Các dạng điều khiển hệ thống điều hòa không khí tiêu biểu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng hê thống điều hòa trên Ô Tô (Trang 28 - 33)

a. Điều hòa không khí kiểu cơ khí.

Hệ thống điều khiển điều hòa không khí kiểu cơ khí bao gồm bảng điều khiển với các cần gạt, các cánh tay đòn và hệ thống dây cáp. Khi thay đổi vị trí của các cần gạt trên bảng điều khiển, thông qua hệ thống dây cáp tác động đến các cánh tay đòn để điều khiển sự đóng mở của các cửa chức năng. [7]

Hình 2.21 Bảng điều khiển điều hòa không khí kiểu cơ khí

Ý nghĩa của các chế độ trên bảng điều khiển như sau:

OFF : Tắt máy lạnh, máy nén và quạt lồng sóc không hoạt động. MAX : Hệ thống hoạt động tối đa

+ MAX COLD: Máy nén hoạt động tối đa, cửa nạp đóng nhận không khí từ ngoài vào, không khí tuần hoàn trong xe.

+ MAX HOT: Máy nén ngừng hoạt động, van bộ sưởi ấm mở để nhận nước nóng từ động cơ vào lõi sưởi ấm, không khí tuần hoàn.

NORM : Hệ thống hoạt động bình thường, máy nén hoạt động, không khí được lấy từ ngoài vào được làm lạnh và được thoát ra từ bảng taplô điều khiển. BI-LEVEL: Luồng không khí được điều hòa thổi lên mặt, ngang người, chân.

VENT : Ở chế độ này không khí không được điều hòa. Luồng không khí được lấy từ ngoài vào và được thoát ra từ bảng đồng hồ hoặc sàn xe.

HEATER: Ở chế độ này, máy nén không hoạt động, không khí được lấy bên ngoài vào và được phân phối 80% đến sàn xe và 20% đến các cửa kính.

DEFROST: Không khí lấy từ bên ngoài xe vào được sưởi ấm. Có 80% được phân phối đến kính chắn gió và cửa sổ xe, 20% còn lại thổi đến sàn xe.

b. Điều hòa không khí kiểu chân không.

Hệ thống điều khiển chân không bao gồm các cơ cấu được giới thiệu trên hình vẽ dưới đây. Mạch điều khiển chân không bắt đầu từ động cơ, đi qua các ống nhỏ được điều khiển bằng các van và kết thúc ở một hay nhiều cơ cấu chân không. Bình tích lũy chân không được cung cấp chân không từ cửa hút của động cơ. Các ống dẫn chân không bằng nhựa dẻo, đường kính trong khoảng 3,1mm. Mỗi một màu sắc quy định một chức năng của ống chân không. [8]

Màu trắng: Tác động đến cổng chức năng lấy không khí từ ngoài vào. Màu đỏ: Tác động đến cổng hỗn hợp.

Màu xanh dương: Tác động đến cổng chức năng phân phối khí. của cơ cấu chân không được thể hiện trên hình sau.

Khi có nguồn chân không tác động, do chênh lệch áp suất màng chân không sẽ di chuyển về bên trái kéo theo cần tác động di chuyển theo và do đó điều khiển các cửa. Khi thôi tác động lò xo hồi vị đẩy màng tác động về vị trí ban đầu.

Hình 2.22 Sơ đồ hệ thống điều khiển chân không

Nguyên lý điều khiển điều hòa không khí kiểu chân không.

Khi ta dịch chuyển các núm điều khiển trên bảng điều khiển, các tiếp điểm tương ứng với vị trí các núm đóng cung cấp điện cho van điều khiển mở chân không đến các cơ cấu chân không. Cơ cấu chân không hoạt động để đóng mở các cửa chức năng. [8]

c. Các dạng điều khiển điều hòa không khí tự động.

Điều khiển mô tơ cửa trộn gió.

