Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 46)

1.2.7.1. Các nhân tố bên ngoài

Các quy định về pháp lý

Hầu hết các quốc gia đều có các văn bản luật và các quy định pháp lý điều tiết việc chi trả cổ tức của doanh nghiệp đăng kí hoạt động của quốc gia đó. Theo Trần Ngọc Thơ (2003), có nhiều quy định pháp lý có tính chất thông lệ đối với chính sách cổ tức của công ty cổ phần ở nhiều nước trên thế giới như:

- Quy định về lợi nhuận ròng: Công ty phải phát sinh lợi nhuận mới được thực hiện chi trả cổ tức. Nguồn vốn để trả cổ tức là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (gồm cả lợi nhuận sau thuế này này và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hết của kỳ trước).

- Quy định về sự bảo tồn vốn: Công ty không được lấy vốn có tính chất pháp định để trả cổ tức. Tùy theo quy định của mỗi quốc gia vốn pháp định có thể là vốn điều lệ công ty tính theo mệnh giá hoặc vốn góp bao gồm cả thặng dư vốn cổ phần.

- Quy định về khả năng thanh toán: Công ty không được chi trả cổ tức khi đang gặp khó khăn về tài chính, không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến

hạn. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ đối với tài sản công ty.

Chính sách thuế

Thu nhập từ cổ tức và thu nhập từ chuyển nhượng vốn đều phải chịu thuế. Tùy theo quy định của mỗi quốc gia mà có sự khác biệt hay không giữa thuế suất đánh trên thu nhập cổ tức, thuế suất đánh trên thu nhập chuyển nhượng vốn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc các cổ đông thích nhận cổ tức theo hình thức nào hơn, tiền mặt hay cổ phiếu. Xu hướng chung của các cổ đông là muốn tránh bị đánh thuế cao (Miller & Modigliani, 1961; Gordon, 1963). Theo đó, Poterba và Summers (1984) cho rằng khi đánh thuế trên cổ tức cao hơn thuế trên thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì các công ty có xu hướng giảm tỷ lệ trả cổ tức.

Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế vĩ mô

Lạm phát: Khi lạm phát cao sẽ làm giá cả hàng hóa, dịch vụ, nguyên vật liệu đầu vào tăng lên. Do đó, các doanh nghiệp buộc phải giữ lại một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn để duy trì hoạt động cho tài sản mình, duy trì vị thế vốn luân chuyển giống như trước khi có lạm phát (Omran và Pointon, 2001; Al-Sharkas và Alzoubi, 2011).

Lãi suất: lãi suất có thể tăng giảm theo từng thời kì nhất định và theo chính sách vĩ mô của từng quốc gia áp dụng không nhất thiết theo chu kì kinh tế. Khi lãi suất tăng cao dẫn đến chi phí sử dụng vốn của công ty tăng lên, khi đó các công ty sẽ có xu hướng giữ lại nhiều lợi nhuận hơn, phần lợi nhuận để thực hiện chi trả cổ tức sẽ giảm. Ngược lại, khi lãi suất ngân hàng giảm, các công ty có thể vay nguồn vốn lớn với chi phí sử dụng vốn thấp, khi đó công ty có thể dành phần lớn lợi nhuận để thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông (Lê Hoàng Hiển, 2011).

Tăng trưởng kinh tế: Khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Do vậy, các doanh nghiệp có xu hướng dành nhiều lợi nhuận để chi trả cho các cổ đông. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng, lãi suất ngân hàng tăng cao, các công ty sẽ có nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn hạn chế nguồn vốn vay ngân hàng lúc này chính sách hợp lý của doanh

nghiệp sẽ là hạn chế chia cổ tức, tăng lợi nhuận giữ lại để đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng (Jabbouri, 2016).

