Đánh giá chung quản lý nhà nƣớc đối với khai thác thủy sản tại thị xã

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản tại thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 56)

7. Kết cấu luận văn

2.4. Đánh giá chung quản lý nhà nƣớc đối với khai thác thủy sản tại thị xã

tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

2.4.1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2016 – 2020, QLNN về KTTS tại thị xã Hoài Nhơn đạt đƣợc những kết quả cơ bản sau:

Thứ nhất, việc triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thủy sản nói chung và KTTS nói riêng của thị xã có nhiều chuyển biến, KTTS ngày càng khẳng định đƣợc vị thế, vai trò trong phát triển ngành thủy sản và kinh tế nông nghiệp, nhiều cơ chế, chính sách của Trung ƣơng, của Tỉnh, của địa phƣơng đƣợc thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển

ngành KTTS tại thị xã. Mặt khác, công tác phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành thủy sản đƣợc UBND thị xã quan tâm đầu tƣ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tổ chức khai thác, sản xuất phù hợp với định hƣớng phát triển chung của địa phƣơng, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.

UBND thị xã đã thực hiện cụ thể hóa và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để quản lý, điều hành hoạt động của ngành KTTS bƣớc đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động KTTS. Thủ tục hành chính đối với sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động KTTS nói riêng đang từng bƣớc đƣợc cải thiện. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủy sản và ngƣ dân ngày càng chủ động hơn trong việc tiếp cận các văn bản, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của ngành thủy sản và KTTS.

Thứ hai, công tác quản lý các hoạt động khai thác và BVNL thủy sản đã đƣợc chính quyền địa phƣơng chú trọng; thời gian qua thị xã Hoài Nhơn phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản, KTTS theo đúng định hƣớng chung của Chính phủ và của Tỉnh. Cơ sở hạ tầng nông thôn từng bƣớc đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣ trƣờng học, trạm y tế, chợ, giao thông… tạo điều kiện nhà ở, nƣớc sinh hoạt, điện đƣợc đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các xã, phƣờng ven biển đƣợc nâng lên. Nhiều dự án đầu tƣ đang đƣợc triển khai xây dựng, bƣớc đầu đem lại hiệu quả, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo. Đã thành lập đƣợc 680 TĐK khai thác với hơn 2000 tàu thuyền tham gia, mặc dù bị sự quấy phá của tàu nƣớc ngoài, nhƣng đa số ngƣ dân vẫn quyết tâm bám biển, thể hiện ý thức và hành động bảo vệ chủ quyền biển đảo đƣợc nâng lên rất nhiều.

Thứ ba, công tác quản lý đăng ký, đăng kiểm tàu cá đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, theo quy định của pháp luật. Chi cục Thủy sản đã chú trọng, từ kiểm tra an toàn tàu cá đóng mới, lẫn tàu cải hoán đến giám sát việc gia hạn

hàng năm theo đúng quy chuẩn; đảm bảo 100 tàu cá đƣợc trang bị thiết bị an toàn đầy đủ trƣớc khi xuất bến; trong đó đặc biệt chú trọng việc kiểm định chất lƣợng máy thủy khi thay, lắp, qua đó, đã hạn chế đƣợc tai nạn tàu cá trên biển và các hành vi vi phạm nhƣ: KTTS sai vùng; không kết nối thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá; không thông báo ban quản lý cảng cá trƣớc 1 giờ trƣớc khi tàu cá cập bến hoặc xuất bến; không ghi đầy đủ nhật ký KTTS; không trang bị đầy đủ trang thiết bị an toàn tàu cá; đánh dấu nhận biết tàu cá sai quy định; vi phạm quy định về đăng ký tàu cá; không có chứng chỉ thuyền trƣởng, máy trƣởng theo quy định; không có tên trong sổ danh bạ thuyền viên tàu cá, không mang theo giấy tờ tùy thân. Công tác đăng ký tàu cá cũng đƣợc ngành Thủy sản tăng cƣờng triển khai nhiều giải pháp, nhƣ: không cấp giấy phép cho tàu hành nghề lƣới kéo (giã cào); rà soát số lƣợng tàu cá đã đƣợc mua bán, chuyển nhƣợng để quản lý chặt ch , tránh trƣờng hợp tàu cá mang số hiệu Bình Định nhƣng không “chính chủ” vi phạm vùng biển các nƣớc khác… Qua đó, giữ ổn định số lƣợng tàu cá của tỉnh theo quy hoạch tổng thể đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thứ tư, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tổ chức hƣớng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc trong lĩnh vực thủy sản từ thị xã đến cơ sở đƣợc chú trọng. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, dự án phát triển thủy sản của thị xã có tiến bộ hơn, điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động KTTS, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về thủy sản trên địa bàn.

Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động KTTS đƣợc duy trì thƣờng xuyên, góp phần ổn định, an toàn, đẩy mạnh các hoạt động KTTS giữ gìn kỷ cƣơng pháp luật trong hoạt động KTTS trên địa bàn thị xã. Thƣờng xuyên tổ chức các đợt kiểm tra hoạt động của các chủ tàu cá nhằm

phát hiện và x lý kịp thời những hành vi vi phạm, đƣa hoạt động KTTS hoạt động đúng quy định mang tính hiệu quả và bền vững.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc từ hoạt động QLNN đối với KTTS thì vẫn còn những hạn chế:

Thứ nhất,xây dựng kế hoạch quản lý KTTS

Thực hiện Quyết định 375/2013/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính Phủ về việc phê duyệt đề án tổ chức lại sản xuất trong KTTS. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 2288/2013/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án tổ chức lại sản xuất trong KTTS tỉnh Bình Định. Các huyện, thành phố phải có kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch theo quyết định 375 của Chính phủ và quyết định 2288 của UNND tỉnh. Tuy nhiên, UBND thị xã Hoài Nhơn chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch riêng cho mình, cho nên bị động trong việc triển khai kế hoạch theo quyết định 375 của Chính phủ và quyết định 2288 của UNND tỉnh ảnh hƣởng đến hoạt động KTTS của thị xã. Hiện nay, KTTS tại thị xã Hoài Nhơn chủ yếu vẫn mang tính tự phát, chƣa phát triển theo kế hoạch cụ thể. Thị xã chƣa đề ra những kế hoạch, chỉ tiêu riêng cho KTTS, có chăng chỉ nêu ra những nội dung mang tính khái quát, lồng ghép trong quy hoạch tổng thể hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Hoài Nhơn. Bởi thế, thị xã chỉ đánh giá đƣợc tình hình KTTS qua từng năm, đánh giá ở một số mặt nhất định cụ thể nhƣ: số lƣợng tàu, sản lƣợng khai thác..., điều này chƣa thật sự phản ánh hết thực trạng của hoạt động KTTS tại thị xã.

Mặc dù, tại chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ của huyện lần XIX về “phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo giai đoạn 2016-2020” cũng đã đề ra những mục tiêu rất rõ ràng đối với KTTS trong giai đoạn 2016-2020, nhƣng thị xã vẫn chƣa ban hành bất cứ kế hoạch nào để cụ thể hóa chƣơng trình này, đó là một trong những mặt hạn

chế rất lớn trong hoạt động quản lý ngành thủy sản nói chung và KTTS nói riêng của thị xã. Thị xã cũng chƣa ban hành quy định để triển khai chƣơng trình bảo vệ và phát triển NLTS theo Quyết định 188/2012/QĐ-TTg về phê duyệt Chƣơng trình bảo vệ và phát triển NLTS đến năm 2020.Nhìn chung, thị xã vẫn chƣa xây dựng một kế hoạch cụ thể trong quản lý KTTS mà chủ yếu dựa vào sự chỉ đạo và hƣớng dẫn của Tỉnh.

Thứ hai, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách KTTS vẫn còn những hạn chế như

Chính sách tín dụng: hiện nay chỉ có 21 tàu (18 tàu vỏ thép, 02 tàu vỏ gỗ, 1 tàu vỏ Compesit), dƣ nợ 302,137 tỉ đồng, đạt 19,1% tiếp cận ký hợp đồng giải ngân trong tổng số tàu đƣợc phê duyệt đủ điều kiện đóng mới.

