Qúa trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Kế toán TSCĐ hữu hình tại chi nhánh công ty TNHH nhà nước một thành viên bao bì 277 hà nội – xí nghiệp may (Trang 25 - 34)

Tên Doanh nghiệp : Chi nhánh Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao

bì 27/7 Hà Nội – Xí nghiệp May

Tên viết tắt :Xí nghiệp may 27/7 Hà Nội Tên giám đốc : Nguyễn Công Bính

Địa chỉ : Cổ Bi – Gia Lâm – Hà Nội

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Bao bì 27/7 Hà Nội tiền thân là Xí nghiệp thương binh Ba Đình được thành lập theo Quyết định số 268/CN ký ngày 22/8/1975 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội với nhiệm vụ chính trị được giao khi thành lập là: Tiếp nhận anh em thương binh,bệnh binh của Hà Nội đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc, nhũng ngưòi đã để lại một phần cơ thể của mình ngoài mặt trận, sức khoẻ không còn là bao vì vậy nhiệm vụ chính của Công ty là đào tạo nghề để người chiến sỹ thương binh bệnh binh tiếp tục làm ra của cải vật chất cho xã hội và cải thiện đời sống cho bản thân. Cơ sỏ vật chất lúc ban đầu của Xí nghiệp chỉ là một phân xưởng nhỏ sản xuất những sản phẩm đơn giản, thủ công phục vụ cho ngành thương nghiệp như chun, chỉ may.

Năm 1993 Xí nghiệp thương binh Ba Đình được UBND thành phố Hà Nội giao cho nhiệm vụ tiếp nhận Xí nghiệp May 875 có trụ sở tại Cổ Bi – Gia Lâm – Hà Nội với nhiệm vụ sản xuất bao bì carton và túi nylon.

Tháng 10/1995 Công ty mở rộng phân xưởng May với mục đích giải quyết việc làm cho con em thương binh và con em các gia đình chính sách trong địa bàn huyện Gia Lâm – Hà Nội.

Ngày 23/6/1998 theo quyết định số 100/QĐ -LĐTBXHXH của Giám đốc Sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội,Công ty Bao bì 27/7 Hà Nội được phép thành lập 3 Xí nghiệp trực thuộc Công ty gồm: Xí nghiệp May,Xí nghiệp Bao bì Carton,Xí nghiệp bao bì nhựa .

Cũng như 2 Xí nghiệp thành viên của Công ty, Xí nghiệp May có nhiệm vụ tổ chức sản xuất, ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng, các văn bản đối ngoại, thực hiện các chế độ hạch toán kế toán, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đề xuất với Giám đốc các biện pháp hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Với 200 máy may, và 300 lao động Xí nghiệp đã giải quyết việc làm cho con em lao động trên đại bàn huyện Gia Lâm có đời sống ổn định, người lao động yên tâm làm việc và gắn bó với Xí nghiệp.

Sản phẩm của phân xưởng May đã được khách hàng nước ngoài đánh giá cao về chất lượng cũng như qui mô sản xuất của phân xưởng đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất cho những sản phẩm xuất khẩu.

Qua 10 năm phấn đấu trưởng thành không ngừng phát huy nội lực, kiên cường vượt qua thử thách, khó khăn của cơ chế thị thường lên từ một phân xưởng nhỏ bé sản xuất đơn giản đơn chiếc, đến nay Xí nghiệp May 27/7 Hà Nội đã vươn lên thành một Doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực sản xuất hàng may mặc với 14 dây truyền may giải quyết việc làm cho hơn 700 lao động trên địa bàn huyện Gia Lâm và các tỉnh lân cận như: Hưng Yên, Hà Bắc, Vĩnh Phúc .

Căn cứ nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của chính phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước , doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành Công ty TNHH một thành viên.

Ngày 18/7/2008 theo quyết định số 104/2008QĐ - UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Công ty Bao bì 27/7 Hà Nội chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Bao bì 27/7 Hà Nội .

Xí nghiệp May 27/7 Hà Nội trực thuộc Công ty Bao bì 27/7 Hà Nội được chuyển thành Chi nhánh Cty Công ty TNHH Nhà nước 1 TV Bao bì 27/7 Hà Nội – Xí nghiệp May. Gọi tắt là Xí nghiệp May 27/7 Hà Nội.

