Giới thiệu chung về thành phố Cẩm Phả

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. (Trang 41 - 45)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Cẩm Phả

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Cẩm Phả là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam. Cẩm Phả là thành phố lớn thứ hai (xét về dân số) của tỉnh Quảng Ninh. Cẩm Phả nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 200 km về phía Đơng Bắc, cách trung tâm thành phố Hạ Long 30 km, có toạ độ địa lý từ 20o58'10 - 21o12' vĩ độ bắc, 107o10' - 107o23'50 kinh độ đơng. Phía đơng của thành phố giáp với Huyện Vân Đồn, phía tây giáp Huyện Hồnh Bồ và Thành phố Hạ Long, phía nam giáp Vịnh Bái Tử Long, phía bắc giáp Huyện Ba Chẽ và Huyện Tiên Yên. Thành phố Cẩm Phả gồm 13 phường và 3 xã: Các phường: Mơng Dương, Cửa Ơng, Cẩm Thịnh, Cẩm Phú, Cẩm Sơn, Cẩm Đơng, Cẩm Tây, Cẩm Bình, Cẩm Thành, Cẩm Trung, Cẩm Thuỷ, Cẩm Thạch, Quang Hanh; Các xã: Cộng Hoà, Dương Huy, Cẩm Hải.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Với tiềm năng, lợi thế, cùng với các điều kiện như hiện nay, thành phố Cẩm Phả hội tụ đủ điều kiện để phát triển trở thành thành phố công nghiệp - cảng biển - dịch vụ văn minh, hiện đại.

Cẩm Phả là một trong ba trung tâm cơng nghiệp chính, tổng diện tích tự nhiên 48.623ha với địa hình đồi núi. Núi non chiếm 55,4% diện tích. Đây cũng là trung tâm khai thác, chế biến và tiêu thụ than của cả nước; trung tâm cơng nghiệp về điện, cơ khí, vật liệu xây dựng, có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng - an ninh, là tuyến phịng thủ phía Đơng Bắc của Tổ quốc và nằm trong vùng động lực phát triển: Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh. Là đầu mối giao thơng quan trọng của Quảng Ninh với các tỉnh phía Bắc.

30

Bảng 2.1: Diện tích, dân số các đơn vị hành chính thành phố Cẩm Phả STT Tên các phường (xã) Diện tích (ha) Dân số (người)

1 Phường Quang Hanh 5.135 17.427

2 Phường Cẩm Thạch 431 12.999

3 Phường Cẩm Thủy 268 12.049

4 Phường Cẩm Trung 507 14.744

5 Phường Cẩm Thành 125 9.484

6 Phường Cẩm Tây 488 7.426

7 Phường Cẩm Bình 138 8.423

8 Phường Cẩm Đông 695 10.483

9 Phường Cẩm Sơn 1.015 17.079

10 Phường Cẩm Phú 853 15.840

11 Phường Cẩm Thịnh 587 9.759

12 Phường Cửa Ông 1.096 17.008

13 Phường Mông Dương 11.446 15.566

14 Xã Cẩm Hải 1.464 1.327

15 Xã Cộng Hòa 5.088 3.184

16 Xã Dương Huy 4.677 3.207

Nguồn: Cơ quan tổ chức nội vụ thành phố Cẩm Phả

Thành phố Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, cơng nghiệp đóng tàu, thương mại, dịch vụ, du lịch... Cẩm Phả trong nhiều năm gần đây luôn tăng trưởng trên 15%.

31

tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh. Chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở ra cảng nước sâu. Chính vì vậy mà kinh tế chủ yếu ở thị xã Cẩm Phả là sản xuất than. Ðây là trung tâm sản xuất than của Quảng Ninh và của cả nước. Cẩm Phả có hệ thống đường sắt dùng chuyên chở than chạy dọc thị xã chở than đến Nhà máy Tuyển than Cửa Ông. Các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Ðèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy, Thống Nhất. Ngoài than, antimon ở Khe Sim - Dương Huy, đá vơi ở Quang Hanh, nước khống đều là những tài nguyên quý hiếm. Cẩm Phả có vùng núi đá vơi rộng lớn, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển các ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, Cẩm Phả là thành phố với nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, Đền Cửa Ông hàng năm thường mở hội vào tháng Giêng, thu hút hàng vạn khách tham quan, chiêm bái. Động Hang Hanh có cửa vào từ vịnh đi thuyền suốt lòng núi chưa được khai thác. Khu đảo Vũng Đục có nhiều hang động thích hợp cho việc tham quan. Ngồi Hịn Hai, đảo Nêm trong vịnh Bái Tử Long đã hình thành một khu nghỉ ngơi của cơng nhân mỏ cịn có đảo Rều, một cơ sở ni thả hàng nghìn con khỉ vừa là nguồn nguyên liệu cho y dược vừa là một địa chỉ tham quan rất hấp dẫn.Cẩm Phả cịn có một số di tích và thắng cảnh nổi tiếng như đảo Thẻ Vàng, Hịn Hai, di tích Vũng Đục, động Hang Hanh...

