Tài khoản di động

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ gia tăng trên nền tảng truyền hình di động (Trang 58)

Tài khoản di động là một phương pháp trả tiền giúp cho người đăng ký điện thoại di động thanh toán dịch vụ với số điện thoại di động. Việc đặt hàng được tạo ra sẽ được tính trong hoá đơn điện thoại di động. Ban đầu, nó được thiết kế để mua các dịch vụ như là: âm nhạc, nhạc chuông và trò chơi. Nhưng trong tương lai, tài khoản di động được mong đợi sẽ kết nối với các thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ cung cấp

khả năng mua các mục được định giá cao hơn giống như vé máy bay hay vé xem phim. Tài khoản di động mở ra cho tất cả các khách hàng của mạng điện thoại di động mà không cần quan tâm loại thiết bị cầm tay nào được sử dụng. Nó cũng giúp cho người sử dụng tạo ra các giao dịch qua biên giới quốc gia.

2.9. Kết luận về giải pháp truyền dữ liệu IP

Giải pháp truyền dữ liệu theo phương thức IP trên công nghệ DVB-H là phương thức truyền nội dung bản tin IP trong hệ thống truyền quảng bá của mạng truyền hình số. Để đảm bảo tín hiệu truyền hình có thể thu và phát trên các thiết bị đầu cuối có một số yêu cầu về mặt vật lý và thương mại được đưa ra như yêu cầu về các giao thức truyền, yêu cầu về nội dung, dịch vụ…

Trong chương này cũng đã mô tả mô hình hoạt động chính trong giải pháp truyền dữ liệu IP bằng cách sử dụng sơ đồ các điểm tham chiếu và thực thể kết hợp với biểu đồ luồng thông báo cho từng hoạt động chính trong mô hình: cấu hình dịch vụ, phân phát nội dung, mã hóa và thanh toán dịch vụ, các hoạt động về chỉ dẫn điện tử.

Phần cuối chương đưa ra 3 mô hình cho việc thanh toán gồm có: thanh toán thông qua hệ thống tin nhắn ngắn, thông qua tiền di động, thông qua tài khoản di động.

CHƯƠNG 3 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIA TĂNG TRÊN NỀN CÔNG NGHỆ DVB-H

3.1. Yêu cầu chung với các dịch vụ gia tăng

Phần nghiên cứu này sẽ được bắt đầu bằng việc tập hợp các yêu cầu ở mức cao cho một ứng dụng phần mềm mà có khả năng cung cấp sự tương tác với truyền hình di động. Những yêu cầu này là kết quả của các thành quả thu được từ các dự án trước, kết quả của các cuộc gặp mặt với các nhà chuyên môn, các cuộc gặp gỡ riêng, việc nghiên cứu các bài giảng theo một phạm vi rộng và tham gia vào các buổi hội thảo. Vì thế, những yêu cầu được tổng kết là những yêu cầu quan trọng nhất được lựa chọn. Chỉ có những yêu cầu ở tầng cao quan trọng nhất về sự tương tác là được đề cập đến trong luận án này. Những yêu cầu được cho dưới đây:

• Sự ứng dụng sẽ cung cấp các khả năng tải tệp.

• Những thanh biểu ngữ lớn sẽ cung cấp cho người sử dụng các quảng cáo ấn tượng mạnh.

• Các thanh biểu ngữ lớn sẽ có khả năng cung cấp chức năng đặt hàng với ít lần bấm nhất.

• Ứng dụng sẽ đề nghị việc tìm kiếm theo từ khoá và theo nội dung có liên quan.

• Ứng dụng cung cấp khả năng “trò chuyện”.

• Chỉ dẫn dịch vụ điện tử sẽ được chọn lọc theo các sở thích của người sử dụng.

3.2. Đặc tả yêu cầu với dịch vụ gia tăng cho truyền hình di động

3.2.1. Mô tả hệ thống

Từ bây giờ, ứng dụng phần mềm được thiết kế sẽ được xem như là “phần mềm chạy đa phương tiện di động”, nó cung cấp các phương tiện để đặt hàng một số lượng lớn các dịch vụ trong cùng ứng dụng. Đặc điểm chính của “phần mềm chạy đa phương tiện di động” là nó có thể sử dụng các kênh truyền thông khác nhau

để thực hiện các đặt hàng và vì vậy, cung cấp sự tương tác dễ hiểu đối với người sử dụng.