Tâm lý nhà đầu tư

Tâm lý nhà đầu tư chịu ảnh hưởng của các yếu tố mang tính chất cá nhân như ngân sách chi tiêu gia đình, mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư. Với những người về hưu (hoặc sắp nghỉ hưu) có xu hướng chấp nhận rủi ro ở mức thấp, muốn nhận thu nhập đều đặn, ổn định để đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày; do vậy, họ mong muốn công ty trả cổ tức cao và đều đặn. Ngược lại, những nhà đầu tư trẻ tuổi thường sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở mức cao, có thể hy sinh những khoản thu nhập hiện tại từ cổ tức, đặt niềm tin vào các khoản thu nhập trong tương lai khi giá cổ phiếu mà họ nắm giữ tăng lên do sự thành công của hoạt động tái đầu tư của công ty mà họ có phần sở hữu (Bạch Thị Thu Hường, 2020). Tùy thuộc vào độ tuổi, mức thu nhập ngân sách chi tiêu gia đình, mức độ chấp nhận rủi ro… của đa số nhà đầu tư trong công ty, hội đồng quản trị sẽ phải cân nhắc đưa ra chính sách cổ tức phù hợp.

1.2.7.2. Các nhân tố bên trong

Khả năng sinh lời

Muốn trả cổ tức trước hết doanh nghiệp phải tạo ra lợi nhuận. Nếu khả năng tạo lợi huận của doanh nghiệp ổn định và chắc chắn doanh nghiệp có thể duy trì chính sách cổ tức cao và ngược lại (Chen và Huang, 2009). Nếu công ty có mức đề xuất lợi nhuận trên vốn cao hơn doanh nghiệp khác thì cổ đông có xu hướng để lại một khoản lợi lợi nhuận sau thuế để tái đầu tuư nhanh tăng thu nhập trong tương lai. Ngược lai nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt thấp hơn sơ với doanh nghiêp khác cùng nghành thì cổ đông muốn dành phần lới lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức.

Cơ hội đầu tư vào tăng trưởng

Chính sách cổ tức phụ thuộc rất nhiều vào định hướng phát triển của công ty. Năm 1972, Mueller đã làm rõ vấn đề này qua nghiên cứu về vòng đời của công ty. Chu kỳ của công ty được chia làm 5 giai đoạn là: Khởi nghiệp - Tăng trưởng - Phát triển - Bão hòa - Suy thoái. Những doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tăng trưởng hoặc đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, thường có nhu cầu lớn về vốn để tài trợ

cho các cơ hội đầu tư hấp dẫn (Hussainey, 2011). Vì vậy các công ty thường giữ lại phần lợi nhuận lớn hơn và chia cổ tức ít hơn. Chính sách này sẽ phần nào giúp các công ty tránh phải sự phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn bên trong như vay nợ và các nguồn vốn bên ngoài như vay nợ và phát hành thêm cổ phần. Các công ty trong trường hợp này sẽ cố gắng tránh bán cổ phần mới ra cho công chúng, vì quá tình này bất tiện và khá tốn kém về chi phí phát hành hoặc chưa kể đến chi phí đại diện liên quan đến vốn cổ phần.

Dòng tiền của doanh nghiệp và khả năng thanh khoản

Chi trả cổ tức là các dòng tiền chi ra ngoài doanh nghiệp. Vì vậy khả năng thanh khoản và các dòng tiền chảy vào của một doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức (Hashemijoo và cộng sự, 2012; Wang và cộng sự, 2013). Khả năng thanh khoản có thể trở thành một vấn đề lớn trong giai đoạn kinh tế suy thoái khi mà lợi nhuận và các dòng tiền đều sụt giảm. Các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng có nhiều cơ hội đầu tư sinh lời thường thấy khó khăn khi vừa phải duy trì đủ tiền vốn cho nhà đầu tư khi vừa phải chi trả cổ tức cùng một lúc.

Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán là tối quan trọng đối với doanh nghiệp. Khả năng thanh toán tốt có thể bảo vệ hữu hiệu cho doanh nghiệp trong trường hợp khủng hoảng tài chính và tạo ra sự linh hoạt cần thiết để doanh nghiệp tận dụng các cơ hội đầu tư bất thường (Asif và cộng sự, 2011). Các doanh nghiệp lớn có uy tín có thể vay tiền thời hạn báo trước ngắn hoặc có thể dễ dàng phát hành trái phiếu hay bán thương phiếu thì càng thuận lợi tiếp cận nguồn vốn bên ngoài và càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp có thời gian hoạt động tương đối dài, có uy tín trên thị trường, có sự ổn định về lợi nhuận... sẽ được các đối tác cho vay đánh giá mức độ rủi ro thấp.

Hiệu ứng khách hàng

Hiệu ứng khách hàng là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến doanh nghiệp. Theo lý thuyết về hiệu ứng khách hàng, giá cổ phiếu sẽ thay đổi theo nhu cầu và mục tiêu của các nhà đầu tư, đặc biệt là khi nhà đầu tư phản ánh lại với một chính sách

nào đó (Miller & Modiglian, 1961; Gordon, 1963; Baskin và Miranti, 1997). Lý thuyết này giả định rằng nhà đầu tư bị hấp dẫn bởi một chính sách nào đó của doanh nghiệp và khi chính sách này thay đổi nhà đầu tư lập tức điều chỉnh danh mục đầu tư của họ một cách tương ứng. Chính do sự điều chỉnh này giá cổ phiếu công ty sẽ thay đổi.

Khả năng vay và tiếp cận thi trường vốn

Khả năng thanh toán là tối quan trọng đối với doanh nghiệp. Khả năng thanh toán tốt có thể bảo vệ hữu hiệu cho doanh nghiệp trong trường hợp khủng hoảng tài chính và tạo ra sự linh hoạt cần thiết để doanh nghiệp tận dụng các cơ hội đầu tư bất thường (Asif và cộng sự, 2011). Các doanh nghiệp lớn có uy tín có thể vay tiền thời hạn báo trước ngắn hoăc có thể dễ dàng phát hành trái phiếu hay bán thương phiếu thì càng thuận lợi tiếp cận nguồn vốn bên ngoài và cáng có nhiều khả năng chi trả cổ tức. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp có thời gian hoạt động tương đối dài, có uy tín trên thị trường, có sự ổn định về lợi nhuận... sẽ được các đối tác cho vay đánh giá mức độ rủi ro thấp.

Xung đột lợi ích các bên liên quan

Xung đột các bên liên quan đến doanh nghiệp làm phát sinh chi phí đại diện. chi phí này, hay mức xung đột cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đễn quyết định trả cổ tức của doanh nghiệp (Jensen, Solberg và Zorn, 1992; Holder và cộng sự, 1998; Saxena, 1999). Xung đôt lợi ích trước hết có thể xảy ra giữa cổ đông và ban quản lý. Khi doanh nghiệp có nhiều dòng tiền nhàn rỗ mà có nhiều cơ hội đâù tư tốt nhà quản trị sẽ có xu hường dung tiền nhàn rỗi đầu tư không hiệu quả, không đúng mục địch, chẳng hạn như tăng quy mô doanh nghiệp vượt quá mức tối ưu bằng cách giao dịch hợp nhất, mua lại các doanh nghiệp khác mà không đem lại giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp. Xung đột thứ hai có thể xảy ra giữa cổ đông và trái chủ hay chủ nợ. Cổ tức là một hình thức chuyển giao tài sản từ trái chủ sang cổ động nhất là trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn trong tài chính. Chính vì vậy, trái chủ có thể áp dụng các điều khoản trong hợp đồng cho vay, quy định rằng doanh nghiệp chỉ

được chi trả cổ tức cho cổ đông khi lợi nhuận, dòng tiền và vốn lưu động phải đạt, hoặc vượt ngưỡng những mức cụ thể nào đó.

