Hoàn thiện công tác phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ

Một phần của tài liệu Kế toán TSCĐ hữu hình tại chi nhánh công ty TNHH nhà nước một thành viên bao bì 277 hà nội – xí nghiệp may (Trang 51 - 55)

Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ thực chất là đánh giá việc tổ chức sử dụng trang thiết bị kỹ thuật của doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp mua máy móc thiết bị nhiều nhưng không sử dụng gì cả rõ ràng là hiệu quả không cao. Chính vì vậy đỏi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải phân tích quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ theo những phương pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng TSCĐ, từ đó có phương hướng đầu tư cho thích hợp. Việc phân tích được tiến hành trên cả hai mặt: phân tích tình hình trang bị TSCĐ và phân tích tình hình sử dụng TSCĐ.

Phân tích cơ cấu TSCĐ.

Hiện nay TSCĐ của xí nghiệp được chia làm 2 nhóm: - TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh: chiếm tỷ trọng lớn. - TSCĐ chờ thanh lý.

Do sản phẩm của xí nghiệp hầu hết là sản xuất theo hoá đơn đặt hàng, cho nên TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh chiếm một tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, do yêu cầu của khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, đòi hỏi xí nghiệp không ngừng đổi mới máy móc thiết bị, do đó những TSCĐ đã sử dụng từ lâu không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện đại, cần phải thanh lý, loại bỏ để quay vòng vốn đầu tư cho TSCĐ mới.

Phân tích sự biến động của TSCĐ.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ của doanh nghiệp thường có sự biến động, sự tăng giảm của từng loại TSCĐ có ảnh hưởng không giống nhau đến tình hình sản xuất. Do đó khi trang bị TSCĐ cho doanh nghiệp cần nghiên cứu tác dụng tích cực của từng loại để đầu tư vốn theo hướng có lợi nhất.

Để phân tích vấn đề này, thường so sánh cuối kỳ với đầu năm cả về nguyên giá cũng như tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số. Đồng thời dựa vào nhu cầu thực tế về từng loại TSCĐ ở doanh nghiệp để kết luận.

Phân tích tình trạng kỹ thuật TSCĐ.

TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, sau mỗi chu kỳ đó TSCĐ bị hao mòn dần, về giá trị hao mòn chuyển dịch vào giá trị sản phẩm, như vậy TSCĐ tham gia vào càng nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh thì càng cũ đi, số đã trích khấu hao càng lớn. Do đó để đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ ta phải căn cứ vào hệ số hao mòn TSCĐ.

Hệ số hao mòn TSCĐ có thể tính chung cho toàn bộ TSCĐ, có thể tính riêng cho từng loại TSCĐ. Bằng cách so sánh hệ số hao mòn cuối kỳ so với đầu năm của toàn bộ cũng như của từng loại TSCĐ sẽ thấy được sự biến động về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ ở doanh nghiệp. Mặt khác ngay ở thời điểm đầu năm và cuối kỳ có thể so sánh hệ số hao mòn giữa các loại TSCĐ với nhau để thấy rõ tình trạng kỹ thuật của từng loại, trên cơ sở đó quyết định hướng đầu tư cho hợp lý. Phương hướng chung nhằm giảm thấp hệ số hao mòn TSCĐ là phải tích cực đổi mới TSCĐ cũ đã đến hạn thanh lý, trang bị thêm TSCĐ mới, sửa chữa lớn kết hợp với hiện đại hóa TSCĐ cũ.

KẾT LUẬN

TSCĐ là một trong ba yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất. Nó quyết định đến số lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành, từ đó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường.

" Tổ chức công tác kế toán TSCĐ" ở doanh nghiệp sản xuất không phải là một vấn đêf mới mẻ, nhưng đây là một vấn đề lớn, phức tạp mà các nhà quản lý đã đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn.

Việc theo dõi đầy đủ kịp thời tình hình tăng giảm, giá trị hao mòn TSCĐ và phân tích tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ là nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý và hạch toán TSCĐ. Tổ chức hạch toán và phân tích tốt, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ mà còn có ý nghĩa thiết thực trong quá trình định hướng đầu tư cho sản xuất.

Toàn bộ các nội dung và các ý kiến đề xuất đã trình bày trong chuyên đề thực tập với góc nhìn của một học viên khoa kế toán doanh nghiệp thực tập tại xí nghiệp May 27/7 Hà Nội. Giữa lý luận và thực tế luôn luôn có một khoảng cách. Vì thế bài chuyên đề này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Do thời gian nghiên cứu ngắn, kiến thức còn hạn chế, em mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các anh chị phòng kế toán xí nghiệp May 27/7 Hà Nội.

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN BAO BÌ 27/7 HÀ NỘI – XÍ NGHIỆP MAY ... 2

1 1..11..KKhhááiinniiệệmmvvààđđặặccđđiiểểmmccủủaaTTSSCCĐĐ.. ... 2 1 1..11..11..VVaaiittrròò ccủủaaTTSSCCĐĐvvààyyêêuuccầầuuqquuảảnnllýýTTSSCCĐĐ ... 3 1 1..11..22..PPhhâânnllooạạiiTTSSCCĐĐ. ... 5 .

1.2. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ ... 8

1.2.1. Sự cần thiết phải trích khấu hao TSCĐ ... 8

1.2.1.Chứng từ và thủ tục ban đầu: ... 10

1.3. Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình tại bộ phận sử dụng:... 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN BAO BÌ 27/7 HÀ NỘI - XÍ NGHIỆP MAY ... 25

2.1. Tổng quan về Công ty ... 25

2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển ... 25

2.1.2.Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp ... 28

2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. ... 32

2.1.4.Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán: ... 33

2.2. Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty... 34

2.2.1.Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình: ... 34

2.2.2.Kế toán biến động giảm TSCĐ hữu hình ... 38

2.2.3.Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình: ... 45

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP MAY 27/7 HÀ NỘI ... 48

3.1.1. Những ưu điểm. ... 48

3.1.2. Những tồn tại cần khắc phục. ... 49

3.2 Ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tscđ tại xí nghiệp may 27/7 Hà Nội. ... 49

3.2.1. Đẩy nhanh việc thanh lý, nhượng bán những TSCĐ không cần dùng nhằm thu hồi vốn, tránh ứ đọng vốn. ... 50

3.2.2. Hoàn thiện công tác kế toán sửa chữa lớn TSCĐ. ... 50

3.2.3. Hoàn thiện công tác phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ. ... 51

Một phần của tài liệu Kế toán TSCĐ hữu hình tại chi nhánh công ty TNHH nhà nước một thành viên bao bì 277 hà nội – xí nghiệp may (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)