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Cẩm Phả

Trong bối cảnh kinh tế trong nước, tỉnh cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với quyết tâm chính trị cao nhất, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, lựa chọn đúng trọng tâm, trọng điểm, có nhiều đột phá, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; tạo thêm thế và lực mới cho sự phát triển trong những năm tiếp theo. Nổi bật là:

Kinh tế tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng đạt cao hơn so với bình quân chung của Tỉnh; môi trường đầu tư được cải thiện mạnh mẽ; thu hút được nhiều tập đoàn kinh tế lớn, nhà đầu tư chiến lược nghiên cứu, triển khai các dự án trọng điểm, động lực về giao thông, thương mại, dịch vụ du lịch trên địa bàn; 3 xã được Tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố hồn thành nhiệm vụ xây dựng nơng

32

thơn mới năm 2018, về đích trước 2 năm so với kế hoạch đề ra.

Tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm ước đạt trên 8.215,6 tỷ đồng, tăng 1,48 lần so với nhiệm kỳ trước; số thu ngân sách nhà nước hàng năm đều vượt kế hoạch tỉnh giao từ 8,29% đến 36,33%; tỷ trọng chi đầu tư phát triển hàng năm chiếm từ 42,59% đến 54,68% trong tổng chi ngân sách, vượt cao so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước được tăng cường và chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực, nhất là quản lý quy hoạch, trật tự đô thị, tài nguyên, khống sản; chất lượng mơi trường tiếp tục cải thiện.

Cơng tác cải cách hành chính, kỷ luật, kỷ cương được tăng cường, đặc biệt năm 2016 đứng đầu về chỉ số CCHC, năm 2017 - 2018 đứng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI và năm 2018 đứng đầu về chỉ số hiệu quả quản trị cấp huyện DGI trong khối các huyện, thị xã thành phố.

Thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa địa phương; Lễ hội Đền Cửa Ông được cơng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; quần thể khu di tích Đền Cửa Ơng được nâng hạng cấp Bằng cơng nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tạo đà phát triển du lịch tâm linh. Thiết chế văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao được quan tâm đầu tư và phát huy hiệu quả; tổ chức thành công nhiều giải thể thao quy mô cấp quốc gia, cấp tỉnh.

Công tác y tế, giáo dục, an sinh xã hội, đảm bảo an toàn thực phẩm được đặc biệt quan tâm, nhất là việc chăm lo cho các đối tượng chính sách, xã hội, hộ nghèo, các gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai; tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.

Quốc phòng - an ninh được giữ vững ổn định, phục vụ tốt sự phát triển của Thành phố.

2.1.3. Một số hạn chế tồn tại phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả

Bên cạnh các chỉ tiêu đều đạt theo Kế hoạch đề ra, vẫn còn 03 chỉ tiêu là tốc độ tăng trưởng kinh tế; cơ cấu ngành kinh tế, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chưa đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố.

Tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ, thương mại còn chậm so với tiềm năng, lợi thế của địa phương.

33

nguyên, mơi trường, giải phóng mặt bằng có thời điểm, có việc còn hạn chế và xảy ra sai phạm; nhiều dự án vốn ngoài ngân sách chậm tiến độ. Một số nhiệm vụ triển khai có lúc, có nơi chưa quyết liệt, chưa đạt tiến độ đề ra.

Chất lượng giáo dục ở các cấp học cịn có mặt, có thời điểm đánh giá chưa sát thực tế; chất lượng xây dựng khu phố văn hóa, cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa có nơi chưa thực sự bền vững.

Tình hình an ninh trật tự, tai nạn lao động, tội phạm liên quan đến than còn tiềm ẩn phức tạp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)