Thông tin bất cân xứng

Vấn đề thông tin bất cân xứng thường xảy ra khi các nhà quản lý doanh nghiệp biết rõ hơn nhà đầu tư về thông tin bên trong doanh nghiệp. Đặc biệt là triển vọng và các dòng tiền thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp. Ban quản trị có thể thay đổi chính sách cổ tức như là một dấu hiệu để báo với thị trường và nhà đầu tư về các tiềm năng và dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp (Brennan, 1971; Hakansson, 1982). Nhìn chung, nếu thị trường cân bằng các doanh nghiệp có chất lượng cao hơn sẽ lựa chọn cả cổ tức cao hơn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức hoạt động với phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000 tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, sau này được đổi tên thành Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE). Sau 20 năm hoạt động, TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nền tài chính tiền tệ lành mạnh, an toàn và ổn định (Trần Văn Dũng, chủ tịch UBCKNN, 2020).

Một dấu hiệu cho thấy sự phát triển về quy mô của TTCK Việt Nam là số lượng các công ty niêm yết ngày càng tăng lên. Điều này đồng nghĩa với lượng sản phẩm, hàng hóa giao dịch trên thị trường ngày đa dạng. Tính đến 31/12/2020, số lượng các công ty niêm yết trên thị trường là 745 công ty. Trong đó, 392 công ty niêm yết trên HOSE và 353 niêm yết trên HNX.

Biều đồ 2.1 dưới đây thể hiện số lượng của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh từ khi TTCK thành lập tới cuối năm 2020.

Giai đoạn từ 2000 - 2005, TTCK mới đi vào hoạt động, số lượng các công ty niêm yết còn rất hạn chế. Đến cuối năm 2005, số lượng các công ty niêm yết là 41 công ty, trong đó 32 công ty niêm yết trên HOSE và 9 công ty niêm yết trên HNX.

Giai đoạn từ 2006 - 2012 được coi là giai đoạn phát triển vượt bậc của TTCK khi số lượng công ty niêm yết trên lên tới 704 công ty. Năm 2005, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức đi vào hoạt động và là sàn giao dịch dành cho các công ty có quy mô vừa và nhỏ. Tuy hoạt động sau sàn HOSE 5 năm, nhưng số lượng công ty đăng ký niêm yết trên HNX đã đạt 396 công ty, lớn hơn số lượng công ty niêm yết trên HOSE (308 công ty).

800 700 600 500 400 300 200 100 0

Giai đoạn từ năm 2013 - 2019, số lượng các công ty niêm yết trên TTCK tăng lên không đáng kể. Lý giải nguyên nhân là do bên cạnh việc có các công ty đăng ký niêm yết thì cũng có nhiều công ty bị hủy niêm yết.

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 HOSE 5 11 20 22 26 32 106 138 170 196 275 301 308 301 305 307 320 344 373 378 392 HNX 0 0 0 0 0 9 81 112 168 257 367 393 396 377 365 377 376 384 376 365 353 Tổng 5 11 20 22 26 41 187 250 338 453 642 694 704 678 670 684 696 728 749 743 745

Biểu đồ 2.1. Số lượng các công ty niêm yết trên HNX và HOSE

(Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước)

Bên cạnh việc gia tăng về số lượng thì quy mô các công ty niêm yết cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2020, đã có hơn 30 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD, điều này góp phần giúp cho vốn hóa TTCK ngày càng lớn và chiếm tỷ trọng cao so với GDP. Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ vốn hóa của TTCK chiếm 72,6% GDP.

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ vốn hóa TTCK/GDP

(Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước)

2.2. Thực trạng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam

Tác giả nghiên cứu thực trạng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam thông qua việc nghiên cứu khái quát tình hình chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên hai sàn HNX và HOSE trong giai đoạn 2012 - 2019. Do thời gian có hạn nên tác giả đã lựa chọn 235 công ty niêm yết thuộc nhiều nhóm ngành kinh tế khác nhau như: Bất động sản, Cao su, Công nghệ, Vận tải kho bãi, Thực phẩm, Thuỷ sản, Dầu khí, Dược, Xây dựng, Khoáng sản, Nhựa bao bì, Thương mại, Sản xuất công nghiệp, Năng lượng, Thép.

2.2.1. Điều kiện trả cổ tức

Điều kiện trả cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam được quy định tại Điều 135, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 như sau:

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w