Các dịch vụ có thể là các loại khác nhau, chúng được liệt kê trong chỉ dẫn dịch vụ điện tử. Chỉ dẫn dịch vụ điện tử được truyền quảng bá qua các mạng truyền hình số, nhưng nó cũng có thể được khôi phục lại qua một kênh truyền thông khác như GPRS. Khi người sử dụng mở chỉ dẫn dịch vụ điện tử, danh sách các dịch vụ đã được chọn lọc và được chỉ cho người sử dụng theo sở thích của họ. Nhiều dịch vụ được liệt kê trong chỉ dẫn dịch vụ điện tử được truyền đại chúng, nhưng người sử dụng cần phải có các khoá mã hoá để giải mã và sử dụng chúng. Các khoá mã hoá được xem như “các quyền nội dung” được đặt hàng từ điều hành viên dịch vụ qua một kênh truyền thông khác. Sự tương tác được thêm vào và nội dung mà không được truyền quảng bá cũng có thể được cung cấp theo cách này.

Hơn nữa, “phần mềm chạy đa phương tiện di động” hiển thị rất nhiều thanh biểu ngữ cho người sử dụng. Các dịch vụ quảng cáo theo các thanh biểu ngữ này liên quan tới các dịch vụ hiện thời đang sử dụng và theo sở thích của người sử dụng

Thông thường những thanh biểu ngữ này không được truyền quảng bá nhưng siêu dữ liệu miêu tả chúng lại được chứa trong chỉ dẫn dịch vụ điện tử. Với siêu dữ liệu của các thanh biểu ngữ, các thanh biểu ngữ được yêu cầu từ điều hành viên dịch vụ qua một kênh truyền thông và được hiển thị sau đó.

3.2.2. Các mục tiêu thương mại

Mục tiêu chính của “phần mềm chạy đa phương tiện di động” là để cung cấp các dịch vụ mà chúng có liên hệ lẫn nhau. Những dịch vụ này tương tác một cách dễ hiểu với người sử dụng. Danh sách các dịch vụ và rất nhiều dịch vụ được phân phát phần lớn như là nội dung IP qua việc truyền quảng bá hình ảnh số [5]. Các dịch vụ thêm vào và các quyền nội dung được đặt hàng nhờ việc sử dụng các kênh truyền thông khác nhau.

Ứng dụng kỳ diệu này cung cấp lợi ích cho người sử dụng, các điều hành viên dịch vụ và những người cung ứng nội dung.

Người sử dụng sẽ được đề nghị một lựa chọn rất rộng các dịch vụ, các dịch vụ được đề nghị theo sở thích riêng của người sử dụng và các dịch vụ cộng đồng

như “trò chuyện” cũng được cung cấp. Điều hành viên dịch vụ sẽ thu được lợi ích từ dung lượng sử dụng tăng lên của các kênh truyền thông tế bào và hệ thống quảng cáo của riêng nó. Hơn nữa, nhờ việc đề nghị một lựa chọn rộng các dịch vụ nó có thể thu hút các khách hàng mới. Lòng tin của khách hàng được tăng lên nhờ việc đưa ra các dịch vụ tuỳ chỉnh theo ý khách hàng. Cuối cùng, những người cung ứng nội dung thu lợi từ việc đề nghị các dịch vụ của họ cho một cơ số các khách hàng tiềm năng của họ. Thêm vào đó, nó cung cấp sự lựa chọn rộng hơn các dịch vụ cho người sử dụng.

Hình 3.1: Ngữ cảnh của “trình hiển thị phương tiện di động”

3.2.3. Phần mềm/ phần cứng ngoại vi.

Phần mềm chạy đa phương tiện di động tương tác vừa gián tiếp vừa trực tiếp với phần cứng ngoài quan trọng cho dưới đây:

• Thiết bị đầu cuối khách người sử dụng, những thiết bị được sử dụng để duyệt qua và lựa chọn các dịch vụ.

• Mạng DVB, là mạng mà nội dung và siêu dữ liệu được truyền đại chúng.

• Các mạng GSM, GPRS và W-CDMA, được sử dụng để cung cấp các phương tiện truyền thông giữa thiết bị đầu cuối di động và quản trị dịch vụ để đưa ra yêu cầu, nhận nội dung và quyền truy cập nội dung.

Phần mềm chạy đa phương tiện di động tương tác với phần mềm đầu cuối di động qua các thành phần quan trọng sau:

• Một trình duyệt web, được sử dụng để hiển thị và truy cập vào các liên kết web.

• Phần mềm nhúng trong các thiết bị đầu cuối.

3.3. Xây dựng hệ thống.

Trong phạm vi của luận văn, chỉ mô tả các thành phần có nội dung và chức năng được nối trực tiếp với nhau, tương tác với nhau sẽ được giải thích chi tiết.

