Phương pháp xác định ngày bắt đầu/kết thúc của GMMH khu vực Tây

Một phần của tài liệu Bài tập lớn Hoàn lưu khí quyển (Trang 26 - 28)

định bắt đầu gió mùa mùa hè. Từ các kết quả tổng quan trong Chương 1 cho thấy, có nhiều chỉ tiêu khác nhau trong xác định bắt đầu gió mùa mùa hè cho một khu vực nào đó:

- Chỉ tiêu gió mực 850 hPa (Suranjana Saha và Kshudiram Saha, 1980; Joanna Syroka và Ralf Toumi, 2004; Wang, B., LinHo và Y. Zhang, 2004; Phạm Thị Thanh Hương và nnk, 1999; Trần Quang Đức, 2011; Nguyễn Đăng Mậu và nnk, 2016);

- Sử dụng chỉ tiêu về lượng mưa (Singh, N., and A. A. Ranadem, 2010; Kitoh and Uchiyama, 2006; Phạm Thị Thanh Hương, 1999);

Trần Quang Đức (2011) cho rằng có thể sử dụng các chỉ số gió mùa mùa hè là chỉ tiêu xác định ngày bắt đầu gió mùa mùa hè. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ tiêu gió vĩ hướng mực 850 hPa để đánh giá xu thế biến đổi và biến động ngày bắt đầu gió mùa màu hè ở Việt Nam. Trần Việt Liễn (2012) cho rằng, chỉ số gió mùa là một dạng của chỉ số khí hậu dung để phản ảnh một cách đặc trưng nhất 25 diễn biến của gió mùa trên các khu vực khác nhau. Tác giả cho rằng, các chỉ số gió mùa mùa hè liên quan hoàn lưu gió là phù hợp hơn cả cho khu vực Việt Nam. Phạm Thị Thanh Hương và cs. [2], đã đề xuất sử dụng chỉ tiêu trung bình trượt 5 ngày của lượng mưa và gió vĩ hướng ở mực 850hPa để xác định thời điểm bắt đầu gió mùa mùa hè cho khu vực Tây Nguyên. Trong đó, nếu lượng mưa trung bình trượt 5 ngày vượt ngưỡng 25 mm hoặc gió vĩ hướng ở khu vực Tây Nguyên chuyển từ đông sang tây thì được coi là bắt đầu gió mùa mùa hè.

Bùi Minh Tuân và Nguyễn Minh Trường (2013) [9] cũng xây dựng chỉ số mưa, chỉ số gió tây và chỉ số gradient nhiệt độ mực trên cao để xác định được ngày bắt đầu gió mùa mùa hè ở Nam Bộ. Tác giả cho rằng, chỉ số gió tây là là chỉ số tối ưu nhất, và chỉ số gió tây được xác định là trung bình của trường gió vĩ hướng mực 850hPa tại khu vực Nam Bộ (10 – 150N, 100 – 1100E).

Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Thị Hiền Thuận (2006) [7] cũng đã đề xuất chỉ số hoàn lưu của trường gió mực 850hPa để nghiên cứu tính biến động của GMMH khu vực Nam Bộ và mối liên quan của nó với ENSO.

Nguyễn Đăng Mậu và cs. (2016) [5] sử dụng chỉ tiêu xác định ngày bắt đầu gió mùa mùa hè là ngày đầu tiên trong hai pentad liên tiếp có gió vĩ hướng mực 850 hPa có giá trị dương. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ tiêu gió vĩ hướng ở khu

vực chỉ số gió mùa mùa hè VSMI (5oN -17oN và 100oE -110oE). Chỉ số VSMI đã thể hiện được sự thay đổi của hoàn lưu quy mô lớn của gió mùa mùa hè Châu Á. Bên cạnh đó, mối quan hệ với lượng mưa khu vực Tây Nguyên cũng khá tốt.

Từ các phân tích trên cho thấy, việc sử dụng chỉ tiêu gió vĩ hướng mực 850 hPa làm chỉ tiêu xác định bắt đầu gió mùa mùa hè cho khu vực Tây Nguyên là phù hợp. Các tác giả cho rằng, bắt đầu gió mùa mùa hè là khi hoàn lưu gió vĩ mực 850 hPa chuyển từ đông sang tây. Do trong thời kỳ bắt đầu gió mùa mùa hè, hoàn lưu đới gió tây thường có biến động và không ổn định, đặc biệt là trước khi gió mùa bắt đầu. Do vậy, chỉ tiêu bắt đầu gió mùa mùa hè được ứng dụng là khi gió vĩ hướng mực 850hPa trung bình trên khu vực tây nguyên chuyển từ âm sang dương (gió đông sang gió tây) và duy trì trong hai pentad liên tiếp. Khi đó, ngày bắt đầu gió mùa mùa hè là ngày đầu tiên trong pentad đầu của hai pentad liên tiếp duy trì gió tây ở mực 850 hPa. Chỉ tiêu này được lựa chọn dựa trên kế thừa kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Trường và nnk (2010) và Nguyễn Đăng Mậu và nnk (2016).

Một phần của tài liệu Bài tập lớn Hoàn lưu khí quyển (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)