Các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng hê thống điều hòa trên Ô Tô (Trang 25 - 28)

Hình 2.18 Vị trí các bộ phận trong hệ thống điều hòa tự động

Các nguồn thông tin gửi tín hiệu tới bộ điều khiển A/C là các cảm biến.

a. Cảm biến nhiệt độ trong xe.

Hình 2.19 Cảm biến nhiệt độ trong xe

Cảm biến nhiệt độ trong xe là nhiệt điện trở được lắp trong bảng táp lô có một đầu hút. Đầu hút này dùng không khí được thổi vào từ quạt gió để hút không khí bên trong xe nhằm phát hiện nhiệt độ trung bình trong xe. [7]

Cảm biến phát hiện nhiệt độ trong xe dùng làm cơ sở cho việc điều khiển nhiệt độ.

b. Cảm biến nhiệt độ ngoài xe.

Hình 2.20 Cảm biến nhiệt độ ngoài xe

Cảm biến nhiệt độ ngoài xe là một nhiệt điện trở và được lắp ở phía trước của giàn nóng để xác định nhiệt độ ngoài xe.

Cảm biến này phát hiện nhiệt độ ngoài xe để điều khiển thay đổi nhiệt độ trong xe do ảnh hưởng của nhiệt độ ngoài xe. [7]

c. Cảm biến bức xạ mặt trời.

Cảm biến bức xạ nắng mặt trời là một đi ốt quang và được lắp ở phía trên của bảng táp lô để xác định cường độ ánh sáng mặt trời.

Cảm biến này phát hiện cường độ ánh sáng mặt trời dùng để điều khiển sự thay đổi nhiệt độ trong xe do ảnh hưởng của tia nắng mặt trời.

d. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh.

Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh dùng một nhiệt điện trở và được lắp ở giàn lạnh để phát hiện nhiệt độ của không khí khi đi qua giàn lạnh (nhiệt độ bề mặt của giàn lạnh).

Nó được dùng để ngăn chặn đóng băng bề mặt giàn lạnh, điều khiển nhiệt độ và điều khiển luồn khí trong thời gian quá độ.

Cảm biến nhiệt độ nước là một nhiệt điện trở. Nó phát hiện nhiệt độ nước làm mát dựa vào cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ. Tín hiệu này được truyền từ ECU động cơ. Ở một số kiểu xe, cảm biến nhiệt độ nước làm mát được lắp ở két sưởi. Nó được sử dụng để điều khiển nhiệt độ, điều khiển việc hâm nóng không khí. [7]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng hê thống điều hòa trên Ô Tô (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)