Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản tại thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 63)

7. Kết cấu luận văn

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế

Thứ nhất, việc ban hành, triển khai thực hiện các văn bản, chính sách KTTS còn thiếu, chưa đồng bộ

Thị xã chƣa điều tra tổng thể về NLTS, cũng nhƣ mối liên hệ giữa năng lực KTTS và khả năng KTTS của thị xã. Vì vậy, thị xã không có cơ sở thực tế để đề ra kế hoạch tổ chức lại sản xuất trong KTTS theo quyết định của Chính phủ và UBND tỉnh Bình Định. Chính quyền địa phƣơng, chƣa chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển NLTS của địa phƣơng. Các văn bản hƣớng dẫn Luật Thủy sản chƣa kịp thời, gây những khó khăn trong hoạt động quản lý đối với KTTS ở các địa phƣơng. Công tác chỉ đạo, điều hành chƣa kịp thời, động bộ, thiếu chú trọng đến ngành KTTS, vì vậy thị xã Hoài Nhơn vẫn thiếu cơ sở pháp lý để xây dựng các văn bản về quản lý hoạt động KTTS ở địa phƣơng.

Thứ hai, bộ máy QLNN đối với KTTS tại thị xã Hoài Nhơn chưa hoàn thiện

Hiện nay, Phòng Kinh tế thị xã Hoài Nhơn là đơn vi trực tiếp giúp UBND thị xã quản lý đối với lĩnh vực KTTS nói riêng và lĩnh vực thủy sản nói chung. Với cơ cấu hiện tại gồm 1 trƣởng phòng, 2 phó trƣởng phòng và 5 chuyên viên. Phòng Kinh tế có chức năng rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực nhƣ nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phát triển nông thôn, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khoa học - công nghệ, thƣơng mại. Tuy nhiên, chỉ có 1 chuyên viên đảm nhận riêng về lĩnh vực thủy sản, chủ yếu

thực hiện việc thống kê, báo cáo.

Ngoài ra, có Trạm khuyến nông thuộc Phòng Kinh tế, chức năng khuyến ngƣ của trạm nay còn chƣa thể hiện rõ, chủ yếu chờ đợi vào sự phối hợp và chỉ đạo ở cấp trên, nên việc quản lý còn thụ động, công tác khuyến ngƣ còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, đội ngũ nhân sự trong Trạm khuyến nông của thị xã còn thiếu nhiều ngƣời chuyên về lĩnh vực thủy sản, không đảm bảo chuyên môn.

Cấp xã là cấp hành chính gần dân nhất, và cũng theo quy định thì cấp xã phải có cán bộ khuyên nông, khuyến ngƣ. Tuy nhiên, với 6 xã, phƣờng ven biển, thì trình độ của các cán bộ khuyến ngƣ, khuyến nông này không đảm bảo và vai trò của họ trên thực tế không đƣợc thể hiện rõ.

Bên cạnh đó, vai trò của Đồn Biên Phòng Tam Quan Nam trong quản lý KTTS vẫn còn mờ nhạt, thể hiện rõ nhất ở việc rất ít khi phát hiện các trƣờng hợp KTTS trái phép, mà trên thực tế thì diễn ra tƣơng đối nhiều. Vai trò của đồn biên phòng tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về KTTS cũng nhƣ kiểm tra các giấy tờ trong hoạt động KTTS. Do đó, tác giả cho rằng, đồn biên phòng vẫn chƣa thực hiện hết vai trò của mình, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thứ ba, trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa thực sự phát triển, nguồn vốn để tài trợ cho phát triển kinh tế nói chung, ngành thủy sản và KTTS nói riêng hạn chế, khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngƣời dân con nhiều khó khăn do không nắm đƣợc điều kiện, thủ tục, cũng nhƣ năng lực của cán bộ thẩm định hạn chế nên số tàu đƣợc phê duyệt và đƣợc bàn giao trên thực tế vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣ dân. Bên cạnh đó, về phía ngân hàng cho vay vốn thì họ chƣa thực sự chủ động, nhiệt tình tiếp nhận và giải quyết kịp thời đối những ngƣ dân đăng ký đóng tàu mới, tiếp nhận hồ sơ nhƣng không kiểm tra, kéo dài thời gian trả lời kết quả.

