Cảm biến bàn đạp ga

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng hệ thống phun xăng EFI bằng Proteus (Trang 48 - 51)

 Cấu tạo và nguyên lí.

50

1. IC Hall , 2. Nam châm , 3. Cần bàn đạp ga

Cấu tạo và hoạt động của cảm biến này cơ bản giống như cảm biến vị trí bướm ga loại phần tử hall.

Cảm biến này gồm có các mạch IC hall làm bằng phần tử hall và các nam châm quay quanh chúng. Các nam châm được lắp trên trục của bàn đạp chân ga và quay cùng bàn đạp chân ga. Khi đạp chân ga các nam châm này quay cùng một lúc và thay đổi vị trí của chúng. Vào lúc đó IC Hall phát hiện sự thay đổi dựa vào thông số gây ra bởi sự thay đổi vị trí nam

51 châm tạo ra điện áp của hiệu ứng hall từ các cực VTA1 Và VTA2 theo mức thay đổi này. Tín hiệu được truyền đến ECU như tín hiệu đạp chân ga.

 Sơ đồ mạch cảm biến bàn đạp ga.

Trong cảm biến vị trí bàn đạp ga, điện áp được mở đến cực VPA và VPA2 của ECU thay đổi từ 0-5V tỉ lệ với góc của bàn đạp ga. VPA là tín hiệu chỉ ra góc mở thực tế và dùng để điều khiển động cơ. VPA2 thường dùng để phát hiện các hư hỏng của cảm biến. ECU kiểm soát góc bàn đạp ga từ tín hiệu VPA và VPA 2 phát ra và điều khiển mô tơ theo tín hiệu này.

2.5. ECU.

Bộ điều khiển điện tử đảm bảo nhiều chức năng khác nhau tùy theo từng loại của nhà chế tạo. Chung nhất là bộ tổng hợp vi mạch và bộ phận phụ dùng để nhận biết tín hiệu, lưu trữ thông tin, tính toán, quyết định chức năng hoạt động và gữi các tín hiệu đi thích hợp.

52 Những bộ phận phụ hỗ trợ cho nó là các bộ ổn áp, điện trở hạn chế dòng. Vì lí do này bộ điều khiển có tên gọi khác nhau tùy nhà sản suất.

2.5.1 Chức năng của ECU

ECU có hai chức năng chính:

+ Điều khiển thời điểm phun: được quyết định theo thời điểm đánh lửa.

+ Điều khiển lượng xăng phun: tức là xác định thời điểm phun, thời điểm này xác định theo:

Tín hiệu phun cơ bản: được xác định theo tín hiệu động cơ và tín hiệu lưu lượng khí nạp. Tín hiệu hiệu chỉnh: được xác định từ các cảm biến ( nhiệt độ, vị tri, tín hiệu tải…)

Chức năng tự chẩn đoán và lưu mã lỗi.

2.5.2 Các bộ phận của ECU

ECU được đặt trong vỏ kim loại để tránh nước. Nó được đặt ở nơi ít bị ảnh hưởng của nhiệt độ.

Các linh kiện điện tử của ECU được sắp xếp trong một mạch kín. Các linh kiện công suất của tầng cuối bắt liền với một khung kim loại của ECU mục đích để tản nhiệt tốt. Vì dùng IC và linh kiện tổ hợp nên ECU rất gọn, sự tổ hợp các nhóm chức năng trong IC ( bộ tạo xung, bộ chia xung , bộ dao động điều khiển việc chia tần số) giúp ECU đạt độ tin cậy cao. Một đầu ghim đa chấu cùng nối ECU với hệ thống điện trên xe, với kim phun và các điểm.

2.5.3 Các thông số hoạt động của ECU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng hệ thống phun xăng EFI bằng Proteus (Trang 48 - 51)