3.3.1. Mô hình ca sử dụng

Nhìn ở mức cao hơn, “trình hiển thị phương tiện di động” có các yêu cầu về mặt chức năng sau. Khi áp dụng “trình hiển thị phương tiện di động”, nó có khả năng nhận các dòng truyền dữ liệu IP và lưu các chỉ dẫn dịch vụ điện tử. Nếu chỉ dẫn dịch vụ điện tử không có sẵn qua việc truyền đại chúng, “trình hiển thị phương tiện di động” sẽ tìm lại nó qua một kênh truyền thông luân phiên. Sau khi chỉ dẫn dịch vụ điện tử đã có sẵn, “trình hiển thị phương tiện di động” mở ra một trình duyệt. Người sử dụng có thể chọn các dịch vụ để đặt hàng hoặc tiêu thụ từ chỉ dẫn dịch vụ và tìm kiếm các dịch vụ khác. Khi một dịch vụ đang được sử dụng, “trình hiển thị phương tiện di động” sẽ hiển thị các thanh biểu ngữ cho người sử dụng. Người sử dụng có thể nhấn vào các thanh biểu ngữ để đặt hàng dịch vụ được quảng cáo. Hơn nữa, “trình hiển thị phương tiện di động” có các “phòng trò chuyện” để người sử dụng có thể đăng nhập, tìm các phòng trò chuyện và “trò chuyện”. Cuối cùng người sử dụng có thể tuỳ chỉnh hiện trạng của nó theo sở thích. Hình 3.2 chỉ ra một bảng tóm tắt các trường hợp sử dụng cho “trình hiển thị phương tiện di động”.

Hình 3.2: Mô hình ca sử dụng

3.3.2. Trường hợp sử dụng dịch vụ đặt hàng

Khi một người sử dụng muốn sử dụng hoặc đặt hàng một dịch vụ, người đó sẽ xem chỉ dẫn dịch vụ điện tử hoặc là nhấn vào một thanh biểu ngữ. Thành công của trường hợp sử dụng này đảm bảo rằng người sử dụng được phê chuẩn và được làm hoá đơn, nội dung và quyền nội dung được nhận thành công và dịch vụ tuỳ theo sẽ được đưa ra. Bởi vì các mô hình thương mại khác nhau cho phép người sử dụng truy cập tới các dịch vụ theo các cách khác nhau. Những yêu cầu cần thiết để phát ra dịch vụ có thể thay đổi. Phụ thuộc vào dịch vụ được chọn, một dịch vụ đặc biệt có thể yêu cầu, ví dụ : tải tệp, các quyền nội dung các khoá để giải mã nội dung, hoặc bản thân nội dung. Hình 3.3 chỉ ra dịch vụ đặt hàng

Mô tả kịch bản:

1. Người sử dụng chọn một dịch vụ.

2. Hệ thống lấy từ định danh của dịch vụ được chọn.

3. Kiểm tra quyền nội dung phần mềm, kiểm tra xem nội dung có sẵn hay không?

4. Hệ thống xác định hiện trạng của người sử dụng để truy xuất thông tin lập hoá đơn và phương pháp trả tiền.

5. Hệ thống yêu cầu quyền nội dung hoặc nội dung, và gửi thông tin lập hoá đơn tới điều hành viên dịch vụ qua một kênh truyền thông. 6. Điều hành viên dịch vụ thực hiện vụ giao dịch và đáp lại bằng việc

gửi các nội dung được yêu cầu hoặc quyền nội dung tới phần mềm đầu cuối.

7. “Trình hiển thị nội dung” ghi nhận dịch vụ được đặt hàng theo sở thích của người sử dụng trong hiện trạng người sử dụng.

8. Hệ thống đưa ra ứng dụng theo đúng yêu cầu.

Biểu đồ tuần tự (trong trường hợp quyền nội dung đang sẵn có)

3.3.3. Trường hợp sử dụng hiển thị chỉ dẫn dịch vụ quảng cáo

Phần mềm đầu cuối hiển thị một đề tựa có liên quan tới dịch vụ đang hoạt động hiện thời và có liên quan tới những sở thích được xác định trong lược tả. Các thanh biểu ngữ được hiển thị có thể hoạt động giống như các nút đặt hàng tới tất cả các dịch vụ được mô tả trong chỉ dẫn dịch vụ điện tử hoặc cung cấp sự tương tác. Siêu dữ liệu thanh biểu ngữ miêu tả các thanh biểu ngữ được định vị trong chỉ dẫn dịch vụ điện tử. “Trình hiển thị phương tiện phương tiện di động” sử dụng siêu dữ liệu thanh biểu ngữ để yêu cầu thanh biểu ngữ từ điều hành viên dịch vụ. Thành công của trường hợp sử dụng này đảm bảo rằng một sự tìm kiếm cho các thanh biểu ngữ được thực hiện trong chỉ dẫn dịch vụ điện tử, thanh biểu ngữ được yêu cầu và được nhận trong trường hợp thanh biểu ngữ không có sẵn, và được hiển thị tới người sử dụng. Hình 3.5 chỉ ra thanh biểu ngữ hiển thị sử dụng sơ đồ.

