Mô hình chỉ số Z:

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị tài chính: phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải (TCO) (Trang 34 - 35)

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

a/ Mô hình chỉ số Z:

Công thức: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 Trong đó: X1: Tỷ số tài sản lưu động / tổng tài sản

X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại / tổng tài sản

X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế / tổng tài sản

X4: Tỷ số giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/giá trị sổ sách của tổng nợ X5: Tỷ số doanh thu / tổng tài sản

Thông số Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

X1(TSLĐ / Tổng tài sản) 0.287 0.286 0.349 0.463 0.445

X2(LN giữ lại / Tổng tài sản) 0.077 0.107 0.138 0.103 0.122

X3 (LN trước lãi vay và thuế / Tổng tài sản)

0.093 0.125 0.126 0.129 0.143

X4 (Giá trị thị trường của VCSH / Giá trị sổ sách của tổng nợ)

0.495 0.445 0.211 0.161 0.115

X5 (Doanh thu / Tổng tài sản)

0.630 0.762 0.811 0.659 0.638

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 +0,64X4+ 0,999X5 0,64X4+ 0,999X5

● Nhận xét:

Ta thấy trong năm 2012, chỉ số Z của công ty khá thấp (< 1,8), điều này cho thấy trong giai đoạn này công ty nằm trong vùng nguy hiểm và có nguy cơ phá sản cao. Nhưng từ năm 2013 đến năm 2016 thì chỉ số Z có sự cải thiện (1,8 < Z < 2,99), cho ta thấy nguy cơ phá sản đã giảm xuống dù với mức chỉ số này, công ty vẫn đang nằm trong vùng cảnh báo.

(Vì theo Altman:

+ Z< 1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao;

+ 1.8 < Z < 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản;

+ Z > 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.)

Để tăng chỉ số Z, chúng ta cần tăng từng tử số và giảm mẫu số của từng chỉ số X bên trên, Quan sát 5 chỉ số X ta thấy Tổng tài sản là mẫu số của 4 chỉ số X1, X2, X3 và X5. Do đó, nếu công ty có thể cắt giảm được tổng tài sản mà vẫn giữ vững quy mô, hiệu quả hoạt động thì chắc chắn chỉ số Z sẽ tăng lên rõ rệt. Vì thế doanh nghiệp cần phải rà soát thật kỹ để tìm ra những tài sản không hoạt động, tức là tài sản không góp phần trực tiếp hay gián tiếp tạo ra doanh số. Nếu bán chúng đi, công ty sẽ giảm được các mẫu số của 4 chỉ số X nói trên, và đồng thời cũng có thể tăng tử số của một vài chỉ số khác. Bên cạnh đó, những tài sản không có nợ hay nợ ít, khi bán chúng đi, công ty sẽ nhận thêm được tiền mặt, khi đó Vốn lưu động (tử số của X1) sẽ tăng lên, làm cho chi phí khấu hao cũng sẽ giảm xuống, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng (tức là tử số của X2 và X3 cũng tăng theo).

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị tài chính: phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải (TCO) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)