Sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hà Nội (Trang 53 - 55)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4. Sản phẩm du lịch

Định hướng của thành phố đối với phát triển sản phẩm du lịch cũng đã được xác định rõ tại Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung vào sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch MICE, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm và du lịch nông nghiệp. Cụ thể:

46

- Du lịch văn hóa: Phát triển các loại hình tham quan di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, tham quan phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng.

- Du lịch sinh thái: Tập trung vào các sản phẩm tham quan, nghiên cứu tìm hiểu các giá trị cảnh quan, sinh thái tại khu vực Vườn quốc gia Ba Vì; khu danh thắng Hương Sơn; khu vực núi Sóc – hồ Đồng Quan.

- Du lịch vui chơi giải trí: Hình thành các khu vui chơi giải trí gồm tổng hợp ở Sóc Sơn; Khu vui chơi giải trí mang tính khám phá thiên nhiên tại Ba Vì; Khu vui chơi giải trí thể thao ở khu vực Ba Vì hoặc Sóc Sơn; Khu vui chơi giải trí thế giới nước Hồ Tây; Khu Thiên đường Bảo Sơn.

- Du lịch MICE khai thác các sự kiện chính trị quốc tế; các sự kiện văn hóa thể thao lớn được tổ chức thường xuyên; các sự kiện du lịch: hội chợ du lịch, festival du lịch…

- Du lịch nghỉ dưỡng: Tập trung phát triển ở Ba Vì, Sóc Sơn.

- Du lịch mua sắm: Phát triển tại các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm hiện đại; các điểm du lịch làng nghề truyền thống nổi tiếng.

- Du lịch nông nghiệp: Phát triển ở các vùng ngoại thành bổ sung cho các chương trình du lịch nội đô.

Có thể thấy, định hướng phát triển sản phẩm này được đưa ra phù hợp với những tiềm năng sẵn có và những hướng phát triển sắp tới của du lịch Hà Nội, cũng như định hướng phát triển chung của cả nước. Việc tập trung phát triển hệ thống sản phẩm này cần những chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để có thể dần đưa Hà Nội trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Tuy nhiên, một nguyên nhân lớn là những tiềm năng và lợi thế du lịch chưa thực sự được khai thác hiệu quả để trở thành sản phẩm du lịch đặc thù và hấp dẫn của Hà Nội. Khách du lịch dường như vẫn chỉ coi đây là điểm dừng chân, trung chuyển bởi có đường bay quốc tế và nội địa lớn trước khi tới với những điểm đến khác ở Việt Nam. Du lịch Hà Nội đang dần mất đi lợi thế này khi các địa bàn trọng điểm du lịch đang hoàn thiện các sân bay quốc tế và

47

hạ tầng giao thông đường bộ thuận tiện. Ngoài ra, du lịch Hà Nội thời gian qua cũng đã phát triển nhưng còn nhạt nhoà, không có sản phẩm đặc trưng, thiếu điểm nhấn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Vì vậy, trước khi mất đi những lợi thế và để phát huy được những tiềm năng, Hà Nội cần chú trọng đầu tư vào xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù và đa dạng hoá để thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú tại thành phố.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hà Nội (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)