Ngày bắt đầu gió mùa mùa hè được đặc trưng bởi sự thay thế đột ngột mùa khô bởi mùa mưa và sự đảo ngược của hoàn lưu quy mô lớn. Ngày bắt đầu gió mùa mùa hè đồng thời cũng là ngày bắt đầu mùa mưa ở khu vực Tây Nguyên. Do đó, ngoài việc sử dụng chỉ số gió vĩ hướng để xác định ngày bắt đầu GMMH thì chỉ số mưa cũng là một chỉ số được dung phổ biến. Mặc dù trong phạm vi khu vực, gió tây và mưa xuất hiện là không đồng thời ở tất cả các khu vực, tuy nhiên xét trên phạm vi quy mô lớn thì chúng vẫn xuất hiện một cách đồng thời cả hai yếu tố.
Hình 3 4. Lượng mưa trung bình (mm/ngày) trung bình các pentad thời kỳ trước bắt đầu GMMH
Kết quả cho thấy, sự dịch chuyển của dải mưa gió mùa mùa hè – khẳng định sự chuyển mùa đột ngột từ mùa khô sang mùa mưa và phù hợp với sự thay đổi của gió.
Trước khi gió mùa mùa hè bắt đầu (từ Pentad-5 đến pentad-1): Từ pentad-5 đến pentad-4, dải mưa gió mùa mùa hè hầu như không xuất hiện trên miền phân tích, dải mưa lớn chỉ xuất hiện ở khu vực xích đạo.
Từ pentad-3 đến pentad-1, dải mưa lớn nhanh chóng mở rộng lên phía Bắc, qua lãnh thổ Malaysia, Nam Thái Lan kéo sang đến một phần diện tích khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên trong khoảng thời gian này, sự di chuyển của dải mưa không có sự ổn định, vẫn có ảnh hưởng của một số nhiễu động khác.
Đến pentad0 (bắt đầu gió mùa mùa hè), dải mưa lớn đã mở rộng cả khu vực rộng lớn bao gồm cả Tây Nguyên lên tới khu vực Trung Trung Bộ.
Sau khi gió mùa mùa hè bắt đầu (từ Pentad+1 đến Pentad+5): ta thấy đến Pentad+1 dải mưa lớn gần như mở rộng và bao trùm toàn bộ khu vực Việt Nam và nối liền với dải mưa lớn ở khu vực phía Nam Trung Quốc thành một dải mưa lớn liên tục. Ở pentad+2 dải mưa có thu hẹp lại hơn ở phần phía bắc nhưng vẫn bao trùm cả khu vực Tây Nguyên.
Từ pentad+3 đến pentad+5, dải mưa lớn vẫn bao trùm khu vực Tây Nguyên và hầu khắp biển Đông. Có thể thấy, sau pentad bắt đầu gió mùa mùa hè mưa ở khu vực
Như đã nói ở trên gió mùa mùa hè bắt đầu ở khu vực Tây Nguyên cũng đồng thời là thời điểm bắt đầu mùa mưa ở khu vực này, bên cạnh những thay đổi rõ rệt ở trường mưa quy mô lớn thì số liệu mưa tại trạm cũng đã cho thấy được sự tương đồng và khá phụ hợp với đặc điểm mưa quy mô lớn. Đặc điểm mưa quan trắc tại trạm được mô tả trên hình 3.5 cho thấy, lượng mưa ở khu vực Tây Nguyên nhìn chung đều có sự tăng lượng mưa và phù hợp với mưa quy mô lớn. Cụ thể, có 8 trạm trên 12 trạm lượng mưa vào pentad0 đạt trên 38 5mm/ngày. Các trạm Kon Tum, Pleiku, Buôn Hồ, Đà Lạt, Liên Khương lượng mưa có xu hướng tăng dần từ pentad-5, đến thời điểm trước pentad bắt đầu khoảng một đến hai pentad thì lượng mưa tăng đột ngột và đạt chỉ tiêu trên 5mm/ngày.
