Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty

Một phần của tài liệu Kế toán TSCĐ hữu hình tại chi nhánh công ty TNHH nhà nước một thành viên bao bì 277 hà nội – xí nghiệp may (Trang 34 - 48)

2.2.1.Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình:

2.2.1.1. Hạch toán tăng do mua sắm TSCĐ.

Khi quyết định đầu tư một TSCĐ nào đó do mua sắm, xí nghiệp làm tờ trình gửi lên cấp trên là Công ty bao bì 27/7 Hà Nội. Khi được xem xét và duyệt cho mua TSCĐ, xí nghiệp tiến hành ký kết hợp đồng với những doanh nghiệp có khả năng cung cấp những TSCĐ cần sử dụng đó.

Nguyên giá TSCĐ mua sắm là giá ghi trên hoá đơn chưa có thuế GTGT. Xí nghiệp mua TSCĐ với giá bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt vào vị trí sẵn sàng sử dụng.

Ví dụ: xí nghiệp quyết định mua một nồi hơi của Công ty cơ nhiệt thực phẩm - Hà Nội với giá mua là 50.476.200 đồng (Chưa bao gồm thuế GTGT 10%). Xí nghiệp đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 04/NH-27/7HN ngày 3/9/2008 hóa đơn GTGT số 055045 ngày 3/10/2008, phiếu chi số 515 và biên bản bàn giao , kế toán ghi:

Bút toán 1: Nợ TK 211: 50.476.200 Có TK 133 (1332): 5.047.620 Có TK 111: 55.523.820

Bút toán này được thể hiện trên NKCT số 1 (trích mẫu). NKCT số 1 được ghi trên cơ sở các chứng từ gốc, và được khoá sổ vào cuối tháng để xác định tổng số phát sinh bên Có TK 111, đối ứng bên Nợ TK liên quan để lấy số tổng cộng đó để ghi sổ cái. Trích: Nhật ký chứng từ số 1 Ghi Có TK 111 - Tiền mặt Tháng 10 năm 2008 T T Ngày, tháng, năm

Ghi Có TK 111, ghi Nợ các TK liên quan Cộng Có TK 111 TK 211 TK 133 TK 811 ...

1 15/10/2008 50.476.200 5.047.620

2 18/10/2008 ... ... 500.000

Cộng ... ... ...

Đã ghi sổ cái TK ngày 31/10/2008

Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng

Cùng với bút toán 1: Ghi tăng TSCĐ, kế toán căn cứ vào nguồn hình thành TSCĐ ghi bút toán 2: Bút toán kết chuyển nguồn:

Nợ TK 414: 50.476.200 Có TK 411: 50.476.200 Trích:

Nhật ký chứng từ số 10

Ghi có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh

Tháng 10/2008 ST T Diễn giải Số dư đầu tháng Ghi Có TK 411, ghi Nợ các TK Số dư Có cuối tháng TK 414 ... Cộng Có TK 414

1 Mua nồi hơi 50.476.200 50.476.200

2 Mua máy máy 2 kim 37.830.000 37.830.000

Cộng 88.306.200

Đã ghi sổ cái TK ngày 31/10/2008

Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Ngoài việc sử dụng các quỹ của doanh nghiệp, xí nghiệp còn mua TSCĐ bằng vốn vay ngân hàng công thương, trang bị cho phân xưởng số 4 với giá mua là 84.743.134 đồng, thuế GTGT 10% là: 8.474.313,4 đồng.

Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 05/NHCT - M27/7, biên bản bàn giao , ngày 3/11/2008 và hoá đơn GTGT số 055044 kế toán TSCĐ phản ánh:

Nợ TK 211 (2113): 84.743.134 Nợ TK 133: 8.474.313,4

Bút toán này thể hiện trên NKCT số 4: Trích:

Xí nghiệp May 27/7 Hà Nội

Nhật ký chứng từ số 4

Ghi Có TK 341 - Vay dài hạn

Tháng 11 năm 2008

N - T - N Diễn giải

Ghi Có TK 341, ghi Nợ các TK liên quan

Cộng Có TK 341 TK 111 TK 211 TK 133 TK... 3/11/2008 Vay NH Công thương mua hệ thống băng truyền điện 84.743.134 8.474.313 93.217.447 16/11/2008 Vay NH mua hệ thống thang nâng 93.108.000 9.310.800 102.418.800 Cộng 177.851.134

2.2.1.2 Kế toán tăng TSCĐ do xây dựng cơ bản bàn giao:

Đầu tư xây dựng cơ bản ở xí nghiệp May - Công ty bao bì 27/7 Hà Nội thực hiện theo phương thức giao thầu. Mọi chi phí phát sinh trong quá trình thi công do bên nhận thầu bỏ ra. Xí nghiệp thanh toán cho đơn vị thi công giá quyết toán công trình được duyệt lần cuối.