Tổng số vốn hiện nay của Xí nghiệp là :

-Vốn cố định : 7.147.257.086đ -Vốn lưu động : 2.653.748.164đ -Nguồn vốn chủ sở hữu : 2.557.073.709đ

Những thành tích đã đạt được:

Năm 1985: được trao tặng huân chương lao động hạng ba Năm 1995: được trao tặng huân chương lao động hạng nhì Năm 2002: được trao tặng huân chương lao động hạng nhì Năm 2005: được trao tặng huân chương lao động hạng nhất

Đặc biệt năm 1997 Công ty được trao tặng danh hiệu “Anh hùng trong thời kì đổi mới”

2.1.2.Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Xí nghiệp

(Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán)

:Quản lí trực tuyến : Quản lí chức năng

* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

-Giám đốc Xí nghiệp (Phó Tổng Giám đốc Công ty kiêm giám đốc Xí nghiệp): Chịu trách nhiệm về toàn bộ mọi hoạt động của Xí nghiệp ,lập kế hoạch

Giám đốc Xí nghiệp

Phó GĐ kỹ thuật Phó GĐ kinh doanh

Phòng kỹ thuật

Phòng QA

Phòng TCHC Phòng kế toán

Phòng kh Phòng xnk

sản xuất phát triển mở rộng sản xuất.giao dịch với khách hàng,ký kết các hợp đồng kinh tế,bảo đảm cho SXKD có hiệu quả,đời sống NCNV ổn định.

-Phó giám đốc Kỹ thuật : là người giúp việc cho giám đốc về toàn bộ kỹ

thuật của Xí nghiệp.Phụ trách phòng kỹ thuật ,phòng KCS,Phòng cơ điện đảo bảo cho mọi hoạt động sản xuất của XN thông suốt

-Phó Giám đốc Kinh doanh: Giúp việc cho giám đốc về công tác sản xuất như tiến độ sản xuất,cung ứng vật tư đồ dùng phục vụ sản xuất.Phụ trách phòng kế hoạch và phòng Xuất nhập khẩu.

-Phòng tổ chức hàng chính : Giúp việc cho giám đốc về các công tác Tuyển dụng sắp xếp lao động trong Xí nghiệp

Quản lý lao động tiền lương

Chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV Xí nghiệp ,Thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động

Thực hiện các công tác an toàn lao động,phòng chống cháy nổ ,an ninh trật tự trong XN ,sử lý các vụ việc về vi phạm nội qui,qui chế của Xí nghệp và các biện pháp sử lý

Quản lý con dấu của Xí nghiệp

Đặt ,tiếp nhận báo chí giấy tờ công văn đi đến Xí nghiệp

Mua sắm,sửa chữa vật tư,đồ dùng trang thiết bị văn phòng.

-Phòng kế hoạch: Giúp việc cho ban GĐ về kế hoạch sản xuất và chiến luợc kinh doanh

✓ Tiếp nhận các đơn đặt hàng ✓ Cấp phát vật tư sản xuất

✓ Lập kế hoạch sản xuất,theo dõi tiến độ sản xuất,năng xuất lao động ✓ Quyết toán vật tư với khách hàng

✓ Cung cấp vật tư,đồ dùng phục vụ quá trình sản xuất

- Phòng xuất nhập khẩu : làm các thủ tục nhập khẩu xuất khẩu hàng hoá gia công.

✓ Làm hợp đồng ngoại và theo dõi hợp đồng. ✓ Thanh khoản hải quan

Phòng kế toán : Thu thập ghi chép sử lý phản ánh toàn bộ các thông tin về tài chính của Xí nghiệp. Kiểm tra, kiểm soát các hoạt đông kinh doanh. Thanh quyết toán các hợp đồng với khách hàng và thanh toán tiền lương cho CNV.

✓ Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý tài chính của doanh nghiệp gồm : ✓ Quản lý vốn

✓ Quản lý tài sản

✓ Theo dõi doanh thu chi phí,kết quả HĐKD ✓ Quản lý sử dụng phân phối lợi nhuận

✓ Theo dõi kê khai và thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách,Nhà nước

-Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ theo dõi kỹ thuật, công nghệ sản xuất,thiết kế mẫu mã kích cỡ sản phẩm,kiểm tra chất lượng sản phẩm.

-Phòng cơ điện : vận hành máy móc, bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị trong toàn Xí Nghiệp

-Phòng KCS: Xây dựng các phương án quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm tra hàng hoá tại phân xưởng may và phân xưởng hoàn thiện.

- Phân xưởng cắt : Cắt BTP

- Phân xưởng May: may lắp ghép các chi tiết thành sản phẩm - Phân xưởng hoàn thiện: là gấp gói đóng thùng

*Mối quan hệ giữa các bộ phận:

Khi nhận được hợp đồng gia công của khách hàng phòng kế hoạch lên kế hoạch sản xuất, cung cấp tài liệu kỹ thuật,tác nghiệp cho phòng kỹ thuật, phân kế hoạch cho các phân xưởng, làm lệnh sản xuất để các phân xưởng chuẩn bị sản xuất.

Phòng kỹ thuật căn cứ vào mẫu gốc,tàI liệu của khách hàng tiến hành việc ra mẫu trên bìa cứng sau đó tiến hành cắt may thử 1 sản phẩm.

