Trong mỗi hợp đồng quyền chọn đều có hai đối tác tham gia đó là người bán hợp đồng và người mua hợp đồng
Mua hợp đồng quyền chọn có thể là : mua quyền chọn bán hay mua quyền chọn mua. Người mua hợp đồng, sau khi trả phí mua quyền chọn, luôn quan tâm đến quyền tiến
hành giao dịch, nếu thấy có lợi hoăc là quyền không tiến hành giao dịch nếu thấy bất lợi .
Bán hợp đồng quyền chọn có thể là : bán quyền chọn bán hay bán quyền chọn mua. Người bán hợp đồng, sau khi thu phí bán quyền chọn, có nghĩa vụ luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch tại mức tỷ giá đã thỏa thuận nếu người mua thực hiện quyền
d/Thực hiện quyền chọn và tỷ giá quyền chọn:
Người mua hợp đồng quyền chọn có quyền quyết định thực hiện hay không thực hiện quyền chọn của mình. Khi người mua hợp đồng thực hiền quyền chọn gọi là thực hiện quyền chọn;
Tỷ giá cố định thỏa thuần từ trước áp dụng trong giao dịch quyền chọn gọi là tỷ giá quyền chọn.
e/ Phí hợp đồng quyền chọn:
Phí hợp đồng quyền chọn là khoản tiền mà người mua hợp đồng phải trả cho
người bán. Nếu hợp đồng đáo hạn mà không xảy ra giao dịch, thì có một luồng
tiền duy nhất xảy ra đó là khoản phí quyền chọn mà người mua trả cho người bán.
Như vậy, thu nhập của người bán đã bị giới hạn và tối đa bằng khoản phí quyền chọn đã thu.
Phí quyền chọn là khoản tiền không truy đòi, và thông thường được thanh tóan một lần tại thời điểm ký kết hợp đồng. Tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt thì việc thanh tóan có
thể xảy ra tại thời điểm hợp đồng đáo hạn, nếu như người bán có thiện chí cấp tín dụng cho người mua. Trong trường hợp này,
người bán sẽ yêu cầu người mua chịu lãi suất của khoản phí quyền chọn chậm trả.
Cách thanh tóan phí quyền chọn như vậy gọi là Boston-Style Option.
2.Các chiến lược quyền chọn tiền tệ a/ Đối với nhà nhập khẩu :
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhà nhập khẩu có thể sử dụng các chiến lược
quyền chọn sau đây:
+ Mua quyền chọn mua (buy a call). + Bán quyền chọn bán (sell a but).
+ Đồng thời mua quyền chọn mua và bán quyền chọn bán (callar)
VD1: Về việc sử dụng chiến lược mua hợp đồng quyền chọn mua để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khoảng tiền nhập khẩu bằng USD có thời hạn là t với:
-Tỷ giá kỳ hạn tại thời điểm t: Ft(USD/VND)=F
-Tỷ giá quyền chọn thời hạn t: Xt(USD/VND)=X
-Phí quyền chọn tại thời điểm t: C(USD/VND)=C
-Tỷ giá giao ngay tai thời điểm t: St(USD/VND)=Ste
*Các tình huống xảy ra:
+TH1 Nếu Ste >X :nhà nhập khẩu sẽ thực hiện quyền chọn mua tại tỷ giá X, và chi phí để mua 1 USD bằng VND là X+C.
+TH2 Nếu Ste <X :lúc này nhà nhập khẩu sẽ không thực hiện quyền chọn
mua USD mà sẽ mua USD trên thị
trường giao ngay với chi phí thấp hơn là Ste +C.
Trong 2 trường hợp thì nhà nhập khẩu
mong muốn trường hợp thứ 2 xảy ra hơn vì lúc đó nhà nhập khẩu sẽ bỏ ít tiền hơn để mua cùng một số lượng USD so với trường hợp 1.
*Tuyến lỗ lãi của hợp đồng quyền chọn mua.
- Nếu Ste <X nhà nhập nhẩu không thực
hiện hợp đồng sẽ bị lỗ một khoản là -C trên mỗi USD.
- Nếu Ste >X nhà nhập khẩu thực hiện hợp đồng quyền chọn và thu được 1 khoản lời là Ste - (X+C) trên mỗi USD.
b/Đối với nhà xuất khẩu:
- Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhà xuất khẩu có thể sử dụng các chiến lược
quyền chọn sau đây :
+ Mua quyền chọn bán (buy a but) + Bán quyền chọn mua (sell a call)
+ Đồng thời mua quyền chọn bán và bán quyền chọn mua (collar)
VD2: Về viêc một nhà nhập khẩu VN sử
dụng chiến lược mua hợp đồng quyền chọn bán để phòng ngừa rủi ro tỷ giá(bán USD lấy VND) . Các số liệu như VD1
Ta cũng có các trương hợp xảy ra như sau: +Nếu Ste <X thì nhà nhập khẩu sẽ thực hiện quyền chọn bán tại tỷ giá X và nhà xuất khẩu có thu nhập bằng VND từ việc bán
USD là X-C.
+Nếu Ste >X nhà xuất khẩu sẽ không thực hiện quyền chọn bán mà sẽ bán USD trên thị trường giao ngay để có thu nhập cao hơn là S-C.
*Tuyến lỗ lãi của hợp đồng quyền chọn mua:
- Nếu Ste < X nhà xuất khẩu sẽ thực hiện quyền chọn bán tại tỷ giá X và có khoảng lãi là (X-C)-S trên mỗi USD.
- Nếu Ste > X nhà xuất khẩu sẽ không thực hiện quyền chọn bán mà bán USD trên thị trường giao ngay và hợp đồng bị một khoảng lỗ là -C trên mỗi USD.