Ví dụ: Trong tháng 3/2008 xí nghiệp đã đưa vào sử dụng nhà để xe cho công nhân trong xí nghiệp, với giá quyết toán được duyệt là 48.549.375 đồng.

Xí nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng để đầu tư cho hạng mục công trình này khi công trình hoàn thành bàn giao, kế toán căn cứ vào biên bản nghiệm thu hợp đồng kinh tế và thông báo kết quả thẩm tra quyết toán công trình xây dựng cơ bản. Trước khi cấp vốn ngân hàng tiến hành thẩm tra và gửi thông báo kết quả thẩm tra tới cho xí nghiệp.

Nợ TK 211: 48.549.375

Có TK 241: 48.549.375 Trích:

Nhật ký chứng từ số 7

Ghi có TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang

Tháng 11/2008 ST T Ghi Có TK Ghi Nợ TK ... TK 241 .... Cộng chi phí .... ... ... TK 211: TSCĐ HM 48.549.375 Cộng 48.549.375

2.2.2.Kế toán biến động giảm TSCĐ hữu hình

2.2.2.1. Kế toán giảm TSCĐ do thanh lý.

TSCĐ của xí nghiệp trong giai đoạn hiện nay giảm chủ yếu do nhượng bán, thanh lý khi không còn dùng hoặc việc tiếp tục sử dụng những tài sản đó không mang lại hiệu quả kinh tế cho xí nghiệp.

TSCĐ thanh lý là những TSCĐ bị hư hỏng, không thể sử dụng được, những tài sản lạc hậu về mặt kỹ thuật, không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể nhượng bán được.

Ví dụ: Trong tháng 11/2008 xí nghiệp quyết định thanh lý 50 chiếc máy may 1 kim của Nhật . Mặc dù chưa bị hư hỏng đến mức phải loại bỏ, nhưng do máy đã quá cũ, không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, nên xí

nghiệp tiến hành thanh lý để thu hồi vốn đầu tư, thực hiện tái đầu tư TSCĐ mới. Trong hồ sơ thanh lý TSCĐ ghi: Nguyên giá máy 250.000.000. Máy đã được khấu hao: 208.333.000 đồng, giá trị còn lại: 41.667.000 đồng. Dự kiến giá bán là 100.000.000 đồng (chưa có thuế GTGT).

Sau đó xí nghiệp thông báo thanh lý theo hình thức đấu thầu. Các đơn vị có nhu cầu gửi giấy đề nghị mua tới. Đơn vị nào giá trả cao nhất sẽ được xí nghiệp phê duyệt vào giấy đề nghị mua của đơn vị đó, để khi đơn vị đó nộp tiền, kế toán xí nghiệp thu tiền và lập phiếu thu.

Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ, phiếu xác nhận tình trạng kỹ thuật, giấy đề nghị mua, hoá đơn. Kế toán ghi số nghiệp vụ giảm TSCĐ.

Bút toán 1: Ghi giảm TSCĐ. Nợ TK 214: 208.333.000 Nợ TK 811: 41.667.000

Có TK 211: 250.000.000 Bút toán này được phản ánh trên NKCT số 9

Bút toán 2: Phản ánh chi phí thanh lý căn cứ vào phiếu chi. Nợ TK 811: 500.000

Có TK 111: 500.000

Trích mẫu: Bảng kê số 1 Ghi Nợ TK 111: Tiền mặt Tháng 11/2008 Số dư đầu tháng ... ST T Ngày, tháng, năm

Ghi Nợ TK 111, Ghi Có TK liên quan

Số dư cuối tháng TK 111 TK … ... Cộng Nợ TK 111 18/11/2008 100.000.000 100.000.000 ... Trích: Nhật ký chứng từ số 8 Ghi có TK 211: TSCĐ Tháng 11/2008 ĐVT: VNĐ T T Chứng từ Diễn giải

Ghi Có TK 211, Ghi Nợ TK liên

quan Cộng Có TK 211 Số Ngày TK 214 TK 811 ... 1 01 18/11/2008 Thanh lý máy may 1 kim JUKY 208.333.000 41.667.000 250.000.000 Cộng 208.333.000 41.667.000 250.000.000

Đã ghi sổ cái ngày 30/11/2008.

Người lập biểu Kế toán trưởng

2.2.2.2 Hạch toán TSCĐ giảm do nhượng bán.

Hiện nay xí nghiệp có những TSCĐ chưa cần sử dụng, những TSCĐ đang sử dụng nhưng hiệu quả kinh tế không cao... xí nghiệp có thể nhượng bán khi có người mua.