Sản phẩm may thử đó được xem xét kỹ các thông số kỹ thuật, nếu chưa đúng thông số mẫu gốc phải ra mẫu lại và chỉnh sửa, chế lại khi nào đúng vói mẫu gốc thì chuyển cho khách hàng để khách hàng duyệt mẫu và xác định định mức tiêu hao nguyên phụ liệu .

Làm bảng mầu cho kho nguyên phụ liệu,phân xưởng cắt, phân xưởng may phân xưởng hoàn thiện, xác định mầu vải, mặt phải vải, chiều vảI (đối với vải có ánh tuyết ) xác định chỉ may cho từng mầu vải, phụ liệu đi kèm của 1 sản phẩm như cúc, khoá, vải lót túi, vải phối, mex,...

Khi có định mức phòng kỹ thuật chuyển cho phòng kế hoạch để phòng kế hoạch chuẩn bị nguyên phụ liệu để sản xuất.

Tổ cắt khi có lệnh của phòng kế hoạch sẽ nhận nguyên liệu tại kho Xí nghiệp theo định mức của phòng kỹ thuật cung cấp. kiểm tra, đo vải trải vải cắt BTP thực hiện qui trình sản xuất như đã trình bày ở trên.

Khi sản phẩm đã xuất trả khách hàng phòng kế toán tiến hành các thủ tục thanh quyết toán hợp đồng như : thanh lý ,thanh toán hợp đồng, đối chiếu công nợ.

Với mục đích để hoàn thành nhiệm vụ, các phòng ban luôn có mối liên hệ chặt chẽ, ràng buộc phụ vụ lẫn nhau trong để hoàn thành công việc.

2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.

Đứng đầu phòng tài vụ là kế toán trưởng, sau đó là các nhân viên còn gọi là kế toán viên và thủ quỹ. Giám đốc xí nghiệp trực tiếp chỉ đạo phòng tài vụ.

Nhiệm vụ cụ thể của phòng tài vụ:

+ Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm chung về các vấn đề tài chính của xí nghiệp. Phụ trách, hướng dẫn kế toán viên thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, tổng hợp số liệu, làm các báo cáo tài chính theo quy định của Bộ tài chính. Xây dựng kế hoạch các dự án đầu tư.

+ Kế toán TSCĐ: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, sửa chữa, thay thế, phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất.

+ Kế toán vật tư,: theo dõi tình hình xuất nhập, tồn kho vật tư hàng hoá. + Kế toán thanh toán: theo dõi công nợ phải thu, phải trả đối với khách hàng và cơ quan cấp trên. Thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên.

Đặc điểm của bộ máy kế toán:

Để công tác quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, bộ máy kế toán của xí nghiệp áp dụng theo hình thức tập trung và tổ chức theo hình thức nhật ký chứng từ theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hệ thống sổ gồm: NKCT số 1, 2, 3, 4, 54, 7, 9, 10; bảng kê số 1, 2, 3, 4, 5, 6; bảng phân bổ số 1, 2, 3 và các sổ cái tài khoản.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức kế toán tại Công ty:

(Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán)

Kế toán trưởng (Thủ quỹ)

2.1.4.Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán:

2.1.4.1.Sơ đồ hình thức sổ kế toán tại đơn vị :

Sơ đồ 2.3: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ- CHỨNG TỪ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu ,kiểm tra

2.1.4.2. Trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký chứng từ :

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đẫ được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký-Chứng từ hoặc bảng kê,sổ chi tiết có liên quan.Đối với các laọi chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ các chứng từ gốc trước hết phải được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ ghi vào bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan.Đối với các Nhật ký – Chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê,sổ chi tiết thì căn cứ vào

Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái

số liệu tổng cộng của bảng kê,sổ chi tiết,cuối tháng chuyển số liệu vào nhật ký – Chứng từ.

Cuối tháng khoá sổ,cộng số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ,kiểm tra đối chiếu số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ với các sổ,thẻ kế toán chi tiết,bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – Chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái.

Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ,thẻ kế toán chi tiết thì đựoc ghi trực tiếp vào các sổ,thẻ có liên quan.Cuối tháng,cộng các sổ hoặc các thẻ kế toán chi tiết để lập các bảng tổng hợp chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái.

Số liệu tổng cộng ở sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký – Chứng từ,bảng kê các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.

2.1.4.3.Các chế độ kế toán áp dụng:

* Trong phạm vi qui định của chế độ kế toán doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên,Doanh nghiệp áp dụng danh mục các tài khoản,chứng từ,hình thức sổ kế toán theo các chuẩn mực kế toán và quyết định số 1141TC/QD/CDKT ngày 01-11-1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về

“Chế độ kế toán doanh nghiệp “ và gần đây là quyết định

Số:15/2006/QD - BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006

Kỳ kế toán : tháng,quí ,năm

Một phần của tài liệu Kế toán TSCĐ hữu hình tại chi nhánh công ty TNHH nhà nước một thành viên bao bì 277 hà nội – xí nghiệp may (Trang 25 - 34)