều nước trên thế giới đều áp dụng chung mức thuế 10%-20% cho thuế nhà thầu.
- Thuế quan vẫn là một trong những công cụ chính sách thương mại chính của Thái Lan, và tương đối quan trọng, mặc dù nguồn thu thuế đang giảm dần. Thái Lan thực hiện cắt giảm thuế MFN đơn phương với một số sản phẩm hải sản năm 2014, và xem xét cắt giảm hơn nữa nhằm đơn giản hóa cơ cấu thuế trong năm 2015. Tuy nhiên,
hệ quả của thay đổi dòng thuế liên quan đến đưa ra danh mục thuế quan hài hòa HS2012 (hơn 1258 dòng thuế) và thuế tương đối cao hơn, thuế suất MFN áp dụng bình quân đã tăng từ 11,2% năm 2011 đến 13,4% năm 2014. Các sản phẩm phi nông nghiệp tiếp tục đối mặt với thuế suất thấp hơn (bình quân 10,1%) so với sản phẩm nông nghiệp (34,7%). Khoảng 41% thuế suất MFN áp dụng hiện đưa về 0 đến 5%. Thuế suất cao nhất là 218% (ngoài hạn ngạch, dầu hành) và 80% (động cơ mô tô). Cơ cấu thuế đã trở nên tương đối ít phức tạp hơn so cho thấy sự giảm nhẹ trong số lượng thuế MFN áp dụng, năm 2014 ở mức 100 (42 thuế tuyệt đối, 13 thuế cụ thể, 45 thuế thay thế). Việc gia tăng một số dòng thuế (74,6%) là thuế tuyệt đối góp phần tăng cường sự minh bạch thuế quan. Tuy nhiên, mức bình quân đơn của thuế MFN ràng buộc có thể vượt quá mức MFN áp dụng (khoảng 23 điểm phần trăm)
- Thái Lan sử dụng mua sắm chính phủ như một công cụ quan trọng của chính sách kinh tế, với ưu đãi giá khoảng 7% cho các nhà cung ứng nội địa. Chính phủ đang dự thảo luật để quản lý rủi ro tham nhũng trong lĩnh vực này. Thái Lan không ký kết Hiệp định Nhiều bên của WTO về Mua sắm chính phủ, trở thành quan sát viên của Ủy ban WTO về Mua sắm chính phủ vào tháng 6 năm 2015. Trong giai đoạn rà soát, đang xem xét các cách thức để tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng cách chuẩn bị ban hành luật mới hoặc điều chỉnh bổ sung trong một số lĩnh vực để hài hòa khung pháp lý với các điều khoản của các hiệp ước quốc tế chưa được ký kết. Mặc dù đã được cải thiện nhưng thực thi IPR hiệu quả vẫn là mối quan ngại. Khung chính sách cạnh tranh, không bao gồm quản lý công, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã vẫn không thay đổi trong các sửa đổi đề xuất, mở rộng phạm vi điều chỉnh nhưng việc thực thi vẫn khiêm tốn. Nhiều hàng hóa và dịch vụ vẫn là đối tượng của các mức độ kiểm soát giá cả khác nhau…
Chúng ta có thể thấy rằng các chính sách tài khóa của Thái Lan ảnh hưởng rất lớn đến dòng vốn M&A. Bằng việc có những chính sách rõ ràng cho thuế đối với các hình thức của M&A. Ngoài ra, Thái Lan còn có lộ trình giảm thuế khá rõ ràng, giảm hoặc miễn một số loại thuế liên quan đến việc tiến hành giao dịch M&A, thuế thu nhập đối với nhà đầu tư nước ngoài… Chính những chính sách linh hoạt, cụ thể này
là một nhân tố góp phần không nhỏ để thu hút vốn, đẩy mạnh hoạt động M&A của Thái Lan.