Đối với TSCĐ là máy móc thiết bị ... quản lý sử dụng dưới phân xưởng thì khi tìm được người mua và Công ty có nhu cầu nhượng bán, đơn vị quản lý TSCĐ làm tờ trình về các TSCĐ không cần dùng lên phòng kỹ thuật, ban Giám đốc để được cho phép nhượng bán. Đối với những TSCĐ được quản lý trên Công ty thì trước khi nhượng bán phải có ý kiến của ban Giám đốc kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan của nghiệp vụ nhượng bán để ghi sổ kế toán giảm TSCĐ.

Ví dụ: Ngày 10/4/2008 xí nghiệp tiến hành nhượng bán một xe ô tô ZACE cho Công ty Cổ phần Trường An với số tiền là 319.000.000 đồng (cả thuế GTGT 5%). Nguyên giá xe là 355.661.253 đồng; giá trị hao mòn luỹ kế là: 88.915.313 đồng và giá trị còn lại là: 266.745.940 đồng. Để tiến hành mua bán xí nghiệp và bên mua lập một hợp đồng kinh tế, Căn cứ vào HĐKT ngày 15/11/2008, hoá đơn GTGT, phiếu thu số 324, kế toán ghi:

Bút toán 1: Ghi giảm TSCĐ. Nợ TK 214: 88.915.313 Nợ TK 811: 266.745.940

Có TK 211: 355.661.253 Bút toán này được thể hiện trên NKCT số 9. Bút toán 2: Phản ánh thu nhập từ thanh lý. Nợ TK 111: 319.000.000

Có TK 711: 303.809.524 Có TK 333 (3331): 15.190.476

Bút toán này thể hiện trên sổ quỹ tiền mặt, bảng kê số 1. Việc nhượng bán xe ZACE của xí nghiệp không phát sinh thêm chi phí nhượng bán nên kế toán

Trích:

Nhật ký chứng từ số 9

Nguyên giá TSCĐ Ghi Có TK 211: TSCĐ

Tháng 11/2008

Chứng từ

Diễn giải

Ghi Có TK 211, Ghi Nợ TK liên

quan Cộng Có TK 211 S ố Ngày TK 214 TK 811 ... 03 10/4/2008 Nhượng bán xe Zace 88.915.313 266.745.940 355.661.253 Cộng 88.915.313 266.745.940 355.661.253

Hàng tháng, vào cuối tháng tổng hợp số liệu trên các NKCT, lấy số liệu tổng cộng trên NKCT số 9 và các NKCT liên quan để ghi sổ cái TK 211.

Sổ cái TK 211 Tháng 11/2008 Ngày ghi sổ Chứng từ

Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú Ngày Số Nợ Có Số dư đầu tháng Số phát sinh trong tháng

8 01 Thanh lý máy may 214, 811 250.000.000 10 03 Nhượng bán xe Zace 214, 811 355.661.253 Cộng PS trong tháng 605.661.253

2.2.2.3 Kế toán khấu hao TSCĐ.

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, hiện nay xí nghiệp May - Công ty bao bì 27/7 Hà Nội tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính.

Xí nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính cố định.

Ví dụ: xí nghiệp mua nồi hơi ngày 3/10/2008. Xí nghiệp bắt đầu sử dụng ngày 15/10/2008 với nguyên gia là 50.476.200 đồng; thời gian sử dụng là 10 năm. Kế toán tiến hành trích khấu hao TSCĐ này từ tháng 10/2008.

Kế toán xác đinh mức trích khấu hao tháng 10/2008 : 210.317đ Nợ TK 627 : 210.317

Có TK 214 : 210.317

Tương tự như vậy đối với các trường hợp tăng TSCĐ, sau khi xác định mức trích khấu hao, kế toán xem xét TSCĐ đó sử dụng ở bộ phận nào thì kế toán phân bổ giá trị hao mòn vào đối tượng sử dụng đó. Đối với các TSCĐ được sử dụng các phân xưởng, hàng tháng giá trị hao mòn được trích sẽ tính vào TK 627 (6271) và được tính cho từng phân xưởng. Đối với những TSCĐ dùng cho công tác quản lý hành chính xí nghiệp, ... các TSCĐ khác, giá trị hao mòn được hạch toán vào TK 641, TK 642.

Việc trích và phân bổ số khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ từ đó để làm căn cứ ghi bảng kê, NKCT số 7 và các sổ kế toán liên quan.