Cấu tạo: Mô tơ cửa trộn khí gồm có mô tơ, bộ hạn chế, chiết áp, và tiếp điểm động. Mô tơ được kích hoạt bởi tín hiệu từ ECU.

Nguyên lý hoạt động:

Khi cánh điều khiển trộn khí được chuyển tới vị trí HOT thì cực MH được cấp điện và cực MC được nối mát để quay mô tơ cửa trộn khí điều khiển cánh trộn khí. Khi cực MC trở thành nguồn cấp điện và cực MH được nối mát thì mô tơ quay theo chiều ngược lại để xoay cánh trộn khí về vị trí COOL. [9]

Hình 2.23 Cấu tạo và nguyên lý của mô tơ cửa trộn gió

Một số kiểu xe không có tiếp điểm trong mô tơ cửa trộn khí.

ECU điều khiển A/C quay mô tơ dựa trên sự hoạt động của công tắc lựa chọn trên bảng điều khiển. [9]

Vị trí của cánh điều tiết được điều khiển theo điện áp của chiết áp và thay đổi theo mô tơ.

Điều khiển nhiệt độ gió ra (temperature air output).

Để điều chỉnh nhanh chóng nhiệt độ trong xe, đạt được nhiệt độ đặt trước thì nhiệt độ dòng khí được điều khiển bằng cách thay đổi tỷ lệ không khí nóng và không khí lạnh, bằng cách điều chỉnh vị trí của cánh trộn khí. [10]

Để nhanh chóng điều chỉnh nhiệt độ trong xe theo nhiệt độ đặt trước, ECU tính toán nhiệt độ không khí cửa ra (TAO) dựa trên thông tin được truyền từ mỗi cảm biến. Việc tính toán nhiệt độ không khí cửa ra (TAO) được dựa trên nhiệt độ trong xe, nhiệt độ ngoài xe và cường độ ánh sáng mặt trời liên quan đến nhiệt độ đã đặt trước. Mặc dù điều hoà tự động điều khiển nhiệt độ chủ yếu dựa vào thông tin nhiệt độ trong xe, nhưng nó cũng sử dụng thông tin về nhiệt

độ ngoài xe và cường độ ánh sáng mặt trời để cho sự điều khiển được chính xác. [10]

Điều khiển tốc độ quạt gió theo TAO.

Hình 2.24 Sơ đồ nguyên lý điều khiển tốc độ quạt gió theo TAO

Dòng điện tới mô tơ quạt gió được điều khiển bằng cách điều chỉnh sự đóng, mở của transistor công suất. Dựa trên sự chênh lệch nhiệt độ trong xe và nhiệt độ đặt trước, tốc độ quạt gió được điều khiển liên tục theo giá trị của TAO. Điều khiển rơ le EX-HI: Rơ le này trực tiếp nối mát mô tơ khi cần thổi lượng khí cực đại. Vì rơ le này tránh được sự sụt áp ở transistor công suất nên điện áp được tiết kiệm, được sử dụng để đạt tốc độ quạt gió lớn nhất. [10]

Chức năng của điện trở LO: Khi kích hoạt mô tơ quạt gió có dòng điện cường độ lớn chạy trong mạch. Để bảo vệ transistor công suất, điện trở LO phải tiếp nhận dòng điện trước khi bật transistor công suất.

+ Hệ thống tự chẩn đoán.

Trong hệ thống tự chẩn đoán, ECU truyền bất kỳ thông tin sự cố nào xảy ra trong đèn chỉ báo, các cảm biến và bộ chấp hành tới bảng điều khiển để hiện thị và thông báo cho kỹ thuật viên biết. Hệ thống này rất có ích cho việc chuẩn

đoán vì các kết quả tự chẩn đoán được lưu trong bộ nhớ ngay cả sau khi tắt khoá điện OFF. [9]

PHẦN III. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM PROTEUS VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN OTO.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng hê thống điều hòa trên Ô Tô (Trang 28 - 33)