Theo Điều 4, Nghị định 67 quy định, chủ tàu đóng mới tàu cá vỏ thép có thể vay vốn tối đa lên đến 95% tổng giá trị đầu tƣ. Nhƣ vậy, để đóng một con tàu vỏ thép, chủ tàu chỉ cần nộp đối ứng 5% tổng giá trị đầu tƣ, số tiền còn lại s đƣợc ngân hàng thƣơng mại cho vay. Nhà nƣớc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất theo từng năm. Tuy nhiên, Nghị định 17/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 thì chủ tàu phải bỏ 100 kinh phí đóng mới tàu cá. Sau đó nhà nƣớc s thực hiện hỗ trợ 1 lần với định mức hỗ trợ tối đa không quá 8 tỷ đồng/tàu, chính sách hỗ trợ 1 lần sau đầu tƣ đƣợc quy định trong Nghị định 17 đã mang đến nhiều thuận lợi, giúp giảm thủ tục rất nhiều so với chính sách hỗ trợ tín dụng trƣớc đây, tuy nhiên khi triển khai vào thực tế thì có vƣớng mắc ở chỗ, ngƣ dân phải tự tìm nguồn vốn để đầu tƣ, sau khi hoàn thành con tàu mới đƣợc hỗ trợ, nhân dân không có nguồn vốn đối ứng, hoặc phải vay ngân hàng thƣơng mại (có thế chấp) để đóng tàu, trong quy định chỉ áp dụng hỗ trợ cho đóng mới tàu cá bằng vỏ thép và vỏ composite. Nhƣ vậy, đóng tàu vỏ gỗ không đƣợc hỗ trợ, trong khi đại đa số ngƣ dân vẫn muốn đóng tàu bằng vỏ gỗ. Với những quy định mới này, ngƣ dân không dễ huy động nguồn vốn hay xoay sở đủ tiền để đóng tàu

Một số chủ tàu sau khi đƣợc phê duyệt danh sách đóng mới, qua tìm hiểu, có trƣờng hợp chủ tàu chuyển đổi nghề hoặc vật liệu đóng tàu nên chủ tàu phải trình lại phƣơng án để thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt nên kéo dài thời gian tiếp cận với đơn vị tín dụng

Chính sách về thuế: thuế VAT theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngƣ dân hoàn thuế VAT trong trƣờng hợp đóng tàu có công suất từ 400CV trở lên. Tuy nhiên, theo Thông tƣ số 26/2015/TT-BTC tàu đánh bắt xa bờ không thuộc đối tƣợng chịu thuế. Do vậy, đơn vị đóng tàu xuất hóa đơn cho ngƣ dân không có thuế VAT và thuế VAT liên quan đến tàu cá thì đƣợc tính vào chi phí đóng tàu nên giá thành đóng tàu của ngƣ dân tăng cao.

Chính sách đầu tư: việc xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tƣ cho hoạt động KTTS ở thị xã đã đƣợc chú trọng, tuy nhiên việc triển khai trên thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn, dẫn tới chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại, từ mùng 10 tới 18 âm lịch hàng tháng, đây là những ngày mà tàu cá cập bến để bán cá, cho nên dễ dẫn tới tình trạng thiếu nơi neo đậu, các cơ sở thu mua dù đã hoạt động hết công suất những vẫn không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế, nên có nhiều tàu phải đợi một thời gian mới bán đƣợc cá, điều này làm giảm đi chất lƣợng của cá, từ đó giá thành sản phẩm không cao, cho nên hiệu quả không nhƣ mong muốn; c a biển Tam Quan đang bị bồi lấp nghiêm trọng, việc khơi thông c a biển gặp rất nhiều khó khăn, cho nên làm cho nhiều tàu cá không vào cảng để bán cá, phải tới nơi khác; bên cạnh đó, những chiếc tàu ở các địa phƣơng khác tới cảng biển này không biết dòng nƣớc, nên dễ mắc cạn, làm thiệt hại tài sản cho ngƣ dân.

Chính sách khuyến ngư: căn cứ vào Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông thay thế cho Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông, khuyến ngƣ thì hiện nay, thị xã Hoài Nhơn chỉ tổ chức 1 Trạm khuyến nông thuộc Phòng Kinh tế, chƣa chi tiết cho hoạt động khuyến ngƣ. Bên cạnh đó, trong hoạt động khuyến ngƣ, thị xã vẫn chỉ đầu tƣ vào khuyến ngƣ trong lĩnh

vực nuôi trồng thủy sản, ít chú trọng đến khuyến ngƣ trong hoạt động KTTS.