Thứ tư, năng lực thực thi quản lý, kểm tra, giám sát hoạt động KTTS còn thiếu, cụ thể: Nguồn lực để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn của Phòng Kinh tế về KTTS là không đảm bảo, một mặt là thiếu nhân lực chất lƣợng, thực sự có chuyên môn trong việc lên kế hoạch, cũng nhƣ xây dựng nên các quy định quản lý thuộc thẩm quyền của thị xã trong quản lý KTTS, mặt khác là thiếu kinh phí để cho bộ máy có thể hoạt động. Cho nên, công việc chủ yếu của thị xã là thống kê, báo cáo lên cấp trên, việc quản lý chƣa thực sự rõ, đặc biệt là trong hoạt động BVNL thủy sản. Nhân lực làm việc trong các tổ chức, cơ quan liên quan đến KTTS nhƣ Đồn biên phòng, Trạm khuyến nông thị xã, cũng nhƣ các cán bộ, công chức cấp xã thiếu kiến thức về KTTS, chƣa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Thứ năm, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về KTTS chưa thực chất, ý thức của ngư dân còn chưa tốt, có thể vì cuộc sống khó khăn nên họ vẫn phải vi phạm hoặc có những hành vi do cố ý, vì sức răn đe pháp luật về việc x lý các hành vi này tại thị xã Hoài Nhơn chƣa đƣợc đƣa vào thực tế hay chƣa có văn bản cụ thể để x phạt. Ví dụ thực tế: tình trạng cố tình xâm phạm lãnh hải các nƣớc láng giềng KTTS bất hợp pháp diễn ra ở thị xã vẫn còn diễn ra bởi chế tài x phạt chƣa thật mạnh, chỉ có 1 quy định là tại Nghị định 42/2019/NĐ-CP thì đối với hành vi này s bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi bị nƣớc ngoài bắt thì tàu thuyền cũng s bị tịch thu, cho nên, việc mất đi tài sản và bị phạt số tiền lớn là không khả thi, ngƣ dân s không thể nộp phạt, do đó, cá nhân tác giả cho rằng, quy định này khó mà triển khai trong tình hình hiện nay.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI THỊ XÃ HOÀI

NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1. Dự báo về hoạt động khai thác thủy sản

Thứ nhất, thay đổi về phương pháp, công cụ và quản lý trong hoạt động KTTS

Thế giới đang bƣớc vào quỹ đạo phát triển mới do tiến bộ khoa học – công nghệ diễn ra với tốc độ cao, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này thay đổi phƣơng thức sản xuất và thay đổi phƣơng pháp, công cụ quản lý trong nhiều lĩnh vực. Việt Nam đang đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ QLNN nhƣ thực hiện chính phủ điện t , dịch vụ hành chính công trực tuyến (cấp độ 3, cấp độ 4).

Tự do hóa thƣơng mại, mở c a diễn ra với tốc độ, trình độ phát triển ở mức cao với sự ra đời các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới. Trong thƣơng mại quốc tế ngày nay, nhất là với các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới, các hàng rào thuế quan ngày càng giảm xuống, thậm chí là giảm về mức 0 , trong khi các hàng rào kỹ thuật ngày càng tăng và yêu cầu ngày càng cao. Đối với lĩnh vực thủy sản, việc gia nhập thị trƣờng quốc tế ngày càng gắn với các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

Khu vực Đông Á và Đông Nam Á đang xảy ra những xung đột về tranh chấp lãnh thổ, nhất là tranh chấp trên biển, dẫn đến những tiềm ẩn rủi ro và ảnh hƣởng tới KTTS trên biển Đông của các tỉnh ven biển miền Trung nói chung và của ngƣ dân thị xã Hoài Nhơn nói riêng.

Việt Nam là một trong những nƣớc chịu ảnh hƣởng mạnh m tác động của biến đổi khí hậu. Các tỉnh miền Trung của Việt Nam lũ lụt, bão xảy thƣờng xuyên hơn, ngày càng nặng hơn, phạm vi không gian và thời gian

lớn hơn. Tình trạng này ảnh hƣởng tới các ngành kinh tế và với hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản với đặc trƣng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên dễ bị tổn thƣơng trƣớc các biến động của thời tiết.

