Kì tính giá thành sản phẩm: là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị. Kì tính giá thành có thể được xác định khác nhau tùy vào đặc điểm sản phẩm:
- Hàng tháng ở những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - Quí năm ở doanh nghiệp sản xuất xây lắp
- Khoảng thời gian theo từng thời vụ, quí, năm ở những doanh nghiệp nông nghiệp.
- Khoảng thời gian thực hiện, kết thúc và báo cáo chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tính kết quả ở những doanh nghiệp chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng.
khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình SXKD. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phản ánh giá trị thực của các tư liệu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêu khác có liên quan. Kết quả thu được là sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành đánh giá được mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả của chi phí.
Dựa vào các tiêu thức khác nhau và xét dưới nhiều góc độ mà người ta phân thành các loại giá thành khác nhau.
Theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành: Giá thành kế hoạch; Giá thành định mức; Giá thành thực tế.
Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành sản phẩm được chia thành: Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng); Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ).
1.4.3.1 Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ
Điều kiện áp dụng: Trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng một thứ nguyên liệu, thu được nhóm sản phẩm cùng loại với kích cỡ, sản phẩm khác nhau.
Đặc điểm: Đối tượng tập hợp chi phí là tập hợp theo nhóm sản phẩm của toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong quy trình đó.
Trình tự tính giá thành:
Bước 1: Tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất để xác định tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm.
Bước 2: Xác định tỷ lệ tính giá thành, căn cứ vào giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức.
Tỷ lệ giá thành = [Tổng giá thành thực tế toàn bộ sản phẩm / Tổng giá thành theo kế hoạch (Định mức)] x 100
Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch x Giá thành tỷ lệ
1.4.3.2 Tính giá thành theo phương pháp định mức
Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định, đã xây dựng và quản lý được định mức; trình độ tổ chức và tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của kế toán viên tương đối vững.
Cụ thể: Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí sản xuất chung để xác định giá thành định mức. Sau đó, tổ chức tập hợp chi phí sản xuất trong phạm vi định mức cho phép và số thoát ly so với định mức.
Công thức tính:
Giá thành thực tế = Giá thành định mức(+-)Chênh lệch do thay đổi định mức(+-) Chênh lệch do thoát li định mức
Lý do thay đổi định mức:
Do trang thiết bị sản xuất hiện đại;
Trình độ tay nghề của công nhân tăng lên; Trình độ tổ chức quản lý sản xuất tăng lên.
1.4.3.3 Tính giá thành theo phương pháp hệ số
Bước 1: Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm/ Tổng số sản phẩm gốc
Bước 2: Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy định
Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại x Hệ số quy đổi từng loại Bước 3: Xác định giá thành
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn của từng loại x Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
1.4.3.4 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Tính giá thành theo phương pháp giản đơn được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ…).
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm hay dịch vụ.
Giá thành sản phẩm đơn chiếc = Tổng giá thành sản xuất sản phẩm/ Số lượng sản phẩm hoàn thành
(ngoài ra còn có phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ, phương pháp phân bước phức tạp hơn)