Hình 3 5. Lượng mưa (mm/ngày) quan trắc tại trạm trung bình các pentad thời kỳ trước bắt đầu GMMH
Ví dụ như ở trạm Kon Tum lượng mưa pentad-5 là khoảng 3,9mm/ngày, nhưng đến pentad-1 thì lượng mưa đạt 5,6mm/ngày và ở pentad0 thì lượng mưa là 6,5mm/ngày. Sau pentad0 thì lượng mưa vẫn tăng mạnh trong khoảng một đến ba pentad sau khi bắt đầu (pentad+1,+2,+3) ở các trạm như Kon Tum, Pleiku, Đà Lạt. Tuy nhiên, ở trạm Buôn Hồ và Liên Khương lượng mưa sau khi bắt đầu có dấu hiệu 39 giảm dần nhưng vẫn đạt ngưỡng chỉ tiêu. Một số trạm như Ayunpa, Buôn Ma Thuật và MĐrắk thì lượng mưa thời kì trước khi bắt đầu gió mùa có xu thế tăng giảm không nhất quán, nhưng đến pentad0 thì lượng mưa lại tăng lên một cách đột ngột. Như trạm Buôn Ma Thuật thời kì trước khi bắt đầu lượng tăng từ pentad-5 đến pentad- 3 sau đó giảm và tăng mạnh ở pentad0 (8mm/ngày). Ngoài những trạm trên thì có một số trạm lượng mưa không có xu thế thay đổi đột ngột vào pentad0 như trạm Đắk Nông, Bảo Lộc lượng mưa đều lớn trên 5mm/ngày ở tất cả các pentad hay trạm Đắk Tô và An Khê thì lượng mưa lại giảm ở pentad0 không đạt chỉ tiêu gió mùa bắt đầu.
Vì Tây Nguyên là khu vực có địa hình khá phức tạp đồi núi đan xen và hầu như là các cao nguyên nên mưa ở đây lượng mưa chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu như: địa hình, nhiễu động,….Nhìn chung, lượng mưa quan trắc ở các trạm trong khu vực Tây Nguyên thời kỳ bắt đầu gió mùa mùa hè cũng có kết quả tương tự như mưa quy mô lớn
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trung bình thời kỳ 1981-2010, gió mùa mùa hè bắt đầu hoạt động ở khu vực Tây Nguyên vào pentad thứ 26,9 (khoảng ngày 14, 15 tháng 5).
Trong giai đoạn 1981-2010, bắt đầu gió mùa mùa hè biến động khá rõ ràng, với độ lệch tiêu chuẩn là 3 pentad (15 ngày). Tuy nhiên, biến động giữa năm đến sớm nhất và muộn nhất (biên độ biến động) là khá lớn. Trong đó, bắt đầu gió mùa mùa hè sớm nhất vào pentad thứ 20 (ngày 10 tháng 4 năm 1992 và 1997; gió mùa mùa hè đến muộn nhất vào pentad thứ 33 (ngày 14 tháng 6 năm 2004). Biến động bắt đầu gió mùa mùa hè lớn hơn trong giai đoạn trước năm 2000, biến động ít hơn sau năm 2000.
Trong thời kỳ 1981-2010, pentad bắt đầu gió mùa mùa hè ở khu vực Tây Nguyên có xu thế tăng nhẹ. Hay nói cách khác, thời điểm bắt đầu hoạt động của gió mùa mùa hè ở khu vực Tây Nguyên có xu thế đến muộn dần.
Hoàn lưu gió mực 850 hPa trước khi bắt đầu GMMH là sự thống trị của đới gió đông từ áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương, trong và sau khi bắt đầu GMMH thì hoàn lưu gió thay đổi hoàn toàn là sự bao trùm của đới gió tây nhiệt đới.