Chính sách bảo hiểm: với 89,8% tàu cá trên 90CV trong tổng số 2345 tàu, thị xã Hoài Nhơn có tới 2106 tàu cá trên 90 CV, tuy nhiên theo số liệu thống kê thì mới chỉ có 86,6 tàu cá trên 90CV tƣơng ứng 1823 tàu đủ điều kiện để đƣợc bảo hiểm theo nghị định 67. Với những tàu cá còn lại, họ vẫn chƣa đƣợc tiếp cận với chính sách bảo hiểm mà nhà nƣớc mang lại, đây là thiệt thòi lớn cho ngƣ dân bởi KTTS tiềm tàng những nguy hiểm lớn đối với ngƣ dân và tài sản của họ, việc đƣợc tiếp cận bảo hiểm thân tàu và thuyền viên một phần nào đó s giúp họ yên tâm hơn trong việc bám biển.

Bên cạnh đó, các chủ tàu vẫn chƣa đƣợc bảo hiểm chi trả kịp thời, nên gặp khó khăn trong quá trình khôi phục hoạt động đánh bắt xa bờ. Mua bảo hiểm thì nhanh, nhƣng trì hoãn hoặc thậm chí từ chối bảo hiểm là một hạn chế trong chính sách này.

Thứ ba, công tác đăng ký, đăng kiểm đạt nhiều kết quả tích cực, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc về cấp mới, cấp lại, gia hạn giấy phép KTTS và cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán tàu cá đƣợc thực hiện theo Luật Thủy sản 2017, quy định việc cấp giấy phép KTTS trên biển theo hạn ngạch đƣợc công bố. Tuy nhiên, đến nay Bộ NN&PTNT chƣa phân bổ hạn ngạch và chƣa có hƣớng dẫn triển khai thực hiện. Số lƣợng tàu cá không đăng ký, đăng kiểm, hết hạn đặng kiểm tại thị xã vẫn còn nhiều.

Thứ tư, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về KTTS

Những năm qua, thị xã rất tập trung vào công tác tuyên truyềnphổ biến giáo dục pháp luật về KTTS, tuy nhiên hiệu quả mang lại vẫn chƣa nhƣ mong muốn, điều này thể hiện ở số tàu vi phạm lãnh hải bị bắt giữ trong vài năm vẫn còn tiếp diễn, việc khai thác, tái tạo NLTS chƣa đƣợc tuyên truyền đúng mức, dẫn đến tình trạng cạn kiệt NLTS, thể hiện rõ nhất ở sản lƣợng khai thác cá ngừ đại dƣơng năm 2020 có xu hƣớng giảm, đặt ra bài toán cho các cơ quan QLNN về việc cân bằng giữa việc khai thác và tái tạo NLTS.

Thứ năm, kiểm tra, kiểm soát hoạt động KTTS đã đƣợc tiến hành tại thị xã, nhƣng công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động KTTS vẫn chƣa thực sự quyết liệt. Nguồn lực thực hiệncông tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động KTTS chƣa đủ nên thị xã chỉ có thể phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát. Hoạt động kiểm tra, giám sát vẫn mang nặng tính hình thức, ra quân kiểu phong trào, chƣa thực hiện một cách thƣờng xuyên nên hiệu quả thấp.

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế

Thứ nhất, việc ban hành, triển khai thực hiện các văn bản, chính sách KTTS còn thiếu, chưa đồng bộ

Thị xã chƣa điều tra tổng thể về NLTS, cũng nhƣ mối liên hệ giữa năng lực KTTS và khả năng KTTS của thị xã. Vì vậy, thị xã không có cơ sở thực tế để đề ra kế hoạch tổ chức lại sản xuất trong KTTS theo quyết định của Chính phủ và UBND tỉnh Bình Định. Chính quyền địa phƣơng, chƣa chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển NLTS của địa phƣơng. Các văn bản hƣớng dẫn Luật Thủy sản chƣa kịp thời, gây những khó khăn trong hoạt động quản lý đối với KTTS ở các địa phƣơng. Công tác chỉ đạo, điều hành chƣa kịp thời, động bộ, thiếu chú trọng đến ngành KTTS, vì vậy thị xã Hoài Nhơn vẫn thiếu cơ sở pháp lý để xây dựng các văn bản về quản lý hoạt động KTTS ở địa phƣơng.

Thứ hai, bộ máy QLNN đối với KTTS tại thị xã Hoài Nhơn chưa hoàn thiện

Hiện nay, Phòng Kinh tế thị xã Hoài Nhơn là đơn vi trực tiếp giúp UBND thị xã quản lý đối với lĩnh vực KTTS nói riêng và lĩnh vực thủy sản

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản tại thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)