1.4.1. Kinh nghiệm thực tiễn của các địa phương
1.4.1.1. Kinh nghiệm thành phố Pleiku - Tỉnh Gialai
Những năm qua, Thành phố đã có sự chỉ đạo phân cơng, phân cấp phù hợp nhằm phát huy trách nhiệm của cấp ủy, thủ trưởng các cấp, các ngành; nâng cao hơn nữa tính chủ động trong cơng tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch và sắp xếp cử CBCC đi học; tạo cơ chế chủ động phối hợp kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Nhờ đó, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ chun mơn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, cập nhật kiến thức... cho đội ngũ CBCC của thành phố. Việc cử CBCC, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng luôn đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức… Công tác đào tạo sau đại học đã được chú trọng cả về đối tượng và chính sách đối với người được cử đi đào tạo.
Đặc biệt trong quá trình tổ chức thành phố đã tiến hành rất tốt giai đoạn chuẩn bị các nguồn lực cả về tiềm lực tài chính và nhân tố con người.
- Thành phố rất quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Nhờ đó mà chất lượng của đội ngũ giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao, số lượng giảng viên có trình độ sau đại học tăng lên đáng kể.
- Do việc lập kế hoạch một cách kĩ càng khi phân chia đầu ra ngân sách trong các bước tài chính nên thành phố có cả việc thực hiện các chính sách cho cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng cũng được tỉnh quan tâm thực hiện. Theo đó, cá lớp đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức theo kế hoạch đều do ngân sách tỉnh chi trả. Riêng CBCC cấp xã đi học còn được tỉnh hỗ trợ một phần tiền ăn 60.000 đồng/người/ngày theo CBCC, viên chức của tỉnh có quy hoạch đào tạo sau đại học, sau khi tốt nghiệp cịn được hỗ trợ chi phí đào tạo theo từng bậc. Học viên học cao cấp, cử nhân chính trị hệ tập trung tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh được hỗ trợ theo quy định của Trung ương.
25
Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đào đạo, bồi dưỡng cán bộ, trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung chỉ đạo việc quy hoạch, chọn cử CBCC đi học phải khách quan, dân chủ, cử đúng người, học đúng ngành nghề, đáp ứng công việc. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đối tượng là cán bộ chủ chốt các cấp theo hướng lồng ghép, kết hợp giữa đào tạo chuyên môn với quản lý nhà nước, tin học và kỹ năng hành chính… nâng cao năng lực phù hợp với từng vị trí chức danh; bảo đảm gắn kết giữa lý luận và thực tiễn. Chú trọng công tác quản lý nhà nước trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; gắn trách nhiệm của cơ quan, đơn vị sử dụng CBCC với công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC hàng năm. Xây dựng, chuẩn hóa và từng bước trẻ hóa đội ngũ CBCC, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và năng lực, bảo đảm đủ về số lượng, tiêu chuẩn, đồng bộ về cơ cấu, trình độ, tính kế thừa giữa các thế hệ nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị.
Nhìn chung, Q trình thực hiện cơng tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã có sự chuyển biến tích cực, nhiều cán bộ khi được đào tạo nâng cao trình độ chuyên mơn, lý luận chính trị có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, có khả năng vận dụng tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn ở địa phương. Trong công tác chuẩn bị nhân sự quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm CBCC và các kỳ đại hội Đảng các cấp, những cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm và bầu vào các chức danh lãnh đạo, cấp ủy Đảng các cấp về cơ bản đã đáp ứng tốt yêu cầu về trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị.
1.4.1.2 .Kinh nghiệm của thị xã Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ CBCC thực sự có năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, biết giải quyết các vấn đề được giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020. Thực hiện mục tiêu đó, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của trung ương, Bộ Nội vụ và Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc, căn cứ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị, địa phương, Sở Nội vụ đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là thị xã Vĩnh Yên trực thuộc tỉnh.
26
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được thể hiện rõ nét ở việc chú trọng đào tạo theo hướng chuyên nghiệp; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành, kỹ năng lãnh đạo quản lý điều hành, giao tiếp ứng xử, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, tin học, ngoại ngữ và kỹ năng thực thi công vụ, bao gồm: Bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính cho CBCC các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị và cấp xã; bồi dưỡng kiến thức về văn hóa cơng sở, đạo đức cơng vụ, quy tắc ứng xử cho CBCC các cấp; chuyên môn nghiệp vụ ngành Nội vụ; kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, quản lý điều hành cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch cấp xã; bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến tôn giáo; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên; bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp huyện… Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, hành chính văn phịng, đối ngoại, tư pháp, cơng tác dân tộc, hội nhập kinh tế, công nghệ thông tin, năng lực công tác lập kế hoạch phát triển KT-XH và đầu tư xây dựng, quản lý nhà nước về xây dựng, đô thị, tài nguyên môi trường.