Vì vậy, Chính phủ đã và đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc đổi mới nội dung, phƣơng thức QLNN nói chung và trong lĩnh vực thủy sản và KTTS nói riêng. Yêu cầu đặt ra là cần tăng cƣờng du nhập công nghệ tiên tiến trong hoạt động KTTS từ một số nƣớc nhƣ: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Nga và các nƣớc tại khu vực Đông Nam Á: Thái Lan, Malaysia, Indônêxia … có đặc điểm ngƣ trƣờng tƣơng tự nhƣ nƣớc ta. Chú trọng những tàu có công suất lớn đƣợc áp dụng công nghệ bảo quản mới nhƣ: bảo quản bằng nƣớc biển lạnh, s dụng hầm cách nhiệt, s dụng hệ thống dàn lạnh trong các khoang chứa... Các loại vật liệu tổng hợp nhân tạo đƣợc nghiên cứu làm vỏ tàu, dự báo s đƣợc ngƣ dân s dụng trong thời gian tới. Ứng dụng công nghệ viễn thám, định vị vệ tinh trong công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động của tàu cá, nhằm BVNL và môi trƣờng sống của các loài thủy sinh trên các vùng biển; trang thiết bị, máy dò cá và công nghệ đánh bắt.

Thứ hai, dự báo về KTTS

Giai đoạn 2021-2025, tăng sản lƣợng KTTS nuôi, giảm sản lƣợng KTTS tự nhiên nhằm bảo đảm khai thác phù hợp với trữ lƣợng NLTS, hạn chế rủi ro thiên tai và nhất là chấm dứt tình trạng đánh bắt bất hợp pháp để đảm bảo nguồn nguyên liệu thủy sản có chất lƣợng, hợp pháp phục vụ chế biến xuất khẩu.

Bảng 3.1. Dự báo nguồn lợi thủy sản ở vùng biển Việt Nam năm 2025 Đơn vị tính: Tấn T T Vùng biển Loài cá Trữ lƣợng Tỷ lệ (%) Khả năng khai thác Tỷ lệ (%) 1 Vịnh Bắc Bộ Cá nổi nhỏ 433.000 15,72 173.200 15,75 Cá đáy 144.319 12,38 74.535 12,74 2 Miền Trung Cá nổi nhỏ 595.000 21,61, 238.000 21,64 Cá đáy 592.150 50,81 296.075 50,61 3 Đông Nam Bộ Cá nổi nhỏ 770.800 27,99 308.300 28,03 Cá đáy 304850 26,16 152.425 26,05 4 Tây Nam Bộ Cá nổi nhỏ 945.000 34,32 378.000 34,36 Cá đáy 123.992 10,64 61.996 10,60 5 Giữa Biển Đông Cá nổi nhỏ 10.000 0,36 2.500 0,23 Cá đáy 1.156.032 22,78 462.413 21,53 Tổng cộng Cá nổi nhỏ 2.753.800 54,26 1.097.900 51,13 Cá đáy 1.165.311 22,96 587.131 27,34 Cá nổi lớn 1.156.032 22,78 462.413 21,53 Toàn vùng biển 5.075.143 100.00 2.147.444 100,00

Nguồn:Viện Nghiên cứu hải sản Việt Nam

Tập trung nâng cao tỷ lệ khai thác, chế biến các sản phẩm thủy sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh, xây dựng và bảo vệ thƣơng hiệu cho hàng thủy sản Việt Nam tại các thị trƣờng xuất khẩu trọng điểm. Phát triển khai thác, xuất khẩu thủy sản theo hƣớng đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu: tôm, cá tra, cá basa, cá ngừ, cua, ghẹ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ…

Đối với thị xã Hoài Nhơn đến năm 2025 dự báo tổng sản lƣợng KTTS đạt 85.000 tấn. Giá trị kim ngạch xuất - khẩu đạt 65 triệu USD. Tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng đạt 60-70 . Năm 2030 sản lƣợng KTTS đạt 120.000 tấn, trong đó: sản lƣợng khai thác xa bờ 100.000 tấn, khai thác gần bờ 15.000 tấn. Đội tàu KTTS có công suất > 90 CV chiếm trên 90 . Giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 115 triệu USD.