Hoàn lưu gió mực 200 hPa, trái ngược với hoàn lưu mực thấp, thời điểm trước khi bắt đầu GMMH trên khu vực Tây Nguyên được bao trùm bởi vùng hội tụ gió. Đến khi bắt đầu và sau đó thì vùng hội tụ đã di chuyển lên phía bắc và thay vào đó là vùng phân kì bao trùm toàn bộ khu vực Tây Nguyên.
Cần phải đẩy mạnh các nghiên cứu gió mùa trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Thực tế, các nghiên cứu về dự tính gió mùa mùa hè đã được rất nhiều tác giả trên thế giới quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu về dự tính gió mùa mùa hè ở Việt Nam còn hạn chế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hướng Điền, Trần Công Minh (2000), Tính chu kỳ và tương quan giữa lượng mưa và độ kéo dài của thời kỳ gió mùa mùa mùa hè trên lãnh thổ Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài, mã số: QT 98-13, Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Phạm Thị Thanh Hương và Trần Trung Trực (1999), Nghiên cứu mở đầu gió mùa mùa hè trên khu vực Tây Nguyên – Nam Bộ và mối quan hệ của nó với hoạtđộng ENSO, Báo cáo tổng kết đề tài, Tổng cục khí tưởng thủy văn, 80 trang
3. Chu Thị Thu Hường (2018), “Nghiên cứu sự dịch chuyển mùa của các hệ thống gió mùa và ảnh hưởng của nó đến sự biến động thời tiết trên khu vực việt nam”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ.
4. Trần Việt Liễn (2008), “Chỉ số gió mùa và việc sử dụng chúng trong đánh giá mối quan hệ mưa - gió mùa ở các vùng lãnh thổ Việt Nam,phục vụ yêu cầu nghiên cứu và dự báo gió mùa”. Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa họclần thứ 10, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường
5. Nguyễn Đăng Mậu, Nguyễn Văn Thắng, Mai Văn Khiêm, Lưu Nhật Linh, Nguyễn Trọng Hiệu (2016), Nghiên cứu chỉ số gió mùa mùa hè cho khu vực ViệtNam, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 662, tr.1-7
6. Trần Công Minh (2003), Khí tượng synop nhiệt đới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Thị Hiền Thuận (2006), Đề xuất chỉ số hoàn lưu gió mùa để nghiên cứu tính biến động của gió mùa mùa hè ở Nam Bộ, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 545, 5/2006, 1 – 10
8. Nguyễn Thị Hiền Thuận (2006). Sử dụng số liệu quan trắc và số liệu tái phân tích trong nghiên cứu hoạt động của gió mùa mùa hè ở Nam Bộ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 544, 4/2006, 18 – 26.
10. Inoue. T., and H. Ueda (2011), Delay of the first transition of Asian summer monsoon under global warming condition, Sola, 7, 81 – 84.
11. Jin H., Jinchi Z., Zengxin Z., Shanlei S., Jian Y. (2012), “Simulation of extrem precipitation indices in the Yangtze river basin using statistical downscaling method (SDSM)”, Theoretical and Applied Climatology 108, pp. 325-343, Doi 10.1007/s00704-011-0536-3.
12. Liang, J. Y., S. S. Wu, and J. P. You (1999), The research on variations of onset time of the SCS summer monsoon and its intensity, Chin. J. Trop. Meteor., 15, 97–105
13. Peng Liu, Qian Yongfu và Huang Anning (2009), “Impacts of Land Surface and Sea Surface Temperatures on the Onset Date of the South China Sea Summer Monsoon”, Advances in aTnospheric sciences, Vol. 26, No 3/2009, pp. 493-502.
14. Nguyen Dang Quang et al (2014), “Variations of monsoon rainfall: A simple unified index”, Geophysical Research Letters, Volume 41, Issue 2, pp. 575- 581
15. Wang B., Lin H., Zhang Y., and Lu M.M. (2004), “Definition of South China Sea monsoon onset and Cemmencement of the East Asia summer monsoon”, Journal of Climate 17, pp. 699-710.