Tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức hệ thống kế toán tài chính doanh nghiệp tại CÔNG TY TNHH tổ CHỨC hợp tác và PHÁT TRIỂN NHÀ VIỆT NAM NHẬT bản (Trang 31 - 34)

Người lãnh đạo cao nhất phòng Tài chính - Kế toán là Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc công ty về tất cả hoạt động của phòng do mình phụ trách, hỗ trợ thực hiện các khâu về kho, thuế, hàng hóa,… là các kế toán viên.

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Phòng kế toán

Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp

Sơ đồ 1.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp vừa và nhỏ

a. Kế toán trưởng

Có trách nhiệm quản lý và kiểm soát mọi hoạt động có liên quan đến tài chính, kế toán. Phải nắm được toàn bộ tình hình tài chính của công ty để tham mưu cho Giám đốc ra các quyết định về chính sách và kế hoạch tài chính của công ty.

Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và giám sát toàn bộ công việc để kịp thời giải quyết các vướng mắc khó khăn, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi phòng và mỗi thành viên đạt hiệu quả cao nhất, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện công việc và năng lực làm việc của từng nhân viên.

Báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của Phòng Tài chính - Kế toán và tình hình tài chính cho Ban Tổng Giám đốc Công ty.

b. Kế toán tổng hợp

Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các báo cáo và biểu mẫu kế toán, thống kê, tổng hợp theo quy định của Nhà nước và Công ty. Kiểm tra, tổng hợp báo cáo của các chi nhánh, đơn vị thành viên, bảo đảm tính chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác phân tích tình hình hoạt động kinh doanh cho toàn Công ty.

Kiểm tra nội dung, số liệu, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày của các kế toán phần hành thực hiện trên máy, để phát hiện và hiệu chỉnh kịp thời các sai sót (nếu có) về nghiệp vụ hạch toán, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời.

Lập, in các Báo cáo tổng hợp, Báo cáo chi tiết các tài khoản, Bảng cân đối tài khoản, Báo cáo cân đối tiền hàng theo đúng quy định.

Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp

Hướng dẫn nghiệp vụ cho các phần hành kế toán của công ty và các chi nhánh. Kiểm tra, hiệu chỉnh nghiệp vụ cho các kế toán viên nắm rõ cách thức hạch toán đối với các phát sinh mới về nghiệp vụ hạch toán kế toán.

Cung cấp các số liệu kế toán, thống kê cho Kế toán trưởng và Ban Giám đốc khi được yêu cầu. Thực hiện công tác lưu trữ số liệu, sổ sách, báo cáo liên quan đến phần hành phụ trách đảm bảo an toàn, bảo mật và thực hiện các nhiệm vụ khác do Kế toán trưởng phân công.

c. Kế toán thanh toán

Lập chứng từ thu - chi cho các khoản thanh toán của công ty đối với khách hàng và các khoản thanh toán nội bộ. Phản ánh vào các sổ sách liên quan đến phần hành kế toán hàng ngày và đối chiếu với sổ quỹ.

Tiếp nhận các chứng từ thanh toán và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ. Cập nhật các quy định nội bộ về tiền đang chuyển, tiền gửi ngân hàng.

Kiểm tra, tổng hợp quyết toán toàn công ty về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản tạm ứng, lương, BHXH, BHYT, chênh lệch tỷ giá.

Thực hiện các nhiệm vụ do Kế toán trưởng phân công và lưu trữ chứng từ, sổ sách, các công văn, quy định có liên quan vào hồ sơ nghiệp vụ.

d. Kế toán tiền lương

Tính lương và trả lương theo Quy định của công ty dựa trên Bảng chấm công, Hợp đồng lao động.

e. Kế toán thu chi

Theo dõi kiểm soát các hoạt động tăng, giảm tiền và kiểm soát tiền tồn tại quỹ tiền mặt và tại ngân hàng. Lập báo cáo thu chi gửi gám đốc.

Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp

Theo dõi tình hình biến động xuất nhập tồn của vật tư, hàng hóa, kiểm kê và quản lý tài sản trong kho.

g. Kế toán công nợ

Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả của khách hàng. Lập danh sách khoản nợ của các công ty, đơn vị khách hàng để sắp xếp lịch thu, chi trả đúng hạn, đúng hợp đồng, đúng thời hạn, đôn đốc, theo dõi và đòi các khoản nợ chưa thanh toán.

Phân tích tình hình công nợ, đánh giá tỷ lệ thực hiện công nợ, tính tuổi nợ. Kiểm tra công nợ phải thu, phải trả của công ty. Thực hiện các nhiệm vụ do Kế toán trưởng phân công và lưu trữ các chứng từ, sổ sách, các công văn quy định có liên quan vào hồ sơ nghiệp vụ.

h. Kế toán bán hàng

Lập Hóa đơn bán hàng, theo dõi và tổng hợp số lượng hàng bán được để lập các Báo cáo về tình hình bán hàng, tình hình tăng giảm của hàng hóa theo yêu cầu quản lý doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức hệ thống kế toán tài chính doanh nghiệp tại CÔNG TY TNHH tổ CHỨC hợp tác và PHÁT TRIỂN NHÀ VIỆT NAM NHẬT bản (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)