Ví dụ: Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 10/2008 ghi sổ:

Nợ TK 627: 116.876.448 Nợ TK 642: 8.680.560

Có TK 214: 125.557.008

Bút toán này được thể hiện trên bảng kê số 4, 5, NKCT số 7 tháng 5/2008. Đồng thời với bút toán trên, kế toán ghi tăng nguồn vốn khấu hao:

Trích: Bảng kê số 4 Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ ... TK 214 .... Cộng chi phí thực tế phát sinh ... 4 TK 627: chi phí SX chung 116.876.448 - Phân xưởng 1 20.892.360 - Phân xưởng 2 21.593.200 - Phân xưởng 3 23.389.237 - Phân xưởng 4 25.050.551 - Phân xưởng cắt 15.250.300

- Phân xưởng hoàn thiện 10.700.800

Cộng 116.876.448

Trích: Bảng kê số 5

Chi phí quản lý doanh nghiệp TK 642

Tháng 10/2008ĐVT: Đồng TT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ ... TK 214 .... Cộng chi phí thực tế phát sinh 10 TK 641: chi phí bán hàng ... - .... ... ... 17 TK 642: chi phí quản lý DN 8.680.560 Cộng 10.005.933 Trích: nhật ký chứng từ số 7

Phần I: Tập chi phí SXKD toàn xí nghiệp tháng 1/2008 TT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ ... TK 214 .... Cộng chi phí thực tế phát sinh ... 8 TK 627 116.876.448 9 TK 641 - 10 TK 642 8.680.560 .... ... ... Cộng 125.556.948 Sổ cái tk 214

Dư đầu năm: Nợ

Có: 4.017.513.932 Ghi Nợ các TK đối ứng Có với TK 214 Tháng 1 Tháng 2 ... Tổng Cộng TK 627 116.876.448 TK 641 - TK 642 8.680.560 Cộng số phát sinh: 75.010.197 Số phát sinh Có 125.557.008 Dư Nợ cuối tháng Dư Có cuối tháng 4.143.070.940

2.2.3.Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình:

2.2.3.1.Kế toán sửa chữa nhỏ TSCĐ:

Do khối lượng sửa chữa không nhiều,qui mô sửa chữa nhỏ,chi phí phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi phí đến đó.

Ví dụ : Tháng 11/2008 Phòng cơ đIện báo cáo Giám đốc về việc Máy 2 kim TOYOTA bị gãy trục kim đề nghị cho sửa chữa,căn cứ vào chứng từ tập hợp chi phí với các công việc như : hàn lại trục kim,gia cố lại trục máy… tổng số tiền 1.050.000đ đã được thanh toán bằng PC ngày 2/11/2008,kế toán ghi:

Nợ TK 627 : 1.050.000

Có TK 111 : 1.050.000

Trường hợp thuê ngoài :

Căn cứ vào hoá đơn thuê ngoài sửa chữa TSCĐ để tập hợp chi phí sửa chữa.

Ví dụ : Ngày 23/11/2008 Văn phòng Xí nghiệp có thuê Công ty Máy tính truyền thông diều khiển 3C sửa chữa máy in,căn cứ vào HĐ GTGT số 25469 và phiếu chi ngày 23/11/2008,kế toán ghi :

Nợ TK 642 : 670.000 Nợ TK 133(1331) : 67.000

Có TK 111: 737.000

2.2.3.2.Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ:

Công việc sửa chữa lớn thường có chi phí nhiều và được lập theo dự toán từng hạng mục công trình.Vì vậy để giám sát chặt chẽ chi phí sửa chữa phải được tập hợp ở TK 241.

Ví dụ : Tháng 12/2006 Xí nghiệp thuê Xí nghiệp xây lắp công trình I sửa chữa nhà xưởng với nội dung:thay toàn bộ mái tôn phân xưởng May II,chi phí sửa chữa được tập hợp khi hoàn thiện công trình,với giá trị : 7.560.000(Chưa có thuế)

Bút toán 1:

Nợ TK 2413 : 7.560.000 Nợ TK 133(1331) : 756.000

Có TK 331 : 8.316.000

Bút toán 2 : kết chuyển chi phí Nợ TK 1421 : 7.560.000

Bút toán 3 : phân bổ vào chi phí

Nợ TK 627 : 693.000 (Phân bổ 12 tháng) Có TK 142 : 693.000

2.2.3.3.Kế toán sửa chữa nâng cấp TSCĐ

Ví dụ: tháng 11/2008 Xí nghiệp sửa chữa nâng cấp một phòng là việc để làm hội trường,chi phí thực tế phát sinh đựơc tập hợp là

:30.560.950đ,theo quyết định 206,công trình nâng cấp hội trường đủ điều kiện để đánh giá tăng TSCĐ:

Bút toán 1 : Tập hợp chi phí Nợ TK 2412 : 30.560.950 Nợ TK 1331 : 3.056.095

Có TK 331 : 33.617.045 Bút toán 2 : Ghi tăng TSCĐ

Nợ TK 211 : 30.560.950

Có TK 2412 : 30.560.950 Bút toán 3 : kết chuyển nguồn Nợ TK 441: 30.560.950

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP MAY 27/7 HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Kế toán TSCĐ hữu hình tại chi nhánh công ty TNHH nhà nước một thành viên bao bì 277 hà nội – xí nghiệp may (Trang 34 - 48)