3.2. Quan điểm và phƣơng hƣớng phát triển khai thác thủy sản tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

3.2.1. Quan điểm về khai thác thủy sản tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định Bình Định

KTTS cần phải phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thị xã; phù hợp với quy hoạch, chiến lƣợc phát triển thủy sản của cả nƣớc và tỉnh.

KTTS dựa trên cơ sở lợi thế về địa lý, ƣu thế về tiềm năng thủy sản trên địa bàn thị xã; KTTS gắn với nhu cầu của thị trƣờng, có tính cạnh trạnh và khả năng hội nhập quốc tế.

Gắn kết chặt ch hoạt động KTTS với bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia, đảm bảo công tác an sinh xã hội đối với cộng đồng ngƣ dân.

Kết hợp chặt ch giữa tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế trong hoạt động KTTS. Khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo và phát triển NLTS, bảo vệ môi trƣờng sinh thái nhằm duy trì sản xuất bền vững.

Nâng cao năng lực QLNN về KTTS trên cơ sở có sự tham gia của các tổ chức KTTS và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.

3.2.2. Phương hướng phát triển khai thác thủy sản tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Thị xã Hoài Nhơn đã tập trung xây dựng và ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về “Tiếp tục đầu tư phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới”. Theo đó, s tập trung lãnh đạo, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu nhƣ sau:

Một là, đẩy mạnh quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế biển. Tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/01/2018 của Ban Chấp hành

Trung ƣơng Đảng (khóa XII) về “Chiến lƣợc phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045”. Cùng với đó, s chú trọng tuyên truyền, giáo dục về Luật Thủy sản, Nghị Định số 26, Nghị định số 42 của Chính phủ về quy định x phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, Chỉ thị số 45 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống KTTS bất hợp pháp. Thực hiện nhất quán nguyên tắc: Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trƣờng bền vững.

Hai là, chú trọng công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế biển theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Tập trung thực hiện quy hoạch chi tiết 1/500 Cảng cá, Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và dịch vụ hậu cần nghề cá Tam Quan đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời triển khai quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù, các dự án khu đô thị, khu thƣơng mại, dịch vụ mới gắn với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng dọc bờ biển. Trƣớc mắt, tập trung hoàn thành tuyến đƣờng kết nối từ Quốc lộ 1A (cũ) đến Gò Dài; dự án Quảng trƣờng biển; nâng cấp, mở rộng các tuyến đƣờng nối từ Quốc lộ 1A hƣớng ra biển; hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đƣờng ĐT 639 đoạn qua địa bàn thị xã. Xúc tiến đầu tƣ xây dựng Cảng cá Tam Quan đạt loại 1. Tăng cƣờng nạo vét khơi thông c a biển Tam Quan đảm bảo an toàn cho tàu thuyền ra vào.

Ba là, phát triển lĩnh vực khai thác và nuôi trồng hải sản theo hướng bền vững. Khuyến khích đầu tƣ cải hoán tàu cá, trang thiết bị hàng hải, ngƣ lƣới cụ hiện đại, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và ngƣ dân khi ra khơi đánh bắt. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lƣợng hoạt động các tổ - đội đoàn kết, nghiệp đoàn nghề cá; đẩy mạnh khai thác kiêm nghề; khai thác có báo cáo, có trách nhiệm theo quy định. Trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản s tập trung đầu tƣ, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng

vùng nuôi tôm; triển khai rộng rãi mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGap.

Bốn là, đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ ven biển. Khuyến khích phát triển công nghiệp đóng tàu theo hƣớng hiện đại; nâng cấp, mở rộng quy mô thu mua, chế biến hải sản. Tập trung kêu gọi đầu tƣ dự án xây dựng nhà máy chế biến sâu hải sản. Đẩy mạnh phát triển các loại hình thƣơng mại, dịch vụ, hậu cần nghề cá; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhất là chuỗi cá ngừ đại dƣơng; phát triển thƣơng hiệu sản phẩm đặc trƣng miền biển. Chú trọng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản tại thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)