Hình 3.5: Biều đồ ca sử dụng hiển thị chỉ dẫn dịch vụ Mô tả kịch bản:

1. “Trình hiển thị phương tiện di động” hỏi “User Profile” đề biết dịch vụ nào được sử dụng và biết được sở thích của người sử dụng.

2. “Trình hiển thị phương tiện di động” tìm kiếm chỉ dẫn dịch vụ điện tử để truy lục tới siêu dữ liệu thanh biểu ngữ. Dịch vụ đang dùng và sở thích của người sử dụng được sử dụng như một bộ lọc để tìm kiếm.

3. “Trình hiển thị phương tiện di động” yêu cầu các thanh biểu ngữ từ điều hành viên dịch vụ.

4. Điều hành viên dịch vụ đáp lại bằng cách gửi thanh biểu ngữ.

5. “Trình hiển thị phương tiện di động” nhận và lưa trữ các thanh biểu ngữ. 6. “Trình hiển thị phương tiện di động” hiển thị các thanh biểu ngữ.

Hình 3.6: Biều đồ ca sử dụng hiển thị thanh biểu ngữ quảng cáo

3.3.4. Trường hợp sử dụng việc nhấn các thanh biểu ngữ

Khi người sử dụng nhấn vào một đề tựa, “trình hiển thị phương tiện di động” phát ra một dịch tương ứng với đòi hỏi của thanh biểu ngữ. Ví dụ, nếu một thanh

biểu ngữ là một thanh biểu ngữ web, “trình hiển thị phương tiện di động” sẽ mở một trình duyệt web. Sự thành công của trường hợp sử dụng này đảm bảo rằng ứng dụng tương ứng cho thanh biểu ngữ sẽ được phát ra và thông tin chính của thanh biểu ngữ được ghi. Một bản ghi các thanh biểu ngữ được nhấn được giữ lại để cung cấp một dịch vụ tuỳ chỉnh theo ý khách hàng.

Mô tả kịch bản

1. Người sử dụng nhấn vào thanh biểu ngữ.

2. “Trình hiển thị phương tiện di động” lấy từ định danh của thanh biểu ngữ. 3. “Trình hiển thị phương tiện di động” phát ra ứng dụng được đòi hỏi. 4. “Trình hiển thị phương tiện di động” ghi thông tin về thanh biểu ngữ vào

mục sở thích của người sử dụng trong “user Profile”.

Nói một cách tổng quát, các thanh biểu ngữ có thể phù hợp với 5 phạm trù phụ thuộc vào chức năng của chúng. Tuy nhiên, nó có thể thực thi các đề tựa mà sử dụng các ứng dụng khác nhau sẽ được miêu tả trong quá trình nghiên cứu này.

Thanh biểu ngữ cung cấp thông tin, nó không cung cấp sự tương tác. Loại thanh biểu ngữ này được sử dụng để hiển thị một quảng cáo tĩnh hoặc một thông báo tĩnh. Thông báo tĩnh này có thể là những báo động tin tức hoặc thông tin bổ sung có liên quan tới dịch vụ.

Thanh biểu ngữ đặt hàng, nó nhằm vào việc đặt hàng một dịch vụ. Khi thanh biểu ngữ được nhấn, nó tạo ra một yêu cầu đặt hàng. Các chi tiết về cách thức đặt hàng dịch vụ cũng như chi phí của nó được xác định trong chỉ dẫn dịch vụ điện tử.

Thanh biểu ngữ Web, nó được liên kết tới trang Web. Khi một thanh biểu ngữ Web được nhấn, nó đòi hỏi rằng trang web được liên kết phải mở với ứng dụng trình duyệt web.

Thanh biểu ngữ bầu chọn, nó được sử dụng để đưa ra các lá phiếu. Khi thanh biểu ngữ này được nhấn nó sẽ gửi phiếu thông qua một kênh truyền thông.

Thanh biểu ngữ hỏi/đáp, nó được sử dụng để cung cấp sự tương tác. Khi thanh biểu ngữ được nhấn, nó cung cấp tương tác tới người sử dụng bằng cách hiển thị một tập các câu hỏi có thể được chứa trong cùng thanh biểu ngữ.

Kịch bản mở rộng cho các trường hợp:

• Thanh biểu ngữ là cung cấp thông tin và không cung cấp sự tương tác.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ gia tăng trên nền tảng truyền hình di động (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)