Đặc điểm trường gió trong thời kỳ bắt đầu GMMH

Một phần của tài liệu Bài tập lớn Hoàn lưu khí quyển (Trang 30 - 35)

Khía cạnh cơ bản nhất của thời kì bắt đầu gió mùa mùa hè là sự đảo ngược của hoàn lưu gió quy mô lớn, đó là sự xuất hiện của gió tây nhiệt đới mực thấp thay thế cho dòng gió đông từ áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương. Hoàn lưu gió mực thấp và trên cao được trình bày ở hình 3.2 và hình 3.3 cho ta thấy rõ quá trình tiến triển của dòng gió tây và sự đảo ngược của hoàn lưu gió mực thấp cũng như trên cao.

Ta thấy xuyên suốt 11 pentad từ pentad-5 đến pentad+5 là quá trình phát triển của đới gió tây nhiệt đới từ xích đạo tới bán đảo Đông Dương, sau đấy vượt qua bán đảo Đông Dương và biển Đông hợp với dòng gió ở rìa phía Bắc của áp cao Bắc Thái Bình Dương. Thời điểm trước khi bắt đầu gió mùa mùa hè ở Tây Nguyên, từ pentad-5 đến pentad -3, hoàn lưu chi phối khu vực Tây Nguyên và biển Đông là áp cao Bắc Thái Bình Dương. Do chịu sự chi phối của dòng giáng áp cao cận nhiệt đới nên nhìn

phối không có nhiều thay đổi so với pentad-2. Tuy nhiên, đới gió tây ở vùng xích đạo Ấn Độ Dương cũng như khu vực vịnh Bengal có dấu hiệu mạnh lên và thổi sang khu vực bán đảo Đông Dương, hoàn lưu của áp cao Bắc Thái Bình Dương cũng dần thu hẹp lại nhưng vẫn chi phối khu vực Tây Nguyên

Đến pentad bắt đầu gió mùa mùa hè (pentad0) ta có thể thấy đới gió tây nhiệt đới vùng xích đạo Ấn độ Dương đã phát triển mạnh lên rất nhiều cả về cường độ lẫn phạm vi và đã thay thế hoàn toàn hoàn lưu của áp cao cận nhiệt đới ở khu vực bán đảo đông Dương cũng như khu vực Tây Nguyên. Lúc này hoàn lưu của áp cao Bắc Thái Bình Dương không còn chi phối khu vực Tây Nguyên nữa và rút lui dần về phía đông. Cường độ của đới gió tây nhiệt đới lúc này khoảng 2-3m/s.

Sau khi bắt đầu gió mùa mùa hè, ở pentad+1 đới gió tây đã mở rộng và dịch chuyển lên phía bắc với cường độ khá mạnh khoảng 5m/s và chi phối hoàn lưu gió khu vực Tây Nguyên nhưng với cường độ yếu hơn khoảng 2-3m/s do gặp dòng phân kì của áp cao Bắc Thái Bình Dương nên bị suy yếu. Từ pentad+2 đến pentad+5, hoàn lưu và cường độ của đới gió tây phát triển mạnh mẽ có khi lên đến 10m/s và bao trùm toàn bộ khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên tốc độ gió tây ở khu vực nghiên cứu là khá yếu. Ở thời điểm này, hoàn lưu của áp cao cận nhiệt đới TTBD hoàn toàn không còn ảnh hưởng đến khu vực Tây Nguyên và rút lui về phía đông. Ta có thể thấy sự thay đổi hoàn lưu xảy ra một cách đột ngột và rõ rệt nhất ở pentad-1 đến pentad+1. Có thể thấy quá trình đảo ngược hoàn lưu ở đây diễn ra rất nhanh chóng.

Khác với đặc trưng hoàn lưu mực thấp, hoàn lưu mực cao trong thời kỳ bắt đầu gió mùa mùa hè ở Tây Nguyên thể hiển một hình thế gần như trái ngược với mực thấp. Hình 3.3 cho thấy được sự thay đổi của hoàn lưu trên cao đại diện là mực 200hPa

Hình 3 3. Hoàn lưu mực 200hPa (m/s) trung bình các pentad thời kỳ trước bắt đầu GMMH

Từ hình 3.3 ta thấy, thời điểm trước khi bắt đầu gió mùa mùa hè, từ pentad-5 đến pentad-3 bao trùm hoàn lưu trên cao khu vực Tây Nguyên là một vùng hội tụ. Sang pentad-2 đến pentad-1 vùng hội tụ trên cao có xu thế dịch chuyển lên phía bắc. Lúc này ở tầng thấp như đã phân tích ở trên thì khu vực Tây Nguyên vẫn chịu sự chi phối của đới gió đông từ áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương (dòng giáng).

Đến pentad0, thì vùng hội tụ đã dịch chuyển rất mạnh lên phía bắc, tuy vẫn còn một phần ở bắc Tây Nguyên, nhưng nhìn chung, ta có thể thấy một phần khu vực Tây Nguyên lúc này chịu sự thống trị của gió đông bắc (dòng phân kì).

Từ pentad+1 đến pentad+5, vùng hội tụ trên cao đã dịch chuyển hoàn toàn lên phía bắc, và khi đó khu vực Tây Nguyên hoàn toàn chịu sự thống trị của hình thế mùa hè (sự phân kì ở mực cao). Rõ ràng nhất là lúc này trên mực 200hPa hướng gió chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên là trường gió đông đông. Lúc này, trường gió đông trên cao được tăng cường và hình thành lên dòng vượt xích đạo thổi từ bán cầu bắc xuống bán cầu nam. Kết hợp đặc điểm của cả hai hệ thống hoàn lưu cho thấy, cấu trúc khí quyển giai đoạn này giống như một vòng khép kín với sự phát triển lên phía bắc của

Một phần của tài liệu Bài tập lớn Hoàn lưu khí quyển (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)