Nắm rõ được quy trình phân cơng và q trình thực hiện. Sở Nội Vụ với tư cách là chủ thể thực thi quan trọng nhất, ln kiểm sốt tổng thể và hồn thành tốt vai trị của mình:
- Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC làm công tác tôn giáo nhằm tăng hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn thị xã. Về tài liệu bồi dưỡng, Sở Nội vụ không biên soạn tài liệu mà do các cơ sở đào tạo cung cấp chuyển về, sau đó, sở cấp phát cho học viên nên tính thực tiễn cao.
- Đổi mới cơng tác đào tạo, bồi dưỡng còn được thể hiện qua cách thức quản lý lớp học, quản lý học viên. Đối với các lớp bồi dưỡng dài ngày, Sở Nội vụ phối hợp với Trường Chính trị tỉnh thành lập Ban Quản lý lớp học, vừa để quản lý học viên chặt chẽ, đúng quy định, vừa để giúp đỡ học viên trong quá trình học tập.
- Đối với những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày, Sở Nội vụ phân cơng một số cơng chức thuộc các phịng, ban liên quan thường trực tại lớp học để quản lý học viên. Sở Nội vụ cũng quán triệt đến học viên mục đích, u cầu học tập là nâng cao trình độ quản lý nhà nước, chun mơn nghiệp vụ, đảm bảo đúng vị trí cơng tác để
27 CBCCVC hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngồi ra, Sở Nội vụ cịn tổ chức một số chương trình đào tạo bồi dưỡng tiếng Anh cho CBCCVC; đẩy mạnh các chương trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng với các cơ sở đào tạo nước ngồi; tổ chức nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu gắn với vị trí việc làm như: Lãnh đạo, quản lý, hoạch định chính sách; công chức, viên chức chuyên gia; công chức, viên chức thừa hành; triển khai các chương trình đào tạo nguồn đại học Y, Dược để thu hút y, bác sỹ giỏi về tỉnh phục vụ…Các lớp đào tạo, bồi dưỡng và những đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC do Sở Nội vụ thực hiện góp phần vào việc nâng cao nhận thức, trình độ chun mơn, nghiệp vụ và năng lực xử lý sự việc của đội ngũ cán bộ. Từ đó, đội ngũ cán bộ vận dụng linh hoạt kiến thức đã được đào tạo, bồi dưỡng vào thực tế làm việc tại cơ quan, đơn vị đem lại hiệu quả cao, góp phần quan trọng thúc đẩy q trình cải cách hành chính và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho công tác đào tạo và phát triển CBCC cấp xã của TP Cẩm Phả của TP Cẩm Phả
Thứ nhất, cần rà sốt, tổng hợp đội ngũ CBCC cấp xã khơng đạt tiêu chuẩn theo quy định, CBCC đạt chuẩn về trình độ nhưng có độ tuổi cao, năng lực hạn chế chưa đủ điều kiện nghỉ hưu để xem xét từng trường hợp cụ thể. Đề xuất, vận dụng hợp lý chính sách khuyến khích đối với cán bộ cấp xã không đạt tiêu chuẩn theo quy định, cán bộ có độ tuổi cao, năng lực hạn chế chưa đủ điều kiện nghỉ hưu tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc. Phối hợp thực hiện tốt việc bố trí, bổ nhiệm cán bộ cấp xã; đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và bổ nhiệm lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước.
Thứ hai, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị cấp huyện trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC; xây dựng kế hoạch, quy hoạch, làm tốt công tác quy hoạch CBCC; kiên quyết xử lý đối với CBCC trì trệ, khơng hồn thành nhiệm vụ, kịp thời thay thế, luân chuyển và mạnh dạn đề bạt cơng chức trẻ có năng lực, đủ sức đảm đương nhiệm vụ theo yêu cầu mới. Xây dựng quy chế và tăng cường công tác điều động, luân chuyển CBCC cấp huyện về làm việc
28
tại xã, thị trấn và CBCC cấp xã lên làm việc ở huyện; bổ nhiệm CBCC cấp xã có năng lực, phẩm chất tốt làm lãnh đạo, chuyên viên cấp huyện; từng bước khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ địa phương, tạo động lực cho CBCC tích cực làm việc, nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên, vừa củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở vừa tạo sự liên thông trong đội ngũ CBCC ở các cấp.
Thứ ba, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC, đảm bảo công tác đào tạo, bồi dưỡng phải xuất phát từ quy hoạch, gắn với sử dụng, đúng với ngạch và chức danh cán bộ, chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết những tình huống theo từng chức danh CBCC cụ thể.
Thứ tư, cụ thể hóa các quy định của từng địa phương, Trung ương áp dụng vào tình hình cụ thể ở địa phương để hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước, UBND các xã, thị trấn xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng hiệu quả hoạt động của UBND, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC.
Thứ năm, đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tác phong và tư duy làm việc của các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận và tồn thể nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở; kiên quyết loại trừ tư tưởng cục bộ, không ủng hộ cái mới, chậm chuyển biến, đổi mới phong cách lãnh đạo và nề nếp làm việc trì trệ của đội ngũ CBCC.
29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CBCC CẤP XÃ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