Bức tranh thực trạng M&A của Thái Lan trong bức tranh Đông Na mÁ

Một phần của tài liệu Nguyễn Văn Nam - 1906012019 - KDTM26 (Trang 36 - 39)

So với khu vực Đông Nam Á, số lượng và giá trị dòng vốn đầu tư M&A vào Thái Lan tương đối lớn, quốc gia này lại có nhiều thương vụ M&A thành công nhiều nhất.

Biểu đồ 2. 1: Tổng giá trị M&A được đầu tư (tỉ USD) và giá trị trung bình mỗi thương vụ M&A triệu (USD) ở Đông Nam Á trong giai đoạn 2010-2019

(Nguồn: Nikkei Asian Review,2019)

Theo một báo cáo mới công bố của Công ty phân tích dữ liệu thị trường Dealogic, trong năm 2019 tính đến ngày 16 tháng 12, có 67 thương vụ M&A với tổng giá trị 9,6 tỉ USD đã được thực hiện ở nội khu vực Đông Nam Á, tăng gần gấp 3 lần so với con số 3,5 tỉ USD vào năm 2018. Giá trị trung bình của mỗi thương vụ đạt mức trung bình 144 triệu USD, cao nhất trong 10 năm qua.

7 6.8 19 6.1 6.9 4 9.5 4.3 3.5 9.6 40 29 80 31 35 31 55 30 34 144 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng giá trị (tỉ USD) Giá trị trung bình mỗi thương vụ (triệu USD)

Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy, tổng giá trị và giá trị trung bình mỗi thương vụ M&A diễn ra ở khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2010- 2018 có xu hướng ổn định, dao động vào khoảng 30-40 tỉ USD tổng giá trị thương vụ cho từng năm. Tuy nhiên, có một số năm tổng giá trị và giá trị trung bình các thương vụ tăng đột biến như năm 2012, tổng giá trị đạt 80 tỉ USD với giá trị trung bình các thương vụ đạt 19 triệu USD cao nhất trong giai đoạn này; năm 2019, tổng giá trị đạt 144 tỉ USD, giá trị trung bình các thương vụ là 9,6 triệu USD.

Biểu đồ 2. 2: Tổng giá trị M&A được đầu tư (%) của một số nước Đông Nam Á, giai đoạn 2010- 2019

(Nguồn: Dealogic, 2019)

Trong giai đoạn 2010-2019, Thái Lan chiếm khoảng 38% tổng giá trị M&A ở Đông Nam Á; đứng thứ hai, thứ ba lần lượt là Singapore (32%) và Malaysia (23%). Riêng trong năm 2019, các công ty Thái Lan có tổng giá trị các thương vụ đạt 6,4 tỉ USD, chiếm 67% tổng giá trị M&A trong khu vực.

Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước trong khu vực dao động ở nhiều mức khác nhau và bất ổn chính trị trên toàn cầu vẫn tiếp tục, doanh nghiệp ở những nước Đông Nam Á có nền kinh tế trưởng thành như Thái Lan đang bắt đầu sử

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Thái Lan Singapore Malaysia Philippines Myanmar

dụng các thương vụ M&A để thu hút nguồn vốn, ứng phó với thách thức kinh tế trong nước.

Bảng 2.1: Giá trị và số lượng các thương vụ M&A được đầu tư của các quốc gia ASEAN, Quý I năm 2019

Quốc gia Giá trị (tỉ USD) Số lượng

Thái Lan 2,3 26 Việt Nam 2,2 23 Singapore 10,4 54 Philippines 0,689 17 Malaysia 1,8 18 Campuchia 0,778 4 Myanmar 0,015 3 Indonesia 4,1 17 (Nguồn: KPMG, 2020)

Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy rằng, trong quý 1 năm 2019, số lượng và giá trị các thương vụ M&A đầu tư vào Thái Lan (2,3 tỉ USD) còn nhỏ so với các quốc gia như Singapore (10,4 tỉ USD), Indonesia (4,1 tỉ USD). Tuy nhiên, giá trị các thương vụ M&A được đầu tư vào Thái Lan khá cao trong khu vực, cao hơn một số nước như Malaysia, Campuchia, Myanmar có giá trị lần lượt là 1,8 tỉ USD, 0,778 tỉ USD, 0,015 tỉ USD.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ thành công của các thương vụ M&A tại một số quốc gia Đông Nam Á năm 2019

(Nguồn: Phân tích của Accenture, HyperGrowth M&A success in Asia, 2019)

Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy tỉ lệ các thành công của các thương vụ M&A ở Thái Lan khá cao, vào khoảng 79%, bằng với Philippines và tạo ra nhiều giá trị cộng hưởng (50%), chỉ đứng sau một số nước như Philippines (61%) hay Malaysia (51%).

Qua đó chúng ta có thể kết luận rằng Thái Lan so với mặt bằng chung của các quốc gia Đông Nam Á có dòng vốn M&A về giá trị, quy mô, số lượng ở mức khá, nằm trong nhóm các nước đứng đầu. Không chỉ vậy, hiệu quả dòng vốn và tỉ lệ thành công của các thương vụ M&A của Thái Lan rất lớn, tạo ra nhiều giá trị cộng hưởng.

Một phần của tài liệu Nguyễn Văn Nam - 1906012019 - KDTM26 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)